5. Bố cục đề tài
1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung
1.2.3. Những khó khăn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam
Chúng ta đã khai thác được nhiều điểm mạnh hiện có của ngành về lợi thế quy mô, nguồn nhân công cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Chính vì thế, ngành cá tra, cá basa Việt Nam đã có được một chỗ đứng khá tốt trên thị trường quốc tế. Trung Quốc là thị trường được đánh giá là rất tiềm năng, nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn, thuận lợi về vị trí địa lý, giao thơng thuận tiện. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong tăng trưởng nhanh, liên tục 30 - 88%, từ năm 2015 đến 2018. Tuy nhiên, với xu hướng lượng cá tra nhập khẩu ngày càng nhiều, Trung Quốc bắt đầu siết quy định về sản phẩm cũng như quota nhập khẩu mặt hàng này. Đầu tiên có thể kể đến là quy định về dư lượng photphat trong sản phẩm. Các chính sách tạm nhập tái xuất cũng gặp nhiều khó khăn hơn và đặc biệt là việc chuyển công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch cho Tổng cục Hải quan. Ngoài ra, khi muốn đăng ký bổ sung các sản phẩm xuất khẩu vào “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận nhập khẩu vào Trung Quốc”, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Lợi thế là như thế, nhưng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Trong đó có thể kể đến là các đối thủ tiềm năng trên thị trường hiện tại. Trung Quốc, một quốc gia lớn, là một thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhận thấy được tiềm năng của ngành này ở thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới, quốc gia này đang tiến hành đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành cá tra. Theo ước tính của Tạp chí Seafood Guide, sản lượng cá tra, cá basa của Trung Quốc năm 2018 đạt khoảng 25,000 – 30,000 tấn.
Hiện nay đã có hơn 20 nhà máy chế biến được đầu tư xây dựng ở Trung Quốc để chế biến nguồn cá tra nguyên liệu được nuôi trồng tại các ao nuôi đầu tư tại khu vực miền nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc chưa thể là đối thủ của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới. Nhưng công tác đẩy mạnh vào hoạt động nuôi trồng, sản
xuất, chế biến cá tra trong nước sẽ phần nào giúp Trung Quốc tự chủ nguồn hàng cung cấp, giảm phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam vẫn cịn phải chịu thuế chống bán phá giá khá cao cho thị trường Mỹ lại là một cơ hội lớn cho Trung Quốc nhảy vào cuộc đua tranh giành thị phần tại thị trường này. Bởi lẽ, mặc dù khơng có nhiều lợi thế về quy mơ, kinh nghiệm nuôi trồng, sản xuất như Việt Nam, nhưng phần thuế chênh lệch cũng tạo nên một khoảng cách lớn, giúp các đối tác tại Mỹ sẽ dần chuyển sang các nhà cung cấp tại Trung Quốc với rủi ro về thuế thấp hơn.
Nhưng, nói đi thì cũng nên xem xét lại, thời gian gần đây, cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang và dấu hiệu hạ nhiệt gần như khơng nhiều, nguy cơ gặp khó cho ngành cá tra xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc là khá lớn, và Việt Nam sẽ còn nhiều cơ hội tại thị trường tiềm năng này.
Trong khi đó, một số nước ni cá tra cũng bắt đầu thể hiện tham vọng thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ quan trọng. Lợi dụng nhu cầu đang tăng trưởng ở thị trường Trung Đông, các nước dựa trên các luật áp dụng mới để đẩy mạnh vào các thị trường mà Việt Nam bị cấm xuất khẩu. Và có thể kế đến là Hiệp hội Doanh nhân cá da trơn Indonesia đã cho ra mắt thương hiệu cá tra với khẩu hiệu "Cá tra Indonesia - sự lựa chọn tốt". Cá tra Indonesia đang được giới thiệu ra thế giới là sản phẩm được nuôi bằng chế phẩm sinh học, sử dụng nước ngầm sạch với mật độ ni thấp.
Một khó khăn khác cho cá tra Việt Nam đó là lệnh tạm ngừng nhập khẩu từ ngày 23/1/2018 của Arab Saudi, thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông năm 2017. Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Arab Saudi từng đạt giá trị 53,4 triệu USD, cao gấp đôi so với 2 thị trường lớn tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Ai Cập trong 2017. Tuy nhiên, từ khi lệnh tạm dừng nhập khẩu được ban hành, xuất khẩu sang Arab Saudi bị ngưng trệ và dường như sẽ mất thị trường đầy tiềm năng này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới một bộ phận hay toàn bộ hoạt động từ cung cấp, sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Tùy vào phương diện nhìn nhận chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng có thể không chỉ bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất mà cịn có cả nhà vận chuyển, đại lý, nhà bán lẻ và khách hàng. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng là mạng lưới phối hợp từng mắc xích lại với nhau sao cho phù hợp nhất với từng chuỗi để có thể tối ưu hóa hoạt động trong chuỗi, vận hành một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục đích chung của chuỗi cung ứng.
Cùng với sự phát triển về chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, Việt Nam cũng dần chú ý và đầu tư phát triển chuỗi cung ứng cho phù hợp với tình hình phát triển, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế. Với những đòi hỏi của thị trường, phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng trong từng doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng trong từng doanh nghiệp cũng là yếu tố đáng được quan tâm khi Việt Nam trở thành một bộ phận trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hoạt động của ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa có nhiều thay đổi, chuyển mình trong suốt giai đoạn từ khai sơ đến nay. Với những lợi thế vốn có ban đầu về địa lý, khí hậu, ngành cá tra, cá basa Việt Nam đã có được nền móng phát triển ban đầu, và với nhu cầu thị trường ngày càng tăng, ngành cá tra, cá basa Việt Nam có những phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, mà biểu hiện là kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Những động thái chung của ngành cá tra, cá basa xuất khẩu là điều kiện, là tiền đề để các doanh nghiệp như công ty TNHH MTV Trần Hân có những động lực để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình, tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN