Tổng hợp kết quả hệ số hồi quy các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đến thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại việt nam (Trang 74 - 79)

TÊN B ẾN Tác động cấu trúc vốn lên ROA Tác động vốn trí tuệ lên ROA ệ số β ệ số β DA -0.1391*** SDA -0.1309*** LDA -0.1426*** VAIC 0.0044* CEE 0.4559*** HCE 0.0049*** SCE 0.0033 SIZE -0.0251 0.0354* SG -0.0006*** -0.0005** -0.0006***

Qua kết quả phân tích hồi quy cho mẫu dữ liệu 45 công ty logistics niêm yết trên sàn chứng khoán HSX và HNX, có thể thấy cấu trúc vốn và vốn trí tuệ có tác động đến thành quả công ty theo các hướng khác nhau. Cấu trúc vốn, được biểu hiện bằng các tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn (DA), tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn (SDA), tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn (LDA), có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Điều này chỉ ra rằng nếu các công ty logistics sử dụng càng nhiều nợ vay, bất kể là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn, để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình thì khả năng sinh lời của cơng ty có thể càng bị giảm đi. Trong khi đó, hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC) - tỷ số đo lường hiệu quả chung của công ty trong việc sử dụng các nguồn lực để tạo ra giá trị gia tăng, lại có tác động tích cực đến ROA. Xét tác động các nhân tố thành phần của VAIC, kết quả hồi quy cho thấy rằng chỉ có hiệu quả vốn sử dụng (CEE) và hiệu quả vốn nhân lực (HCE) là ảnh hưởng cùng chiều đến ROA, còn hiệu quả vốn cấu trúc (SCE) lại khơng cho thấy có tác động nào mang ý nghĩa đến ROA.

63

Như vậy, một công ty logistics nếu càng cố gắng gia tăng hệ số VAIC thì khả năng sinh lời, hay hiệu quả tài chính của cơng ty sẽ càng được cải thiện. Hệ số VAIC có thể được gia tăng thơng qua việc tăng hiệu quả vốn sử dụng (CEE) và hiệu quả vốn nhân lực (HCE), có nghĩa là các công ty logistics cần đầu tư cả vào tài sản hữu hình và vơ hình.

Yếu tố quy mơ (SIZE) có tác động khơng rõ ràng đến ROA vì cho hai kết quả khơng nhất quán nhau khi hồi quy trong hai phương trình (2a) và (2b). Do đó, tác giả sẽ khơng bàn về tác động của biến này đến hiệu suất sinh lời của công ty.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tăng trưởng doanh thu (SG) có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Doanh thu tăng trưởng với tốc độ nhanh làm hạn chế phần nào khả năng sinh lời của công ty.

5.2. Đề xuất

Từ kết quả nghiên cứu, một số đề xuất về chính sách quản trị tài chính cơng ty được đưa ra như sau.

5.2.1. Các đề xuất về cấu trúc vốn

Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics nên giảm nợ vay để đạt được một tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cao hơn. Đối với mảng logistics vận tải, đặc biệt là vận tải biển, các công ty thường phải vay các khoản vay ngoại tệ lớn để đầu tư cho đội tàu của mình. Điều này khiến các công ty logistics chịu nhiều rủi ro về biến động tỷ giá. Giai đoạn từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2017, đồng đô la Mỹ liên tục tăng giá. Cuối năm 2011, tỷ giá đạt 20,282 VNĐ, tăng 10.01% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2015 được coi là một năm đầy biến động trước bối cảnh USD liên tục tăng giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Kết quả là, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ lên

64

mức +/-3%. Việc đồng VNĐ mất giá sẽ tạo lợi thế cho xuất khẩu nhưng đồng thời cũng đe dọa các doanh nghiệp vay vốn nước ngồi. Trong trường hợp có biến động tỷ giá bất lợi, lợi ích thu được từ tấm chắn thuế tạo ra từ đòn bẫy sẽ không bù đắp được các khoản lỗ tỷ giá lớn và rủi ro tài chính có thể có. Một ví dụ trong ngành là Cơng ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam – PVTran (PVT). Cuối năm 2015, PV Tran đầu tư mua tàu trọng tải 30,000 DWT nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển than tăng lên năm 2016. Tuy nhiên, do PV Tran có lượng vốn vay ngoại tệ tính đến thời điểm cuối năm 2015 là 100 triệu USD, công ty đã chịu mức lỗ tỷ giá khoảng 140 tỷ đồng. Mặt khác, nếu khoản đầu tư tài sản cố định phụ thuộc quá nhiều từ nguồn tài trợ bên ngồi thì chi phí nợ vay có thể sẽ tạo áp lực lớn đến các công ty vận tải trong nước một khi có biến động về lãi suất, tỷ giá, chi phí đầu vào,… Trường hợp của Vinalines là một minh họa điển hình. Giai đoạn 2005-2010, theo Thanh tra Chính phủ, Vinalines đã chi tới 1 tỷ USD để đầu tư, mua sắm tàu mà chủ yếu là tàu cũ, tàu già. Việc khai thác không hiệu quả, giá cước vận tải thấp và chi phí nợ vay ngân hàng đã nhấn chìm đội tàu biển hùng hậu của ngành hàng hải Việt Nam.

