Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam trong 10 năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 42 - 44)

III. 5.2 Xác định cường độ nhiễm

I.1.2Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam trong 10 năm

Sau thành công đầu tiên trong sản xuất ấu trùng tôm sú (P.monodon) ở Nha Trang – Khánh Hoà năm 1988, nghề sản xuất giống nhân tạo tôm sú đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên tại Quảng Nam, các trại sản xuất tôm sú giống thật sự phát triển từ năm 1998.

Trang 33

Bảng 4: Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam

(Nguồn: Báo cáo Sở Thuỷ sản Quảng Nam hàng năm từ 1997-2007)

Năm Chỉ tiêu 1997 1998 - 1999 2000- 2002 2003- 2005 2006- 2007 Số trại giống 13 150 264 230 150 Sản lượng postlarvae

(triệu con/năm)

30 650 1.320 1.067 800

Năng suất bể

(triệu PL/m3)

0,0375 0,05 0,0625 0,075 0,1

Nhìn vào các con số tại bảng 4, chúng tôi nhận thấy, từ năm 1997 đến năm 2002 số lượng trại sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam và số lượng postlarvae sản xuất ra liên tục tăng. Tuy nhiên tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam năm 2003 đã bắt đầu giảm sút và đặc biệt đến năm 2006 số lượng trại hoạt động và sản lượng postlarvae giảm mạnh. Nguyên nhân làm số trại hoạt động sản xuất tôm sú giống ở Quảng Nam giảm đi rõ rệt vào năm 2006 là: Một số trại giống phải giải toả do qui hoạch du lịch của tỉnh như ở các xã Điện Dương, Tam Hải, một số trại bị bão đánh sập, tôm sú bố mẹ khan hiếm và giá cả cao hơn các năm, dịch bệnh xuất hiện nhiều; thị trường tiêu thụ khó khăn; chi phí sản xuất cao nhưng giá thành postlarvae bán ra lại quá thấp (có những thời điểm giá PL.15 giảm xuống còn 5 đồng/con), dẫn đến nhiều trại thua lỗ kéo dài, không có khả năng đầu tư tiếp tục nên phải đóng cửa hoặc chuyển sang sản xuất các đối tượng khác như tôm thẻ chân trắng, ốc hương.

Như vậy so với các tỉnh khác ở khu vực Trung và Nam Trung bộ thì nghề sản xuất tôm sú giống ở Quảng Nam cũng khá phát triển, nhưng kém hơn về số lượng trại và sản lượng postlarvae, như Bình Thuận đến năm 2005 có 1.069 trại giống và sản lượng postlarvae của tỉnh này đạt tới 5.000 triệu con/ năm [8], với Đà Nẵng đến năm 2001, chỉ có 84 trại nhưng sản lượng postlarvae hàng năm đạt 550 triệu con [1] .

Trang 34

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 42 - 44)