Kiểm tra mức độ cảm nhiễm virus MBV ở tôm sú bố mẹ bằng các

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 49 - 66)

phương pháp khác nhau:

Do đặc tính của virus MBV khi cảm nhiễm ở trong mô của gan tụy tôm là có thể làm tổn thương các vùng tế bào bị cảm nhiễm cường độ cao, nên các thể ẩn MBV (Occlusion bodies) đi theo men tiêu hóa vào ruột, rồi ra môi trường theo phân. Do vậy, một số tác giả trong nước (Bùi Quang Tề, 1994) và ngoài nước (Brock 1990, Liao 1992) đã đưa ra phương pháp kiểm tra phân

Trang 40

tôm bố mẹ để xác định mức độ cảm nhiễm MBV của tôm. Tại Quảng Nam, cả hai phương pháp mô bệnh học và phương pháp kiểm tra phân đã được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ ở địa phương. Từ kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam không giống nhau ở hai phương pháp đã áp dụng. Kết quả này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8 : So sánh tỷ lệ nhiễm MBV trên tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam với hai phương pháp: mô bệnh học và soi phân

Tôm bố, mẹ chưa SS (n= 56) Tôm bố mẹ đã SS (n=72) Phương pháp kiểm tra Số mẫu bị nhiễm Tỷ lệ (%) Số mẫu bị nhiễm Tỷ lệ (%) Tổng (n=128) Soi phân 25 44,64 48 66,67 57,03% Mô bệnh học 30 53,57 55 76,39 66,40%

Bảng 8 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm sú bố mẹ tính chung khi được kiểm tra bằng phương pháp soi phân là 57,03%, trong khi đó tỷ lệ này là 66,4% khi chúng tôi áp phương pháp mô bệnh học để xác định mức độ cảm nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam. Nếu xét riêng cho tôm sú bố mẹ chưa tham gia sinh sản và đã tham gia sinh sản, thì chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ nhiễm MBV của tôm sú bố mẹ chưa tham gia sinh sản thấp hơn tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm sú bố mẹ đã tham gia sinh sản, ở cả hai phương pháp đã áp dụng. Như vậy, kết quả ở bảng trên đã cho thấy có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam giữa hai phương pháp mô bệnh học và phương pháp kiểm tra phân.

Sự sai khác này có thể là do khi lấy phân để kiểm tra chúng tôi đã không lấy được phần phân chứa thể ẩn MBV, hoặc tôm sú bố mẹ bị nhiễm MBV với cường độ thấp nên chưa đào thải thể ẩn MBV ra ngoài phân. Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận xét ban đầu của chúng tôi, cần có những nghiên cứu sâu hơn.

Trang 41

Hình 8,9 : Mô gan tôm mẹ bị nhiễm MBV

Trang 42

Hình 10: Phân tôm mẹ chứa thể ẩn MBV

( Soi trực tiếp dưới kính hiển vi, ở độ phóng đại 400X)

Hình 11: Phân tôm mẹ không chứa thể ẩn MBV

Trang 43

Hình 12,13: Mô gan tôm sú bố, mẹ bị nhiễm HPV (Tiêu bản nhuộm bằng H&E ở độ phóng đại 400X)

Trang 44

IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA SỰ LÂY NHIỄM VIRUS TỪ MẸ SANG ĐÀN ẤU TRÙNG:

IV.1. Đánh giá hiệu quả của biện pháp kiểm tra WSSV ở tôm mẹ trước khi cho tham gia sinh sản nhằm sản xuất ra đàn postlarvae không nhiễm virus WSSV:

Trong đề tài này, chúng tôi đã áp dụng biện pháp kiểm tra WSSV ở tôm mẹ trước khi cho tham gia sinh sản. Hiệu quả của phương pháp đã áp dụng được đánh giá thông qua mức độ cảm nhiễm WSSV trên postlarvae 10 ở các bể thí nghiệm nghiên cứu. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi không gặp con tôm mẹ nào (+) với virus WSSV. Do vậy, thí nghiệm trên chỉ có thể thực hiện từ các con tôm mẹ âm tính với virus WSSV. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Sự cảm nhiễm WSSV của postlarvae ở các bể thí nghiệm

Tôm mẹ Mức độ cảm nhiễm WSSV

Con số 1 (-) WSSV -

Con số 2 (-) WSSV -

Con số3 (-) WSSV -

Postlarvae được ương nuôi từ trứng của 3 con tôm mẹ (-) với WSSV, khi kiểm tra virus WSSV bằng phương pháp PCR đều cho kết quả âm tính.

