Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề từ một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề bánh bún hủ tiếu mỹ tho tỉnh tiền giang theo hướng bền vững (Trang 34)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ

1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề từ một số quốc gia

1.3.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Tại Nhật Bản, trong q trình tiến hành cơng nghiệp hóa nền kinh tế đất nƣớc, ngành nghề thủ công đã bị phân hóa và phát triển theo hai hƣớng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm ƣu thế; một số theo hƣớng thủ công truyền thống. Bƣớc vào những năm 1970, đất nƣớc này đã phải đƣơng đầu với các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới, vì thế, Nhật Bản đã nhận thức đƣợc về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản đã mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng cơng nghiệp, gặp khó khăn về thơng tin thị trƣờng, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, ô nhiễm môi trƣờng, nguồn nhân lực... Do vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống đã bị suy thối. Trƣớc tình hình đó, năm 1974, Nghị viện Nhật Bản đã ban hành Luật “Phát triển nghề thủ công truyền thống”. Theo đó, Chính phủ định hƣớng mục tiêu phát triển chung cho hoạt động làng nghề truyền thống với nội dung: Phát triển các sản phẩm làng nghề phải phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng các nhà triển lãm các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống quốc gia để lƣu giữ tài liệu về các địa phƣơng có nghề thủ cơng và thực hiện các dự án đào tạo... Đến nay, Nhật Bản đã có khoảng 30 nhà triển lãm trong lĩnh vực này. Đồng thời, thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành tại các nhà triển lãm để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi thơng tin.

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội làng nghề truyền thống trên cơ sở các hợp tác xã nhằm khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống. Hiệp hội đã triển khai nhiều dự án về các lĩnh vực khác nhau và đƣợc sự hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng; thành lập Trung tâm làng nghề thủ công truyền thống quốc gia, có chức năng cung cấp thơng tin về nghề thủ công truyền thống. Trung tâm cũng là nơi triển lãm, cung cấp tài liệu, sách báo, phim, ảnh… để trao đổi thông tin giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

Để đạt đƣợc những thành tựu trên phƣơng diện quốc gia và quốc tế trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến chất lƣợng và mẫu mã các sản phẩm thủ công, để phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Cùng với nỗ lực của cộng đồng cƣ dân các làng, xã, việc nâng cao chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trƣờng đã làm cho thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ở Nhật Bản ngày càng đƣợc giữ vững và mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế của mỗi làng, mỗi xã ngày càng phát triển.

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trƣng và đạt chất lƣợng cao của mỗi vùng, làng, xã, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các chính sách sau:

- Đối với các sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm nét đặc trƣng của địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng đã thực hiện chính sách bảo lãnh cho sản phẩm. Chi phí tài trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu đƣợc cơng nhận, Chính phủ sẽ cấp một nửa chi phí, phần cịn lại sẽ do Chính quyền địa phƣơng đảm nhiệm.

- Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề. Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản xuất trở thành ngƣời hƣớng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ. Lƣơng trả cho hƣớng dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu lấy từ nguồn bao cấp của chính phủ hoặc của địa phƣơng.

- Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm làng nghề. Chính sách này rất có hiệu quả. Chính phủ đã hỗ trợ kết nối địa phƣơng tổ chức hội chợ triển lãm trong nƣớc và quốc tế để trƣng bày và tiếp thị sản phẩm làng nghề truyền thống. Hàng năm, Chính phủ và chính quyền các địa phƣơng đã dành khoảng 2 tỷ Yên cho công tác này.

- Tổ chức các cuộc thi sản phẩm làng nghề: Các cuộc thi đƣợc tổ chức công khai cho cả các sản phẩm thủ công đã đƣợc xác nhận và chƣa đƣợc xác nhận. Giải thƣởng của Thủ tƣớng và của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản

đƣợc trao do đạt thành tích về cải tiến về kỹ thuật và phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ truyền thống.

- Đào tạo đội ngũ kế thừa: Các thợ thủ công sản xuất hàng thủ công truyền thống đƣợc mời đến các trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở để thuyết trình về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để học sinh từ nhỏ đã có thể làm quen đƣợc với các phƣơng pháp, công nghệ, vật liệu,… nhằm đào tạo thợ thủ công trong tƣơng lai và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủ cơng truyền thống.

