6. Bố cục của luận văn
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong
trong lực lƣợng Công an nhân dân
Thứ nhất, cần nhanh chóng hồn thiện các Thơng tư, văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Công an nhân dân
Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Để triển khai thi hành Luật BHXH bắt buộc trong CAND, Chính phủ, Bộ Cơng an cũng đã ban hành Nghị định, Thông tư để thực hiện như: Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016; Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016; Công văn số 14843/X11-
X33 ngày 12/12/2016 của Tổng cục Chính trị CAND (cũ) về việc sao gửi văn bản và hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018. Tuy q trình thực hiện chỉ có 05 chế độ BHXH bắt buộc: Ốm đau, thai sản; TNLĐ, BNN; hưu trí và tử tuất nhưng trong CAND lại thực hiện hướng dẫn áp dụng theo 03 văn bản khác nhau: Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016; Công văn số 14843/X11-X33 ngày 12/12/2016 và Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018. Bên cạnh đó, mỗi văn bản áp dụng cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác nhau, chưa bao hàm đầy đủ các đối tượng; quy định NSDLD còn sơ hở, thiếu đối tượng Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an các tỉnh, thành phố theo quy định phân cấp quản lý và sử dụng hiện hành trong Bộ Công an. Như vậy, việc thực hiện áp dụng nhiều văn bản gây rườm rà về thủ tục, dễ nhầm lẫn trong q trình thực thi, khơng đáp ứng được u cầu cải cách thủ tục hành chính.
Ngồi ra, hiện nay có tình trạng cho rằng các Thơng tư, văn bản hướng dẫn luật cũ vẫn phù hợp nên chưa cần ban hành văn bản mới, cụ thể như: Thông tư số 29/2015/TT-BCA ngày 01/7/2015 vẫn căn cứ theo Luật BHXH năm 2006 và các Nghị định hướng dẫn đã hết hiệu lực nhưng hiện nay vẫn được áp dụng. Tuy những nội dung đang thực thi theo Luật BHXH năm 2006 có những điều không trái với Luật BHXH năm 2014 nhưng trong thực tế triển khai thực hiện chính sách của Luật BHXH đã phát sinh những vướng mắc; nhiều hồ sơ, quy định khơng cịn phù hợp buộc phải ban hành văn bản mới như: Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018 và Công văn số 14843/X11-X33 ngày 12/12/2016 hướng dẫn hồ sơ chế độ TNLĐ, BNN và chế độ thai sản thay cho Thơng tư số 29/2015/TT-BCA ngày 01/7/2015.
Chính vì vậy, Bộ Cơng an cần sớm nghiên cứu và ban hành Thông tư mới về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND thay thế Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP- BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016; Công văn số 14843/X11-X33 ngày 12/12/2016 và Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018 với nội dung cụ thể hơn, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó nội dung Thơng tư cần quy định
đầy đủ 05 chế độ BHXH bắt buộc: Ốm đau, thai sản; TNLĐ, BNN, hưu trí và tử tuất với những điều kiện, đối tượng, mức hưởng,… cụ thể. Việc ban hành Thơng tư mới ngồi những vấn đề như đã phân tích, đề nghị bổ sung một số nội dung sau:
- Một là, cần quy định bao hàm, khái quát cụ thể tất cả đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong CAND, cụ thể NLĐ bao gồm cả LĐHĐ không xác định thời hạn; lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định do Công an các đơn vị, địa phương ký kết; công nhân công an theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014.
- Hai là, đối với NSDLĐ trong CAND cần quy định mở rộng thêm đối tượng Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an các tỉnh, thành phố nhằm gắn trách nhiệm quản lý, sử dụng CBCS theo quy định phân cấp của Bộ Công an.
Việc ban hành Thông tư hướng dẫn mới góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND cho CBCS, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt rườm rà văn bản; được dễ dàng, thuận lợi, dễ hiểu; đảm bảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi luật mới có hiệu lực thì tất cả các văn bản hướng dẫn luật cũ sẽ hết hiệu lực.