Từ kết quả thực nghiệm trên, có thể rút ra nhận xét: tôm sú mẹ không nhiễm WSSV là điều kiện quan trọng để sản xuất ra đàn postlarvae không nhiễm WSSV.

IV.2. Hiệu quả các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng:

Kết quả nghiên cứu ở phần trên cho thấy tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam nhiễm MBV với tỷ lệ rất cao, nhưng nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm mẹ có nhiễm MBV hay không, hoặc nhiễm với cường độ cao hay

Trang 45

thấp, nên nguy cơ đưa tôm bố, mẹ nhiễm MBV vào tham gia sinh sản trong các trại sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam là rất lớn. Để ngăn ngừa sự lây nhiễm gián tiếp MBV từ tôm bố, mẹ sang đàn ấu trùng, chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Để đánh giá hiệu quả của việc chọn tôm mẹ tham gia sinh sản bằng phương pháp kiểm tra phân nhằm giảm mức độ nhiễm MBV ở đàn postlarvae, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm như đã trình bày ở hình 5. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 10: Kết quả của phương pháp kiểm tra phân tôm mẹ trước khi cho tham gia sinh sản.

Bể thí nghiệm Bể đối chứng Số thứ tự tôm mẹ Tỷ lệ nhiễm MBV ở PL (%) Cường độ nhiễm MBV ở PL Số thứ tự tôm mẹ Tỷ lệ nhiễm MBV ở PL (%) Cường độ nhiễm MBV ở PL Số 1 (+++) 80 (++) đến (+++) Số 4 (-) - - Số 2 (+++) 70 (++) đến (+++) Số 5 (-) - - Số 3 (+) 31,25 (+) đến (++) Số 6 (-) 23,33 (+)

Chú thích: Kiểm tra mức độ cảm nhiễm MBV ở giai đoạn postlarvae 10 bằng phương pháp kiểm tra nhanh với thuốc nhuộm malachite green.

Nhận xét: 100% những con tôm mẹ có phân tồn tại thể ẩn của MBV trong khi tham gia sinh sản đều cho ra các bể postlarvae (+) với MBV. Tỷ lệ cảm nhiễm MBV ở đàn postlarvae cao hay thấp cũng phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm thể ẩn ở phân tôm mẹ cao hay thấp. Khi xét đến cường độ nhiễm MBV trên tôm mẹ thông qua sự tồn tại thể ẩn MBV trong phân, chúng tôi nhận thấy con tôm mẹ số 3 có cường độ nhiễm MBV là +, thì đàn PL ương nuôi từ trứng của con tôm mẹ này có tỷ lệ nhiễm MBV là 31,25%,với cường độ (+) đến (++). Trong khi con số 1 và 2 cường độ nhiễm là +++, thì đàn PL do chúng sinh ra có tỷ lệ nhiễm MBV từ 70-80%, với cường độ từ (++) đến

Trang 46

(+++). Kết quả này phù hợp với các thông báo về mối liên quan giữa cường độ nhiễm MBV của tôm sú mẹ và đàn ấu trùng. Các đàn tôm mẹ có MBV (+), chắc chắn sẽ tạo ra những đàn postlarvae bị dương tính với MBV. Mức độ nhiễm MBV nặng hay nhẹ trên tôm mẹ có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễm cao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng [3].

Có 2/3 con tôm mẹ (-) với thể ẩn MBV ở phân đã sản xuất ra đàn postlarvae hoàn toàn không nhiễm MBV ở giai đoạn postlarvae 10. Chỉ có 1/3 con tôm mẹ, dù không phát hiện thấy thể ẩn MBV ở trong phân nhưng vẫn sản xuất ra đàn postlarvae (+) với MBV, nhưng tỷ lệ thấp (23,23%) và cường độ cảm nhiễm (+). Tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV trên postlarvae ở mức độ này là cho phép thả nuôi theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124: 1998 – Tôm biển – postlarvae 15 – Yêu cầu kỹ thuật- của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) qui định. Như vậy, có thể con tôm mẹ số 6 đã bị nhiễm virus MBV nhưng khi kiểm tra phân chúng tôi đã không lấy được đoạn phân chứa thể ẩn MBV, hoặc bị nhiễm MBV với mức độ nhẹ nên chưa đào thải thể ẩn MBV ra phân.

Từ kết quả của thí nghiệm trên, chúng tôi có một số nhận xét:

- Tôm mẹ khi bị nhiễm MBV thì khả năng sinh ra đàn postlarvae cũng bị nhiễm MBV là rất lớn. Mức độ nhiễm MBV nặng hay nhẹ trên tôm mẹ có quan hệ với mức độ nhiễm cao hay thấp trên đàn ấu trùng.