Ngồi ra, để phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng, xã trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống tại các vùng nơng thơn, chính quyền địa phƣơng đã hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của ngƣời dân trong các cộng đồng, thể hiện qua việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện những dự án phát triển nghề thủ công vừa và nhỏ, với nội dung tập trung chủ yếu vào những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấy nghề, truyền nghề, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và xúc tiến thƣơng mại để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Năm 1979, ơng Morihiko Hiramatsu, ngƣời đứng đầu chính quyền quận Oita - vùng cực Nam của Nhật Bản, đã đề xuất thực hiện phong trào “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” trên địa bàn tỉnh nhằm giữ chân ngƣời lao động tại vùng nông thôn đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để cân bằng về kinh tế - xã hội giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn. Chỉ trong vòng 20 năm từ 1979 đến 1999, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản đã đạt đƣợc những thành cơng lớn trong q trình phát triển nơng thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phong trào này đã gắn kết đƣợc các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân nông thôn.

Ngày nay, phong trào OVOP đã trở thành một trong những chƣơng trình kinh tế khu vực thành công, do cách tiếp cận chuyển đổi các sản phẩm tại chỗ thành các sản phẩm cạnh tranh ở địa phƣơng, quốc gia và toàn cầu. Điểm cốt lõi của OVOP là mỗi làng phải chọn cho mình một sản phẩm đặc biệt nổi trội, có tính cạnh tranh cao nhất so với các địa phƣơng khác, để chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ

thuật, vốn và thị trƣờng nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Có 3 nguyên tắc cơ bản để phát triển phong trào là: hành động địa phƣơng nhƣng suy nghĩ toàn cầu; Tự tin sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực. Thơng qua chƣơng trình OVOP, Nhật Bản đã xây dựng đƣợc những thƣơng hiệu đặc sản nổi tiếng nhƣ: Nấm Shitake ở làng Yufuin, rƣợu Shochu lúa mạch, cá khô ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu…

1.3.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Tại Thái Lan, nơi cái tên OVOP đã đƣợc Thái hóa thành OTOP (One Tambon One Product) nghĩa là “Mỗi cộng đồng một sản phẩm”. Chƣơng trình do cựu Thủ tƣớng Thái Lan Thaksin Sinnawatra khởi xƣớng, đƣợc triển khai từ năm 2000 đến nay. Qua quá trình thực hiện bài bản, những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống tại vùng nông thôn Thái Lan nay đã phát triển sản phẩm OTOP đa dạng từ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đến sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, địa điểm du lịch, văn hóa địa phƣơng và truyền thống văn hóa. Các sản phẩm của OTOP do chính ngƣời dân các làng xã phát triển, dựa trên tri thức và kinh nghiệm của bản thân họ.

Cũng giống nhƣ OVOP, OTOP hƣớng tới mục tiêu xố đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho dân cƣ nông thôn; Tạo công ăn việc làm cho nông dân; Hạn chế sự sụt giảm dân số và di dân tự do từ nông thôn ra thành phố; Bảo vệ mơi trƣờng và giữ gìn sự ổn định xã hội. Thơng qua mơ hình này, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ các xã để phát triển các nghề thủ công truyền thống, tập trung chủ yếu vào các khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, đào tạo kỹ năng và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Mỗi địa phƣơng, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trƣng của địa phƣơng để phát triển, tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lƣợng tốt, độc đáo về mẫu mã, kiểu dáng… từ đó, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế.

Để hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm do các làng sản xuất ra, Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phƣơng tổ chức hội chợ ở cả trong nƣớc và quốc tế để tiếp thị, quảng bá sản phẩm làng nghề: Chính phủ hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hồn tất đóng

gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại. Bộ Thƣơng mại Thái Lan sẽ tổ chức hội chợ ở cả trong nƣớc và quốc tế để tiếp thị. Lần hội chợ đầu tiên ở Thái Lan tháng 9/2004 đã có 16 quốc gia tham gia. Thái Lan thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ nhằm “kết nối các địa phƣơng Thái Lan với toàn cầu”.

Các làng nghề đƣợc tổ chức tốt và đƣợc đƣa vào các chƣơng trình tour du lịch của Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình nhƣ tờ bƣớm giới thiệu chƣơng trình OTOP du lịch.

