Mức độ cảm nhiễm các loại viru sở đàn postlarvae của tôm sú sản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 44 - 46)

III. 5.2 Xác định cường độ nhiễm

I.2.Mức độ cảm nhiễm các loại viru sở đàn postlarvae của tôm sú sản

xuất tại Quảng Nam:

Hàng năm Chi cục Thủy sản Quảng Nam thực hiện chương trình giám sát một số loài virus cảm nhiễm trên postlarvae 10-15 sản xuất tại Quảng Nam, nhằm hỗ trợ người nuôi tôm sú thương phẩm của địa phương chọn được con giống tốt, đồng thời phát hiện và loại bỏ những đàn postlarvae kém chất lượng. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng là kỹ thuật PCR để xác định mức độ cảm nhiễm của virus WSSV và kỹ thuật kiểm tra nhanh để đánh giá mức độ cảm nhiễm virus MBV, HPV ở đàn postlarvae sản xuất tại Quảng Nam. Qua 5 năm thực hiện, với 386 đàn postlarvae được kiểm tra, kết quả của chương trình này được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 5: Mức độ cảm nhiễm các loại virus ở đàn postlarvae của tôm sú sản xuất tại Quảng Nam.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm từ 2004 -2008 của Chi cục Thủy sản Quảng Nam)

Tỷ lệ nhiễm virus ở đàn postlarvae sản xuất tại Quảng Nam (%) Virus 2004 (n=98) 2005 (n=86) 2006 (n=78) 2007 (n=60) 2008 (n=64) WSSV 0 0 0 0 0 MBV 53,06 52,32 57,69 58,33 56,25 HPV 9,18 11,62 10,25 13,33 10,94 Từ bảng trên, chúng tôi có nhận xét:

Không có đàn postlarvae 10-15 nào sản xuất tại Quảng Nam bị nhiễm virus WSSV trong 386 đàn postlarvae được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR từ năm 2004 đến 2008.

Khi so sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm virus WSSV trên tôm postlarvae nhập vào khu vực Nam bộ năm 2003 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II là 8,5% năm 2001, 8,8% năm 2002, 2,6% năm 2003 [16,17], mức độ nhiễm virus WSSV trên postlarvae tôm sú tại

Trang 35

Khánh Hòa năm 2003 là 6,4% (Đỗ Thị Hòa, 2004), mức độ nhiễm virus WSSV của postlarvae 10-15 sản xuất tại Đà Nẵng năm 2005 là 2,6% (Nguyễn Thị Tường Vy, 2005), thì postlarvae sản xuất tại Quảng Nam không bị nhiễm virus WSSV. Có lẽ đây là một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu cho postlarvae của tôm sú Quảng Nam trên thị trường.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, postlarvae sản xuất tại Quảng Nam nhiễm MBV khá phổ biến từ 52,32% đến 58,33. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả này với các kết quả nghiên cứu khác, thì cho thấy tỷ lệ nhiễm MBV trên postlarvae của tôm sú tại Quảng Nam chưa phải là quá cao. Tại Khánh Hòa, tỷ lệ nhiễm MBV của postlarvae tôm sú lên tới 76,42% (Đỗ Thị Hòa, 1998); 70% ở Đà Nẵng (Đỗ Thiện Hải, 2001), trên đàn postlarvae 11-15 của tôm sú nhập vào tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh là 52,8% năm 2004 (Viện NTTS I, 2004).

Trên các mẫu postlarvae của tôm sú, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra virus HPV bằng kỹ thuật kiểm tra nhanh, trên mô ép tươi gan tụy tôm với thuốc nhuộm Giemsa. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HPV ở postlarvae tôm sú sản xuất tại Quảng Nam từ năm 2000 – 2008 là 9,18 đến 11.62%. So với tỷ lệ nhiễm HPV của đàn postlarvae sản xuất tại Đà Nẵng là 8,83% (Lê Hoàng Thúy, 2006), thì đàn postlarvae sản xuất tại Quảng Nam nhiễm HPV với tỷ lệ cao hơn.

Khi nghiên cứu con đường lây nhiễm của các loại virus này, hầu hết các tác giả đều cho rằng, các loại virus này đều có thể lây lan theo 2 trục: trục ngang và trục dọc.

Các thể ẩn của virus MBV (Occlusion bodies) có thể theo phân của tôm bố, mẹ ra môi trường bể ấp, các thể ẩn này sẽ cảm nhiễm vào tôm ấu trùng zoea qua con đường ăn uống [22].

Natividad (1992), đã cảm nhiễm virus MBV trên đàn tôm sú ấu trùng và có nhận xét: giai đoạn Zoea và Nauplius có tính trơ với MBV. Còn D. Lightner (1996) cho rằng, MBV có thể cảm nhiễm vào tôm bắt đầu từ Zoea 2 [24]. Đã có nhiều thông báo về kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm MBV trên đàn tôm bố mẹ, Liao (1992) và Chen (1992) cho rằng, tôm bố mẹ có nguồn

Trang 36

gốc từ biển bị nhiễm MBV cao hơn tôm có nguồn gốc nuôi vỗ trong ao [19, 20]. Nếu tôm bố mẹ không bị nhiễm MBV, thì mức độ nhiễm MBV ở đàn ấu trùng được ương nuôi trong bể xi măng có nhiệt độ 28-30oC là rất thấp. Điều đó có thể nói rằng, tôm ấu trùng trong bể ấp bị nhiễm MBV có nguồn gốc từ tôm mẹ là chủ yếu [20]. Các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra, chất thải từ ruột của tôm bị nhiễm MBV là nguồn virus chủ yếu trong ao nuôi và bể ấp [19].

Khi nghiên cứu mức độ nhiễm HPV của 4 trại tôm giống ở Singapore, Donald V.Lightner (1996), cho rằng mức độ nhiễm của postlarvae tôm sú là rất cao (>50%), ở 2 trại sản xuất postlarvae bằng cách cho tôm mẹ sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, mức độ nhiễm rất thấp ở 2 trại ương tôm từ con giống được vớt ngoài tự nhiên theo thủy triều (<15%). Điều đó cho thấy: HPV chủ yếu lây truyền theo trục dọc từ tôm bố mẹ sang đàn con. Virus HPV có lây nhiễm theo trục ngang, từ con này sang con khác, nhưng không phải là chủ yếu [3].

Tóm lại: Trong 5 năm từ 2004 đến 2008, với 389 đàn Postlarvae tôm sú sản xuất tại Quảng Nam được kiểm tra thì: không phát hiện đàn postlarvae nào bị nhiễm virus WSSV, nhưng bị nhiễm virus HPV từ 9,18% – 13,33% và nhiễm MBV từ 52,32% đến 58,33%.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng, các loại virus này đều có thể lây lan theo trục ngang và trục dọc (trực tiếp hoặc gián tiếp). Trong đó con đường lây nhiễm theo trục dọc, từ tôm mẹ sang đàn con là khá phổ biến.

Chính vì vậy, để thấy được mối liên quan về sự nhiễm virus WSSV, MBV, HPV ở đàn postlarvae và đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam, từ đó có các biện pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các loại virus này từ tôm sú bố mẹ sang đàn ấu trùng, thì việc nghiên cứu về sự cảm nhiễm các loại virus WSSV, MBV, HPV trên đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam là cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 44 - 46)