5. Bố cục đề tài
1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng
1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế
Theo Hamed Shakeriana, Hasan Dehghan Dehnavia và Fatemeh Shateri (2016), chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng trong nền công nghiệp và cạnh tranh trên tồn cầu và có khả năng sẽ là một yếu tố chính trong cạnh tranh tồn thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay
phí tăng, các yếu tố mới diễn ra, các mơ hình trong chuỗi cung ứng được u cầu phát triển tạo điều kiện cho việc ra quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Theo Ignas Masteika và Jonas Cepinskis (2015), hiện nay, các doanh nghiệp khơng cịn cạnh tranh trên các thực thể, mắc xích riêng biệt mà là cạnh tranh trên chuỗi cung ứng và áp dụng phân tích các quyết định kiểm sốt chuỗi cung ứng. Một cơng ty khơng cịn kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh phải đồng bộ hóa với các nhà cung cấp và khách hàng, và làm việc hướng tới mức độ linh hoạt cao hơn so với một công ty và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới. Có thể nói, chuỗi cung ứng là linh hồn cho mọi hoạt động, là điều kiện để tối ưu hóa, tận dụng lợi thế của từng quốc gia, từng khu vực, giúp cho nền kinh tế hoạt động liên tục và tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất có thể. Trong đó, có thể kể đến:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế khi cho ra những khái niệm, lý thuyết cụ thể về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển hiện tại, tính phổ biến hơn của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh tế thế giới thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp, quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới, làm cho thế giới trở nên phẳng hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói, chuỗi cung ứng thế giới phát triển là công cụ, là chất xúc tác tuyệt vời để liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau phát triển, tối ưu hóa hoạt động và tối thiểu hóa các rủi ro trong kinh doanh.
Thứ hai, chuỗi cung ứng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, chuỗi cung ứng là công cụ giúp các doanh nghiệp, quốc gia tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế.
Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình. Đây là hoạt động giúp tận dụng lợi thế của từng vùng, từng khu vực. Chuỗi cung ứng có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của quốc gia này, nguồn nhân cơng dồi dào, có trình độ phù hợp của quốc gia khác hay lợi thế về phân phối của một khu vực để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng.
Thứ năm, chuỗi cung ứng góp phần hình thành một văn hố hợp tác tồn diện trong kinh doanh. Chuỗi cung ứng là nhân tố giúp dần xóa bỏ biên giới của các quốc gia, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng được các lợi thế của nhau, tạo nên một chuỗi tối ưu và phát triển văn hóa hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển. Thứ sáu, chuỗi cung ứng góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng, đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Chính sự tối ưu hóa trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ dần ổn định. Các hoạt động thu thập thông tin khách hàng về nhu cầu của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thay đổi theo hướng tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên.