Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại công an tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 67)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.1.1. Phù hợp, bám sát chính sách và định hƣớng phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc của Đảng và Nhà nƣớc

Vấn đề an sinh xã hội là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm. Muốn hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc nói chung và BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND nói riêng đều phải tuân thủ các quy định của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH đồng thời phải tương thích, phù hợp, hài hoà với quy định về BHXH tự nguyện. Quan điểm nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam về BHXH cụ thể là: “Song song với phát triển kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội”52. Đồng thời, trong các chiến lược, Nghị quyết trong từng thời kỳ đều được Đảng và Nhà nước ta đề cập rõ ràng.

Đặc biệt, kế thừa và phát triển quan điểm của Đảng trong các kỳ Đại hội trước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã

hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển hệ thống bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ và BNN... khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”53.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, tồn diện, có tính chia

52

Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội IX, 2001. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam IX.

53

Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai, 2011. Mở rộng chính sách BHXH trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 (Chiến lược bổ sung và phát triển). <http://www.bhxhgl.gov.vn/News/Detail/F5C215DF0C757286>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2019].

sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp”54

.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012- 2020, trong đó nêu rõ quan điểm:

“BHXH, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế; BHXH, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế; thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”. Đồng thời nêu rõ mục tiêu:

“Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế”55.

54,55

Tạp chí BHXH, 2017. Những dấu mốc quan trọng (từ năm 1992 – nay). <http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nhung-dau-moc-quan-trong-tu-nam-1992-nay-17382>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2019].

Ngoài ra, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã đề ra cụ thể mục tiêu tổng quát: “Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”56.

Như vậy, đầu tiên, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH nói chung, cụ thể hóa mục tiêu; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; đảm bảo nguyên tắc đóng – hưởng và khả năng cân đối BHXH bắt buộc; bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng trong tham gia và thụ hưởng BHXH bắt buộc.

3.1.2. Đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ quyền lợi ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc phải đảm bảo tính đồng bộ với các chế độ an sinh xã hội khác như chế độ bảo hiểm tự nguyện, chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ ưu đãi xã hội; nhằm duy trì và phát huy hệ thống an sinh xã hội hiện nay theo hướng ngày càng phát triển bền vững. Hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc phải đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng, cần công bằng trong mức đóng - mức hưởng giữa những NLĐ với nhau khi tham gia, cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa mức đóng và mức hưởng, tránh trường hợp đóng ít hưởng nhiều và ngược lại. Đặc biệt, chú trọng đúng đối tượng, đúng mức quy định cho các chế độ, chính sách BHXH mà NLĐ được hưởng, không gây thắc mắc, khó khăn cho đối tượng tham gia. Đồng thời, phải đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của số đông NLĐ,

56

Hội nhà báo Việt Nam, 2018. Toàn văn Nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. <http://hoinhabaovietnam.vn/Toan-van-Nghi-quyet-ve-cai-cach-chinh-sach-bao-hiem-xa-

tạo niềm tin và động lực khuyến khích NLĐ, NSDLĐ chủ động tham gia. Đồng thời, các quy định về chế độ BHXH bắt buộc cũng phải đảm bảo tính đa dạng, phù hợp với đời sống của NLĐ.

3.1.3. Đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế, bảo đảm tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Sự phát triển của hệ thống pháp luật về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi, hầu như các quốc gia trên thế giới đều có sự điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - đất nước. Với những thành tựu đổi mới và chủ trương hội nhập quốc tế tồn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập quốc tế trở thành nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để tạo thế và lực của đất nước trong cục diện đang định hình. Do đó, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hồn tồn mới. Chính vì vậy, để pháp luật về

BHXH bắt buộc được hoàn thiện phải bảo đảm tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng hịa nhập với mơi trường quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các quốc gia có nền tảng BHXH phát triển và ổn định, có điều kiện phù hợp với nền kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Những kinh nghiệm phát triển BHXH của các nước là sự gợi mở cho Việt Nam trong quá trình phát triển hệ thống BHXH ổn định, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại công an tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)