Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề bánh bún hủ tiếu mỹ tho tỉnh tiền giang theo hướng bền vững (Trang 31 - 34)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ

1.2. Lý luận về phát triển bền vững làng nghề

1.2.2. Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững

1.2.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững làng nghề

Phát triển làng nghề:

Theo Szydlowski và cộng sự (2008), “Phát triển làng nghề là sự tăng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu tổ chức của làng nghề ở hai mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân một đầu ngƣời, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề”.

Nhƣ vậy, phát triển làng nghề là một quá trình phát triển lâu dài nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của ngƣời dân nông thôn. Với quan điểm này, tác giả cho rằng phát triển làng nghề nhằm hƣớng tới phát triển bền vững, đó là sự quan tâm của tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trƣờng cho phát triển làng nghề.

Phát triển bền vững làng nghề:

Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), đã đƣa ra khái niệm “phát triển bền vững làng nghề là q trình phát triển lâu dài có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hịa trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì đƣợc năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ sau”.

Lê Xuân Tâm (2014), cho rằng “phát triển bền vững làng nghề là phát triển làng nghề đảm bảo tính ổn định lâu dài và việc phát triển khơng làm ảnh hƣởng đến lợi ích cho các thế hệ tƣơng lai. Đó là sự phát triển dựa trên mức tăng trƣởng cao và ổn định, hƣớng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội nông thôn, khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trƣờng”.

Tóm lại, khái niệm phát triển bền vững làng nghề nhìn chung phải dựa trên các nội dung về phát triển bền vững: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trƣờng.

+ Bền vững về kinh tế là sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, định hƣớng lâu dài và liên tục.

+ Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề, nâng cao hiệu quả tính gắn kết cộng đồng, tạo nên thành cơng về các hoạt động phong trào trong làng nghề. Đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội của ngƣời dân trong làng nghề.

+ Bền vững về môi trƣờng là giảm thiểu suy thối mơi trƣờng tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.

1.2.2.2. Tiêu chí phát triển bền vững làng nghề

Dựa trên những nội dung phát triển bền vững đã nêu ở trên và thông qua tham khảo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tại một số làng nghề truyền thống của một số cơng trình nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: Lê Quốc Doanh và cộng sự (2003) Trần Minh Yến (2004), Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), Bạch Thị Lan Anh (2010), Nguyễn Đình Hịa (2012), Vũ Huỳnh Nam (2017),... và hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đào Ngọc Tiến và cộng sự (2012), kết hợp với thực tế phát triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, tác giả đƣa ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá sự phát triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hƣớng bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.

a) Các tiêu chí về phát triển kinh tế:

- Tăng trƣởng kinh tế làng nghề nhanh và ổn định đƣợc thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của các hộ làm nghề (Doanh thu và Lợi nhuận bình quân (đồng), Tỷ lệ doanh thu từ làm nghề so với tổng doanh thu (%)); cơ cấu lao động tại làng nghề, quy mô vốn của các hộ làm nghề tại làng nghề.

- Có sự gắn kết cộng đồng giữa các đơn vị kinh tế trong làng nghề (hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,...) theo một thể chế do cộng đồng những đơn vị kinh tế cùng tham gia đƣa ra và cùng nhau thực hiện để sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực cho phát triển kinh tế chung của cộng đồng và bảo tồn các giá trị độc đáo của sản phẩm làng nghề.

- Thay đổi mơ hình và cơng nghệ sản xuất theo hƣớng cải tiến máy móc thiết bị, sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Kiểm soát ổn định các yếu tố đầu vào, mở rộng thị trƣờng và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm.

- Phát triển làng nghề gắn liền với phát triển du lịch. - Nâng cao hàm lƣợng tinh xảo trong giá trị sản phẩm.

b) Các tiêu chí về xã hội:

- Xã hội làng nghề phải hƣớng tới văn minh, nề nếp và lành mạnh.

- Các hoạt động sinh hoạt xã hội trong làng nghề đƣợc gắn với tôn vinh các giá trị sản phẩm đặc trƣng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

- Tạo cơ hội bình đẳng để mọi ngƣời dân trong làng nghề đƣợc tiếp cận việc làm, xóa đói giảm nghèo và vƣơn tới làm giàu.

- Ngƣời dân đƣợc tham gia hƣởng lợi từ các dịch vụ công nhƣ: đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề, tham gia các hoạt động xã hội, văn hố, chính trị diễn ra trong làng.

c) Các tiêu chí về bảo vệ tài nguyên môi trường:

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nguyên liệu đầu vào, các nguồn nhiên, vật liệu trong sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề (không để dƣ thừa, lãng phí...), sử dụng các nguyên liệu tái tạo.

- Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản. - Có hệ thống xử lý chất thải khí, lỏng và rắn cho các hoạt động sản xuất của làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề bánh bún hủ tiếu mỹ tho tỉnh tiền giang theo hướng bền vững (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)