Thứ hai, cần quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp cán bộ, chiến sĩ nghỉ chăm con ốm đau cần điều trị dài ngày
Theo quy định tại Điều 27 Luật BHXH năm 2014 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 quy định cụ thể thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con, tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi và tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Như vậy, chỉ quy định về thời gian NLĐ, CBCS nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau nói chung chưa có sự phân biệt về thời gian hưởng chế độ BHXH ốm đau để chăm sóc con ốm theo tình trạng và mức độ bệnh tật của con. Trong thực tế, thời gian từ 3 đến 7 tuổi trẻ em không thể tránh khỏi những lúc ốm đau, có các trường hợp trẻ ốm đau do mắc
các bệnh thông thường hoặc mắc các bệnh cần điều trị dài ngày nên CBCS phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm là điều tất yếu.
Chính vì vậy, cần quy định rõ trường hợp CBCS nghỉ chăm con ốm đau thông thường và nghỉ chăm con mắc các bệnh cần điều trị dài ngày nhằm phù hợp với thực tế đời sống của CBCS, tạo điều kiện cho CBCS có thời gian để chăm sóc con tốt hơn. Nên sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng thời gian CBCS được nghỉ để chăm sóc con ốm được điều chỉnh tương ứng với tình trạng, mức độ của con và yêu cầu điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định. Trong lực lượng vũ trang nhân dân, do tính chất đặc thù và để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, có thể quy định theo hướng tăng thời gian hưởng chế độ BHXH khi chăm sóc con ốm đau mắc các bệnh điều trị dài ngày, phù hợp với chế độ nghỉ phép hằng năm của CBCS như sau: Nếu con dưới 03 tuổi mắc các bệnh cần điều trị dài ngày thì thời gian nghỉ để chăm sóc con được hưởng bảo hiểm tối đa 30 ngày làm việc, nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi là 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần).
Thứ ba, bổ sung quy định đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản khi cán bộ, chiến sĩ nhận nuôi 02 con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
Trong cuộc sống hiện nay, với nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng đã chọn nhận con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Tại Điều 36 Luật BHXH năm 2014 và Thông tư hướng dẫn thực hiện trong CAND57
đã có quy định khi NLĐ, CBCS nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện gia đình cũng có nhiều trường hợp CBCS nhận nuôi hai con nuôi dưới 06 tháng tuổi cùng lúc nhưng chưa được quy
57
Điều 9 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của liên Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
định. Vì vậy, cần bổ sung quy định cho phù hợp, đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ, CBCS trong trường hợp này.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ trong lực lượng CAND và quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con đối với trường hợp lao động nữ sinh đơi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Như vậy, Luật và các Thơng tư của Bộ Cơng an có thể quy định đối với trường hợp CBCS nhận 02 con ni dưới 06 tháng tuổi thì tính từ con thứ hai, người NLĐ, CBCS được nghỉ thêm 01 tháng nhằm tương ứng với trường hợp lao động nữ được hưởng chế độ khi sinh đôi, nhằm đảm bảo quyền lợi cho CBCS và sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định đối với trường hợp cán bộ, chiến sĩ hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và hướng dẫn thực hiện chế độ TNLĐ trong CAND tại Khoản 2 Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018 của Bộ Công an quy định về điều kiện hưởng chế độ TNLĐ khi CBCS bị tai nạn tại nơi làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế chế độ BHXH vẫn bị lạm dụng và nhiều trường hợp xử lý rất phức tạp, có những trường hợp CBCS bị tai nạn trong trường hợp không thực hiện yêu cầu của lãnh đạo đơn vị nhưng do tình cảm cá nhân, bao che nên lãnh đạo đơn vị đã xác nhận cử đi làm việc để CBCS được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định. Đối với trường hợp CBCS bị tai nạn giao thông được xác định để hưởng chế độ tai nạn lao động phải có biên bản tai nạn giao thơng, biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an (Cảnh sát giao thông). Tuy nhiên những trường hợp bị tai nạn như: Vấp ổ gà, đâm vào súc vật chạy rong,… thì hầu như không mời công an đến lập
biên bản tai nạn giao thơng và vì vậy CBCS khơng được giải quyết chế độ TNLĐ vì thủ tục khơng đảm bảo.