65

Thứ hai, trong trường hợp các doanh nghiệp logistics buộc phải tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, nên ưu tiên các khoản vay ngắn hạn hơn khoản vay dài hạn. Như kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn (LDA) có độ lớn hệ số hồi quy (nghịch chiều) lớn hơn tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn (SDA). Do đó, vay nợ dài hạn càng cao sẽ làm khả năng sinh lời của công ty càng giảm. Một trong những nguyên nhân của mối quan hệ này có thể được giải thích là do thời gian vay nợ càng dài sẽ khiến các công ty chịu nhiều rủi ro thị trường, rủi ro kiệt quệ tài chính, rủi ro tỷ giá,… Ngồi ra, để tạo sự an toàn trong hoạt động cũng như đa dạng hóa nguồn tài trợ thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay từ thị trường chứng khoán.

5.2.2. Các đề xuất về vốn trí tuệ

5.2.2.1. Cải thiện Hiệu quả vốn sử dụng (CEE)

Cải thiện hiệu quả vốn sử dụng hay hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình có thể đạt được thơng qua việc tăng hiệu quả sử dụng các tài sản vật chất và tài sản tài chính. Tài sản vật chất bao gồm các tài sản cố định như tòa nhà, kho bãi, xe, tàu, container, máy móc, thiết bị; cịn tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, tiền gửi, các chứng khoán ngắn và dài hạn. Các công ty cần quản lý tốt việc sử dụng các tài sản này để chúng có thể giúp tạo ra giá trị lớn. Bất cứ dự án nào có liên quan các khoản đầu tư tài sản vật chất lớn cần được cân nhắc đánh giá kỹ trước khi thực hiện để đảm bảo chi phí khơng vượt quá lợi ích tiềm năng.

Bên cạnh các tài sản vật chất, tài sản tài chính được xem là một nguồn tài sản hữu hình quan trọng. Các cơng ty logistics cần có các chính sách quản lý vốn lưu động hiệu quả, biết cách dùng dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh thích hợp. Ngồi ra, đối với các loại chứng khốn nắm giữ, cơng ty càng phải thận trọng trong việc quản lý rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư trong khi vẫn tối đa khả năng sinh lời.

66

5.2.2.2. Cải thiện Hiệu quả vốn trí tuệ

Hiệu quả vốn trí tuệ (ICE) có thể được tạo ra thơng qua việc tăng hiệu quả vốn nhân lực (HCE). Vốn nhân lực, hay nói cách khác là việc sử dụng tri thức, là một tài sản đầy giá trị của bất kỳ một tổ chức nào. Ngành logistics là một ngành đặc thù đang “khát” nhân lực đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện các công việc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0 cũng như hội nhập mạng lưới logistics toàn cầu. Trong quá trình tạo ra giá trị, năng suất lao động của nhân viên đặc biệt cần được quan tâm, và do đó địi hỏi việc quản trị tốt nguồn nhân lực. Các công ty logistics cần thiết lập các mô tả công việc rõ ràng, đặt các mục tiêu cụ thể và một lịch trình làm việc được vạch sẵn. Nhân viên cần được tạo động lực bởi các chính sách về lương, thưởng và phúc lợi. Thêm vào đó, các cơng ty nên đầu tư vào các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự và khuyến khích đồng thời sáng tạo cá nhân cũng như các kỹ năng làm việc nhóm.

Là một phần của vốn trí tuệ, tuy nhiên, theo kết quả trong nghiên cứu này, vốn cấu trúc khơng có tác động ý nghĩa đến ROA. Vốn cấu trúc đại diện cho các nguồn lực vơ hình trong tổ chức ngoại trừ nguồn nhân lực, bao gồm tất cả các yếu tố và điều kiện giúp cho một tổ chức hoạt động và hỗ trợ các hoạt động trong công việc của nhân viên như: văn hóa doanh nghiệp, thực tiễn và quy trình làm việc, sở hữu trí tuệ. Như vậy, vốn cấu trúc ở một mức độ nào đó chưa phải là tài sản vơ hình cần ưu tiên hàng đầu của các công ty logistics, mà thay vào đó nên dành tập trung vào phát triển nguồn lực con người.

5.2.3. Các chỉ số tham khảo của top 10 công ty ngành logistics về hiệu quả tài chính chính

Nghiên cứu này khơng tập trung vào việc tìm kiếm các tỷ lệ tối ưu về cấu trúc vốn và vốn trí tuệ cho các cơng ty logistics; tuy nhiên, tác giả sẽ trích lọc số liệu của top 10

67

công ty (niêm yết) trong ngành về hiệu quả tài chính (ROA) và đưa ra một bảng chỉ số tham khảo cho các công ty khác. Các chỉ số này được trình bày trong Bảng 5.2 bên dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đến thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại việt nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)