Mức độ cảm nhiễm virus WSSV, MBV, HPV ở đàn tôm sú bố mẹ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 46 - 49)

Quảng Nam: Trong 7 tháng thực hiện đề tài, từ tháng 01 đến tháng 7/2007,

Trang 37

và 72 con tôm sú bố mẹ đã tham gia sinh sản (34 con đực, 38 con cái), thu từ các cơ sở cung cấp tôm sú bố mẹ và các trại sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam, được đưa vào kiểm tra để đánh giá mức độ cảm nhiễm của các loại virus WSSV, MBV, HPV ở tôm sú bố mẹ tại địa phương. Kỹ thuật PCR đã được dùng để phân tích mức độ cảm nhiễm của virus đốm trắng (WSSV) và kỹ thuật mô bệnh học với thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin để xác định mức độ cảm nhiễm của 2 loại virus phổ biến là MBV và HPV ở tôm sú bố mẹ. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 6: Tần số gặp nhiễm virus ở tôm ♂ và tôm ♀ đưa vào kiểm tra

Nhóm tôm chưa SS (n=56) Nhóm tôm đã SS (n=72) Tổng số tôm (n=128) Virus ♂+♀ ♂+♀ ♂+♀ WSSV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 MBV 30 16 14 55 23 32 85 39 46 HPV 17 8 9 24 11 13 41 19 22

Bảng 7: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) virus WSSV, MBV, HPV ở tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam

Nhóm tôm chưa SS (n=56) Nhóm tôm đã SS (n=72) Tổng số tôm (n=128) Loại Virus ♂+♀ ♂+♀ ♂+♀ WSSV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 MBV 53,57 57,14 50,00 76,39 67,64 84,21 66,40 62,90 69,69 HPV 30,36 28,57 32,14 33,33 32,35 34,21 32,03 30,64 33,33

Kết quả bảng 6 và bảng 7 cho thấy:

Trong 128 tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam được kiểm tra virus WSSV (gồm có 56 con tôm sú bố mẹ chưa tham gia sinh sản và 72 con tôm sú bố mẹ đã tham gia sinh sản) không có con tôm sú bố mẹ nào nhiễm virus WSSV. Kết quả này đã giải thích cho kết quả điều tra ở bảng 5, tỷ lệ nhiễm WSSV ở đàn postlarvae sản xuất tại Quảng Nam là 0%. Rất có thể tôm sú bố mẹ không

Trang 38

nhiễm WSSV là điều kiện quan trọng để sản xuất ra đàn postlarvae không nhiễm WSSV ở Quảng Nam. Để kiểm chứng vấn đề này, một thí nghiệm nhỏ sẽ được thực hiện ở phần sau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng, không tìm thấy những con tôm sú bố mẹ (+) với WSSV (n=128). Trong khi đó, trên tôm sú bố mẹ tại Đà Nẵng chỉ số này 6,25% (Đỗ Thiện Hải, 2001), và 9,06% ở Khánh Hòa (Đỗ Thị Hòa- 2004).

Từ bảng 6 và 7, cũng cho thấy, virus MBV nhiễm khá phổ biến ở đàn tôm sú bố mẹ trong các trại tôm giống tại Quảng Nam. Có tới 66,4% tôm bố mẹ (n=128) dương tính với MBV, trong đó ở tôm mẹ (n=66) có tỷ lệ nhiễm MBV cao hơn (69,69%), so với tôm đực (n=62) chỉ chiếm 62,9%.

Khi so sánh tỷ lệ cảm nhiễm MBV ở nhóm tôm bố mẹ chưa tham gia sinh sản (n=56) và nhóm tôm bố mẹ đã tham gia sinh sản (n=72), cho thấy, nhóm tôm bố mẹ đã tham gia sinh sản có tỷ lệ cảm nhiễm MBV cao hơn hẳn (76,39%), so với nhóm tôm bố mẹ chưa tham gia sinh sản (53,57%). Đặc biệt ở những con tôm cái đã tham gia sinh sản thì tỷ lệ nhiễm MBV lên tới 84,21%, so với những con tôm cái chưa tham gia sinh sản (50%).

Khi xét riêng trên tôm sú đực và tôm sú cái, thì tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm sú cái chưa tham gia sinh sản là 50%, thấp hơn một chút so với với tôm sú đực chưa tham gia sinh sản (57,14%). Nhưng tỷ lệ này là rất khác biệt ở tôm sú đực đã tham gia sinh sản và tôm sú cái đã tham gia sinh sản . Tôm sú cái đã tham gia sinh sản có tỷ lệ nhiễm MBV là 84,21%, tỷ lệ này là cao hơn hẳn ở tôm sú đực đã tham gia sinh sản (67,64%). Để giải thích về sự sai khác này, chúng tôi cho rằng: tôm sú cái được các trại giống sử dụng cho đẻ nhiều lần nên nuôi nhốt trong bể dài ngày, trong khi những con tôm sú đực thì thường sử dụng cho giao vỹ 1-2 lần, hoặc lấy túi tinh để cấy tinh cho con cái, thời gian nuôi nhốt trong bể ngắn hơn, nên tỷ lệ nhiễm MBV ở tôm đực đã sinh sản là thấp hơn.

Liao, 1999 đã thông báo rằng, quần đàn tôm mẹ bắt từ biển của Đài Loan, năm 1987 nhiễm MBV 33%, đến năm 1989 nhiễm 100% và thường gặp 85% [1]. So sánh tỷ lệ nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam với

Trang 39

các địa phương khác, tại Khánh Hòa tỷ lệ nhiễm MBV trên tôm sú bố mẹ là 55,56%, kết quả do Phòng bệnh học của Viện nghiên cứu thuỷ sản III nghiên cứu (Nguồn Vietnamnet cập nhật 5/12/2003), tỷ lệ nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ ở Đà Nẵng là 37,7% (Đỗ Thiện Hải, 2001), thì tỷ lệ nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam là cao hơn.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm MBV ở đàn tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam là khá cao, nhưng khi quan sát hình thái bên ngoài của các con tôm sú bố mẹ này, thì chúng tôi nhận thấy nhiều con tôm sú bố mẹ bị nhiễm MBV với cường độ cao, nhưng dấu hiệu bệnh lý bên ngoài vẫn không rõ ràng, tôm rất bình thường. Như vậy, nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm bố mẹ có mang virus MBV hay không nên nguy cơ đưa tôm bố mẹ có nhiễm virus MBV vào tham gia sinh sản trong các trại sản xuất tôm giống là rất cao.

Với virus HPV, tỷ lệ cảm nhiễm ở tôm sú bố mẹ Quảng Nam không cao. Từ 128 mẫu đưa vào kiểm tra chỉ có 32,03% có kết quả dương tính với HPV. Ở tôm cái tỷ lệ cảm nhiễm này cũng cao hơn chút ít (33,33%), so với các con tôm đực là (30,64%). Ở nhóm tôm đã tham gia sinh sản, tỷ lệ nhiễm với HPV cũng cao hơn một chút (33,33%) so với nhóm các con tôm chưa tham gia sinh sản (30,36%).

Quan sát trên lát cắt mô gan tụy của tôm sú bố mẹ, HPV cảm nhiễm dưới dạng một thể vùi (inclusion body) trong nhân tế bào phình to. Thể vùi này có dạng hình cầu, hoặc hình hơi bầu dục, nhưng không chiếm hết thể tích của nhân đã phình to, thường tạo nên một vòng sáng xung quanh [3].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)