Như vậy, với các quy định này Bộ Cơng an nên có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp bị tai nạn giao thông trên đường đi làm và đi làm về có thể được hưởng chế độ TNLĐ, bởi không phải trường hợp tai nạn giao thơng nào cũng có cảnh sát giao thơng lập biên bản. Mà trong hồ sơ hưởng chế độ này thì phải có biên bản tai nạn giao thơng. Có thể sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ cần đưa ra các văn bản xác nhận có thể thay thế trong trường hợp khơng có biên bản tai nạn giao thơng, như: tờ trình của người bị nạn có xác nhận của từ 2 người làm chứng trở lên, được xác nhận của chính quyền hoặc cơng an địa phương nơi có vụ tai nạn xảy ra để phù hợp với nội dung được quy định tại Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Ngoài ra, từ thực tiễn thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ cho CBCS, đối với những trường hợp luyện tập thể dục, thể thao ngoài giờ làm việc của CBCS trong khoảng thời gian hợp lý để tăng cường thể lực, rèn luyện chiến sĩ khỏe, sức chiến đấu trong lực lượng vũ trang; có những trường hợp chấn thương: Nứt xương, đứt dây chằng gối,… thiết nghĩ Luật và các văn bản nên bổ sung, hướng dẫn mở rộng cụ thể quy định này để CBCS bị tai nạn được hưởng chế độ TNLĐ bởi đây là hoạt động phong trào, CBCS tự nguyện tham gia để nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện thể lực hằng ngày.
Bên cạnh đó, Bộ Cơng an cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN cho CBCS, cụ thể: Thông tư số 29/2015/TT-BCA ngày 01/7/2015 khơng có quy định thời gian cụ thể đối với Công an cấp huyện, Cơng an tỉnh trong q trình hồn thiện hồ sơ TNLĐ mà chỉ quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Cơng an các tỉnh, thành phố; BHXH CAND có trách nhiệm phải giải quyết hồ sơ. Quy định này khơng cịn phù hợp và trái với Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đang hiện hành.
Chính vì vậy, Bộ Cơng an cần nghiên cứu sửa đổi quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN tại Thông tư số 29/2015/TT-BCA ngày 01/7/2015 theo Điều
59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, trong đó quy định rõ thời gian giải quyết thủ tục chế độ TNLĐ, BNN cụ thể: Trong thời gian 30 ngày, Cơng an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm nộp hồ sơ về BHXH CAND, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, BHXH CAND có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nhằm đảm bảo quyền lợi, thực hiện kịp thời đầy đủ chế độ, chính sách cho CBCS; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong CAND.
Thứ năm, hồn thiện về chế độ hưu trí
- Giảm thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 hoặc 10 năm để hưởng chế độ hưu trí
Theo Luật BHXH năm 2014 và Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 đang quy định thời gian tối thiểu 20 năm tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí. Điều này gây trở ngại nhất định cho việc mở rộng đối tượng bao phủ của BHXH. Theo đó, NLĐ, CBCS cần phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là tuổi đời và thời gian tối thiểu tham gia BHXH mới có thể được hưởng lương hưu hàng tháng. Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Dỗn Mậu Diệp phân tích: “Trên thị trường lao động, nhiều lao động ở độ tuổi 40-45 mới bắt đầu tham gia BHXH. Nếu theo quy định 20 năm như hiện nay, họ sẽ không đủ thời gian tham gia để hưởng chế độ hưu trí. Vì thế mong muốn được tự đảm bảo an sinh của họ thơng qua chế độ hưu trí là khơng đạt được”58. Thậm chí cịn ảnh hưởng đến quyền tiếp cận an sinh xã hội của họ đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Đồng thời ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội đang hướng tới việc người hưu trí có thể tự đảm bảo an sinh xã hội cho mình thay vì phụ thuộc vào khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Hậu quả của việc kéo dài thời gian tham gia BHXH tới 20 năm cũng khiến gia tăng đối tượng nhận BHXH một lần.
58
Báo Dân trí, 2018. Có thể giảm thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm hoặc 10 năm. < https://dantri.com.vn/viec-lam/co-the-giam-thoi-gian-dong-bhxh-tu-20-nam-xuong-15-hoac-10- nam-2018071313510115.htm>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2019].
Chính vì vậy, việc điều chỉnh số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 hoặc 10 năm để hưởng chế độ hưu trí, sẽ giảm thiệt thịi cho NLĐ nói chung và