CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.1. Phân Tích Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Vietinbank
4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank
Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh tương đối khả quan, Vietinbank cũng có nhiều điểm cần chú ý trong hoạt động cho vay tại hệ thống, đặc biệt là những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây được xem là yếu tố rủi ro nguy hiểm nhất, phức tạp nhất khơng chỉ có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà cịn có thể ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng hoặc thậm chí gây thiệt
hại nặng nề cho nền kinh tế nếu quy mơ rủi ro tín dụng q lớn. Một số biểu hiện đáng lưu ý như sau:
Nợ xấu
Tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của VietinBank đến cuối năm 2018 là 13,689 tỷ đồng, tăng 51.93% so với thời điểm cuối năm 2017, mức tăng này cao hơn so với tăng trưởng dư nợ cho vay chung của ngân hàng là 9.3% trong năm 2018.
Hình 4.4. Tổng hợp dư nợ xấu và lợi nhuận Vietinbank 2016,2017,2018.
Nguồn: tổng hợp BCTC 2016,2017,2018
Về cơ cấu nợ năm 2018, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 69.17% tổng cơ cấu nợ xấu trong khi năm 2017, tỷ lệ này là 57.9% và trong năm 2016 là 54.71%. Với dư nợ 9,469 tỷ trong năm 2018, nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4,252 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng 5,650 tỷ đồng so với năm 2016; Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) năm 2018 chiếm tỷ lệ 15.23% trong tổng cơ cấu nợ xấu giảm 13.07% so
6,980 9,010 13,689 8,453 9,206 6,742 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 2016 2017 2018 Dư nợ xấu/Lợi nhuận (tỷ đồng) Năm Nợ xấu
với năm 2017 và tăng 3.61% so với năm 2016. Mức dư nợ nghi ngờ năm 2018 là 2,085 tỷ đồng, giảm 465 tỷ đồng so với năm 2017 và 1,274 tỷ đồng so với năm 2016. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) chiếm tỷ trọng 15.6% tăng thêm 1.8% so với năm 2017, giảm 18.07% so với năm 2016. Tuy tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn trong tổng nợ xấu năm 2018 giảm hơn so với năm 2017 nhưng dư nợ dưới tiêu chuẩn năm 2018 lại lên tới 2,135 tỷ đồng, tăng thêm 892 tỷ đồng so với năm 2017, giảm 215 tỷ đồng so với năm 2016.
Hình 4.5. Cơ cấu nợ xấu tại Vietinbank năm 2016, 2017, 2018.
Nguồn: tổng hợp BCTC Vietinbank 2016, 2017, 2018.
Như vậy, đến hết Quý IV/2018, nợ xấu tại Vietinbank đã tăng thêm hơn 4,600 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính 2018 của Vietinbank, tổng dư nợ cho vay của Vietinbank là 864,925 tỷ đồng, trong đó tổng số nợ xấu của Vietinbank là hơn 13,689 tỷ đồng, tăng 51.93% so với hồi cuối năm 2017, tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ cho
vay năm 2018 là 1.58%, tăng thêm 0.44% so với cuối năm 2017 và tăng thêm 0.53% so
2,350 1,243 2,135 811 2,550 2,085 3,819 5,217 9,469 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2016 2017 2018 Dư nợ xấu (tỷ đồng) Năm
Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ
với năm 2016; Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) chiếm 0.24% tổng dư nợ, tăng 0.089% so với năm 2017 và giảm 0.1% so với năm 2016 . Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) chiếm 0.24% tổng dư nợ cho vay, giảm 0.08% so với năm 2017 và tăng 0.11% so với năm 2016. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng rất cao, lên đến 1.1% tổng dư nợ cho vay năm 2018, tăng thêm 0.44% so với tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay năm 2017 và tăng thêm 0.53% so với năm 2016. Ta có thể thấy đến hết năm 2018, cơ cấu nợ xấu của Vietinbank đã sự thay đổi rõ ràng, nợ có khả năng mất vốn đã gia tăng đột biến, tăng thêm hơn 82% so với năm 2017 trong khi nợ nghi ngờ năm 2018 giảm 18.24% so với năm 2017. Như vậy, đã có một lượng dư nợ khơng nhỏ nợ nghi ngờ chuyển thành nợ có khả năng mất vốn. Đây là một tín hiệu đáng báo động trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
Trích lập Dự phịng Rủi Ro Cho Vay Khách Hàng
Cũng theo báo cáo tài chính của Vietinbank, mức trích lập dự phịng rủi ro của Vietinbank tăng mạnh liên tục qua các năm 2016, 2017, 2018. Cụ thể, tổng mức trích dự phịng rủi ro năm 2016 là 6,898 tỷ đồng, mức trích dự phịng rủi ro lũy kế này đã tăng thêm 2,349 tỷ đồng với đầu năm 2016 và bằng 27.78% tổng lợi nhuận trước thuế năm 2016. Sang đến năm 2017, mức trích lập dự phịng tại Vietinbank đạt 8,302 tỷ đồng, mức trích dự phịng rủi ro lũy kế này đã tăng thêm 1,404 tỷ đồng với đầu năm 2017 và bằng 15.25% tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017. Bước sang năm 2018, mức trích lập dự phịng tại Vietinbank đã tăng lên đến 13.008 tỷ đồng, mức trích dự phịng rủi ro lũy kế này đã tăng thêm 4,706 tỷ đồng với đầu năm 2018 và bằng 69.93% tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018. Như vậy, mức lũy kế trích lập dự phịng rủi ro cho vay của Vietinbank đã tăng ròng thêm 3,302 tỷ đồng, tăng 235.18% so với mức trích lũy kế năm 2017.