- Biện pháp kiểm tra phân tôm mẹ để loại đi các con tôm mẹ (+) với MBV là một biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm MBV ở đàn postlarvae. Tuy nhiên, kiểm tra phân là một thao tác rất đơn giản, dễ làm, nhưng chắc chắn hiệu quả sẽ không hoàn toàn tuyệt đối, bởi vì nếu tôm mẹ mới nhiễm MBV ở mức rất nhẹ thì việc phát hiện thể ẩn của MBV ở phân sẽ khó chính xác. Đó là lý do làm 1/3 đàn postlarvae vẫn còn (+) với MBV trong khi cả 3 con mẹ đã được biết là không phát hiện thấy thể ẩn của MBV ở phân.

Khi tôm mẹ mang virus MBV, thì trong quá trình tham gia sinh sản, thể ẩn virus MBV theo phân tôm mẹ vào môi trường bể đẻ, bể ấp, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể ấu trùng tôm qua con đường thức ăn, bắt đầu từ giai đoạn

Trang 47

Zoea, khi ấu trùng sử dụng thức ăn bên ngoài [3]. Đây là cơ sở khoa học để một số tác giả đưa ra phương pháp rửa trứng hoặc tắm Nauplius tôm sú trước khi đưa vào ương nuôi, nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm MBV từ tôm bố mẹ sang đàn ấu trùng.

Có nhiều hóa chất được thông báo là có thể sử dụng để rửa trứng hoặc tắm Nauplius tôm sú như: Formol 100-200 ppm trong 30 giây, Iodine 1-2 ppm trong 1-2 phút hoặc rửa bằng nước biển sạch trong 3-5 phút, để ngăn cản quá trình lây nhiễm virus MBV từ mẹ sang con [3].

Tại Quảng Nam, để thử nghiệm biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm sú mẹ sang đàn ấu trùng, chúng tôi đã sử dụng formol với nồng độ 150ppm để tắm nauplius trong thời gian 30 giây. Hiệu quả của biện pháp này được đánh giá thông qua mức độ cảm nhiễm MBV ở PL.10. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 11: Mức độ nhiễm MBV của postlarvae trong thí nghiệm tắm Nauplius bằng hóa chất Tắm nauplius (bể thí nghiệm) Không tắm nauplius ( bể đối chứng) Cường độ nhiễm MBV trong phân tôm

mẹ Tỷ lệ nhiễm MBV ở PL (%) Cường độ nhiễm MBV ở PL Tỷ lệ nhiễm MBV ở PL (%) Cường độ nhiễm MBV ở PL + (con 2) 0 - 46,67± 3,33 (+) đến (++) ++ (con 3) 23,33± 1,52 (+) 66,67± 3,33 (++) đến (+++) +++ (con 1) 33,33± 1,52 (+) đến (++) 100 ± 0 (++) đến (+++)

Kết quả bảng 11 cho thấy:

100% đàn postlarvae được ương nuôi trực tiếp từ nauplius không rửa bằng formol có (+) với MBV, với tỷ lệ rất cao 46,67% - 100% và cường độ

Trang 48

cảm nhiễm từ + đến +++. Tỷ lệ cảm nhiễm MBV ở đàn postlarvae này cao hay thấp cũng phụ thuộc vào cường độ nhiễm thể ẩn MBV ở phân tôm mẹ cao hay thấp.

Có 2/3 đàn postlarvae ương nuôi từ nauplius được tắm bằng formol cũng cho kết quả (+) với MBV, nhưng tỷ lệ nhiễm MBV rất thấp từ 23,33% - 33,33%, với mức độ nhiễm (+) đến (++). Chỉ có 1 đàn postlarvae (-) với MBV, khi áp dụng biện pháp rửa nauplius trước khi chuyển vào bể ương.

Khi xét đến mức độ nhiễm MBV trong phân tôm mẹ, chúng tôi nhận thấy: Con tôm mẹ số 1 và số 3 có phân chứa thể ẩn MBV ở mức độ cao từ ++ đến +++, đàn postlarvae được ương nuôi từ nauplius không tắm bằng formol của những con tôm này có mức độ nhiễm MBV khá cao: tỷ lệ nhiễm từ 66,67 % - 100%, cường độ cảm nhiễm từ + đến +++. Đồng thời nauplius của những con mẹ này có được tắm bằng formol trước khi đưa vào ương nuôi thì tôm giống vẫn bị nhiễm MBV, tuy mức độ nhiễm có thấp hơn: tỷ lệ nhiễm từ 23,33% đến 33,33% và cường độ nhiễm từ + đến ++. Trong khi đó con tôm mẹ số 2 có phân nhiễm MBV với mức độ nhẹ (+) , thì khi áp dụng kỹ thuật tắm nauplius trước khi đưa vào ương nuôi, đã cho ra đàn postlarvae có kết quả âm tính với MBV.