Kinh nghiệm của Thái lan cho thấy, chƣơng trình “Mỗi làng một sản phẩm” của chính phủ Thái Lan đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ và dự kiến sản phẩm của các làng này sẽ tham gia xuất khẩu đến thị trƣờng đầu ra của các sản phẩm là Nhật, và những thị trƣờng khác nhƣ Ý, Mỹ. Ủy ban điều hành chƣơng trình này đang hợp tác với tổ chức xúc tiến ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO) để giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Thái Lan (Vũ Văn Đông, 2010).

1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề tỉnh Quảng Ninh

Học hỏi kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) của nƣớc bạn Nhật Bản, với cách làm sáng tạo và sự quyết tâm từ phía lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, Chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” (OCOP) đã đƣợc Quảng Ninh thực hiện thành cơng, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Ngay từ thời gian đầu triển khai Chƣơng trình OCOP, Quảng Ninh đã cử những cán bộ chủ chốt giành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên đề quốc tế về phong trào OVOP tại các nƣớc khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi… Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức các đồn cơng tác học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình hỗ trợ sản xuất, các chính sách hiện hành, hiệu quả của các mơ hình đã triển khai tại Việt Nam.

“Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” OCOP thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phƣơng vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền

chƣa đƣợc phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho ngƣời dân vùng nơng thơn. Chƣơng trình OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nơng thơn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn Quảng Ninh theo hƣớng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ phong trào OVOP của Nhật Bản, năm 2013, Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn 2013 - 2016 với mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thôn mới; hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cƣ ra thành phố, bảo vệ môi trƣờng, ổn định xã hội nơng thơn. Chƣơng trình OCOP Quảng Ninh cũng đƣợc thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Hành động địa phƣơng, hƣớng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Chƣơng trình OCOP xác định hai đối tƣợng quan trọng là sản phẩm và tổ chức kinh tế (tập trung vào hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ). Do vậy, chƣơng trình OCOP đƣợc thiết kế để các chủ thể sản xuất (từ cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) có sự chủ động về ý tƣởng sản phẩm, xác định thị trƣờng, chủ động sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Nhà nƣớc đóng vai trị tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, xúc tiến thƣơng mại.

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hƣớng sản phẩm OCOP (Chƣơng trình mỗi xã, phƣờng một sản phẩm) cấp quốc gia giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, danh mục chuỗi sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh có 12 sản phẩm gồm: du lịch làng quê Yên Đức và các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa làng quê; gốm sứ mỹ nghệ; nƣớc khoáng thiên nhiên Quang Hanh và các sản phẩm từ nƣớc khoáng Quang Hanh; mực và các sản phẩm từ mực; ba kích và các sản phẩm từ ba kích; chè Đƣờng Hoa và các sản phẩm từ chè; hàu và các sản phẩm từ hàu; miến dong Bình Liêu; ngọc trai Hạ Long và các sản phẩm chế tác từ ngọc trai; lợn Móng Cái và các

sản phẩm từ lợn Móng Cái; trà hoa vàng và các sản phẩm từ trà hoa vàng; gà Tiên Yên và các sản phẩm từ gà Tiên Yên.

Hiện nay, tổng số sản phẩm tham gia Chƣơng trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã lên 362 sản phẩm (nhóm thực phẩm 179, đồ uống 60, thảo dƣợc 46, thủ công mỹ nghệ 7, dịch vụ 2); trong đó, 131 sản phẩm đã đạt sao (7 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, 68 sản phẩm đạt 3 sao). Có 145 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia OCOP; trong đó có 44 doanh nghiệp, 64 hợp tác xã, 56 hộ sản xuất.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tồn tỉnh Quảng Ninh có 29 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Trong số đó, hiện có 10/29 điểm bán hàng OCOP đƣợc hỗ trợ từ ngân sách, còn lại đều do các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào hệ thống trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP. Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm bán sản phẩm đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ kiên cố, khang trang, lịch sự, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, du khách trong và ngoài nƣớc. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; đƣợc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và khẳng định thƣơng hiệu trên thị trƣờng; đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng. Mặt khác, hoạt động của các trung tâm, cửa hàng OCOP đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề bánh bún hủ tiếu mỹ tho tỉnh tiền giang theo hướng bền vững (Trang 34)