Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Rủi Ro Của Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trong giai đoạn 2016 2018 (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.2. Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Rủi Ro Của Vietinbank

Hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ chốt của các NHTM tại Việt Nam không chỉ riêng Vietinbank. Trong những năm qua, Vietinbank đã có quy mơ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, tạo ra nhiều giá trị không chỉ cho riêng bản thân Vietinbank mà cịn đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế. Tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng có nhiều nguy cơ xảy ra dẫn đến những tổn thất to lớn.

Cuối năm 2016, nợ xấu cho vay khách hàng tăng thêm cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối. Tổng nợ xấu đến cuối quý IV/2016 xấp xỉ 6,742 tỷ đồng, tăng hơn 1,800 tỷ đồng, tương đương tăng 36% so với đầu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đạt 1.02%. Trong đó, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất, tăng thêm 1,042 tỷ đồng, từ 2,795 tỷ đồng lên 3,819 tỷ đồng trong khi hai quý đầu năm 2016, nợ nhóm 5 tăng thấp. Tổng dự phịng rủi ro tín dụng chung và cụ thể đến cuối năm 2016 đã tăng thêm 2,300 tỷ đồng, từ 4,550 tỷ đồng lên 6,862 tỷ đồng.

Qua năm 2017, Tổng nợ xấu tại Vietinbank là 9,011 tỷ đồng nợ xấu, tăng 32.8% so với thời điểm năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm 2017 trên tổng dư nợ cho vay là 1.13%, tăng 0.11% so với năm 2016. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng tới 65% lên 8,344 tỷ đồng, tăng thêm 1,482 tỷ đồng ,mức tăng 21.6% so với năm 2016.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tỉ trọng nợ xấu và cho vay của các Ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng năm 2017.

VietinBank trở thành ngân hàng có nợ xấu tăng cao nhất trong các ngân hàng khi tăng đến 32.8% trong năm 2017, mặc dù tín dụng cũng tăng trưởng hơn 19% nhưng cũng không thể gánh nổi tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng từ 1.02% của năm trước lên 1.13% năm 2017

Bước sang năm 2018, theo số liệu từ báo cáo tài chính quý III/2018 từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và VietinBank, tổng số nợ xấu tại các ngân hàng này là 36,593 tỉ đồng. Trong đó, BIDV là ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất với 17,042 tỉ đồng; Vietcombank là ngân hàng có ít nợ xấu nhất với 7,424 tỉ đồng.

Bảng 3.3. Bảng so sánh tỷ lệ nợ xấu và cho vay Khách hàng tại ngân hàng BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

Nguồn: Tổng hợp BCTC Quý III/2018 tại Vietinbank, BIDV,Vietcombank

Mặc dù BIDV là ngân hàng có con số nợ xấu lớn nhất nhưng Vietinbank mới là ngân hàng có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất, lên đến 34.6%, cao hơn rất nhiều so với ngân hàng BID (21.2%) và Vietcombank (19.6%). Khi so sánh mức độ tăng trưởng ta có thể nhận thấy, tăng trưởng nợ xấu tại các ngân hàng đều vượt qua mức tăng trưởng cho vay khách hàng trong 9 tháng đầu năm. Điều này thể hiện nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu phát sinh từ những khoản cho vay cũ của ngân hàng.

Cịn trong cơ cấu phân theo nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tại VietinBank Quý III/2018 chiếm tỉ trọng cao nhất với 66,6% và tăng 67,5% so với đầu năm 2018.

Bảng 3.4. Cơ cấu và tỉ trọng các nhóm nợ của các Vietinbank, BIDV và Vietcombank Quý III/2018 – ĐVT: %

Nhóm nợ BIDV VietinBank Vietcombank

30/9 Tỷ trọng 30/9 Tỷ trọng 30/9 Tỷ trọng

Nợ dưới tiêu

chuẩn 4,591 26.9% 2,534 19.3% 843 11,4%

Nợ nghi ngờ 4,743 27.8% 1,854 14.1% 2,003 27,0%

Nợ có khả

năng mất vốn 7,708 45.2% 8,739 66.6% 4,578 61,7%

Nguồn: BCTC các Vietinbank, BIDV và Vietcombank Quý III/2018

Hết năm 2018, tổng hợp báo cáo tài chính của 20 ngân hàng trong hệ thống, Vietinbank là một trong những ngân hàng có mức tăng cao nhất trong hệ thống, với dư nợ xấu lên đến hơn 13,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2017, đứng thứ 2 trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh nhất năm 2018. Tốc độc gia tăng của nợ xấu đã vượt gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng cho vay của khách hàng.

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2018

Từ những thực trạng trên ta có thể thấy Vietinbank đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao, nếu khơng có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời thì hậu quả xảy ra vô cùng to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trong giai đoạn 2016 2018 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)