Từ kết quả nghiên cứu này, cho thấy biện pháp tắm nauplius bằng formol với nồng độ 150ppm trong thời gian 30 giây, trước khi đưa vào ương nuôi là một biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng. Tuy nhiên nếu tôm mẹ bị nhiễm MBV với cường độ cao thì biện này chỉ có thể làm giảm thiểu tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm MBV ở đàn postlarvae. Đó là lý do làm cho 2/3 đàn postlarvae vẫn còn (+) với MBV trong khi đã áp dụng biện pháp tắm nauplius bằng formol trước khi đưa vào ương nuôi.

Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng tại Quảng Nam, đó là kiểm tra phân tôm mẹ để phát hiện sự tồn tại của thể ẩn MBV trước khi cho tham gia sinh sản và tắm nauplius bằng formol với nồng độ 150ppm trong thời gian 30 giây trước khi đưa vào ương nuôi ấu trùng, chúng tôi có một số nhận xét:

Trang 49

- Các con tôm sú bố mẹ có phân tồn tại thể ẩn MBV, thì đàn tôm ấu trùng được sinh ra từ những con tôm bố mẹ này cũng bị nhiễm MBV. Đặc biệt khi trong phân tôm mẹ tồn tại thể ẩn MBV với cường độ cao, thì đàn postlarvae do chúng sinh ra có tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV khá cao.

- Khi tôm sú mẹ có phân nhiễm MBV với cường độ cao, thì biện pháp tắm nauplius vẫn không thể ngăn cản được sự lây nhiễm MBV từ mẹ sang đàn postlarvae mà chỉ có thể làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV ở đàn ấu trùng. Vì vậy, không nên đưa những con tôm mẹ nhiễm MBV với cường độ cao vào tham gia sinh sản nhân tạo.

Tuy nhiên cũng có trường hợp: Tôm mẹ không phát hiện thể ẩn MBV trong phân, nhưng đàn postlarvae do chúng sinh ra vẫn có thể bị nhiễm MBV, nhưng với tỷ lệ và cường độ nhiễm có thấp hơn. Vì vậy, cần kết hợp giữa biện pháp kiểm tra phân tôm mẹ trước khi cho tham gia sinh sản và rửa nauplius trước khi đưa vào ương nuôi để làm giảm thiểu tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV của đàn postlarvae.

Hình 14: Thể ẩn MBV trên gan postlarvae tôm sú (Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400X)

Trang 50

IV.3. Thí nghiệm kiểm tra khả năng lây nhiễm virus MBV theo trục ngang giữa những con tôm sú bố, mẹ nhốt chung dụng cụ:

Các biện pháp đã được áp dụng ở phần trên có tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm virus MBV gián tiếp từ mẹ sang con. Tuy nhiên khi nghiên cứu về đặc điểm lan truyền của MBV, nhiều tác giả đã khẳng định: Virus này cũng lây nhiễm theo trục ngang rất mạnh. Liao và ctv thông báo rằng, MBV có thể nằm trong các thể ẩn (occlusion bodies), theo phân tôm bị nhiễm ra ngoài môi trường, nằm ở đáy ao, bể trong nhiều năm và là nguồn lây nhiễm cho tôm khỏe theo trục ngang. Đỗ Thị Hòa (2000) đã thông báo về khả năng lây nhiễm rất nhanh theo trục ngang của MBV trên tôm sú bố mẹ trong các trại sản xuất tôm sú giống ở Miền trung.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở phần trên cho thấy mức độ cảm nhiễm MBV ở tôm sú bố mẹ đã tham gia sinh sản cao hơn tôm sú bố mẹ chưa tham gia sinh sản. Rất có thể, đó là kết quả của việc nuôi nhốt tôm bố mẹ lâu ngày và từ nhiều nguồn khác nhau trong một dụng cụ, làm MBV lây từ con này sang con khác. Từ nhận xét này, chúng tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm nuôi chung những tôm sú bố mẹ khỏe, có phân không chứa thể ẩn MBV với những con tôm sú bố mẹ có phân chứa thể ẩn MBV và xác định thời gian lây nhiễm virus MBV từ con này sang con khác, thông qua việc phát hiện thể ẩn MBV trong phân. Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện môi trường có nhiệt độ 28 – 30oc, S‰ 30‰, pH 7,8 -8. Kết quả của thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 12: Kết quả thí nghiệm theo dõi sự lây nhiễm MBV theo trục ngang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)