Hình 4.6. So sánh mức lũy kế trích lập dự phịng và lợi nhuận trước thuế tại Vietinbank năm 2016, 2017, 2018.
Nguồn: Tổng hợp BCTC Vietinbank 2016, 2017, 2018.
Nguyên nhân khiến Vietinbank phải tăng mạnh mức trích lập dự phịng rủi ro trong năm 2018 bởi nợ xấu nhóm 5 – Nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 4,252 tỷ đồng. Việc Vietinbank tăng cường trích lập rủi ro là do lợi nhuận chính của ngân hàng chủ yến vẫn dựa vào tín dụng. Việc ngân hàng cho vay càng nhiều thì tiền lãi thu về càng cao. Tuy nhiên, hệ lụy từ tăng trưởng về tín dụng thời gian qua khiến nợ xấu tăng cao, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý được bao nhiêu. Do đó, dù lợi nhuận thu về rất lớn, song Vietinbank vẫn đã phải chi hàng ngàn tỷ đồng để trích lập dự phịng rủi ro.
Chất lượng các khoản tín dụng lớn đang có xu hướng xấu đi.
Việc tăng trưởng tín dụng khơng phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng. Những khoản cho vay lớn luôn là sự lựa chọn số một của ngân hàng nhằm gia tăng quy mơ tín dụng cũng như đem lại những giá trị không nhỏ về mặt lãi suất và lợi nhuận. Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác cho vay, Vietinbank cũng đang tồn tại những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng của những khách hàng lớn.
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2016 2017 2018 2,349 1,404 4,706 8,454 9,206 6,730 Số Tiền (tỷ đồng) Năm Lũy kế trích lập dự phịng Lợi nhuận trước thuế
Việc cho vay tập trung quá nhiều đối với một khách hàng dẫn đến tình trạng mất kiểm sốt tín dụng, khơng đảm bảo được sự thu hồi vốn đúng hạn cũng như gia tăng rủi ro vỡ nợ tín dụng. Một số khách hàng đáng chú ý trong những năm vừa qua đã được Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra vào tháng 05/2018 do các khoản vay dư nợ lớn tiềm ẩn rủi ro tại VietinBank. Cụ thể, một số khách hàng lớn của Vietinbank có tình hình tài chính khó khăn, đã được cơ cấu lại nợ, như Công ty cổ phần DAP số 2 - Tập đồn Hóa chất 1,113 tỷ, Cơng ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 1,824 tỷ đồng, Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc 1,921 tỷ đồng, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Khống sản và luyện kim Việt Trung 4,646 tỷ đồng, Cơng ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí 1,204 tỷ đồng; Dự án Đạm Ninh Bình - Tập đồn Hóa chất 725,9 tỷ đồng, Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển NOSCO 3,078 tỷ đồng, Công ty cổ phần quốc tế C&T 919 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đất Việt 1,035 tỷ đồng, Tập đoàn Bitexco 6,949 tỷ đồng…
Đặc biệt, khách hàng lớn được Vietinbank chú ý hơn cả đó là Xi Măng Cơng Thanh. Trong báo cáo tài chính gần đây nhất đa phần tài sản của Xi măng Công Thanh là tài sản dở dang dài hạn. Tính đến cuối năm 2015, giá trị tài sản dở dang của đơn vị này lên tới 12,281 tỷ đồng, tương đương 89,21% tổng tài sản tại cùng thời điểm. Dự án mà Cơng ty rót tiền đáng kể phải kể đến là Dự án Xi măng Công Thanh Dây chuyền 2 với giá trị tương đương 12,130 tỷ đồng. Đây là dự án xi măng lớn nhất Việt Nam, được khởi công từ tháng 10/2009, khánh thành vào cuối năm 2016. Thế nhưng hiện tại, Xi Măng Công Thanh đang phải đối mặt với rủi ro lãi suất được vốn hóa đối với dự án, và thị trường xi măng cạnh tranh khốc liệt. Theo lịch trình được cơng bố, từ năm 2017 - 2023, mỗi năm Công ty sẽ phải trả thêm 240 tỷ đồng lãi vay cho dự án này. Từ năm 2024 - 2029, nợ vay phải trả mỗi năm ước đạt 290 tỷ đồng, chỉ tính riêng cho khoản vay trái phiếu dự án nói trên. Bên cạnh đó, tại khu kinh tế Nghi Sơn, tập đồn Cơng Thanh đã đăng ký đầu tư tất cả 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 50,000 tỷ đồng. Thế nhưng, chỉ dự án Nhà máy Xi măng Công Thanh được xây dựng hoàn chỉnh
và hoạt động tổng thể cả hai dây chuyền từ đầu năm 2016. Còn lại, các dự án khác đều chậm tiến độ trong thời gian dài. Nhiều dự án của Xi măng Công Thanh chưa triển khai như: Tuyến băng tải từ nhà máy Xi Măng Công Thanh ra cảng Công Thanh (18km); đầu tư bến cảng tổng hợp số 6 (6,47 ha); dự án du lịch biển Golden Coast Resort tại huyện Tĩnh Gia (15,36 ha; được chấp thuận chủ trương từ 2008, Xi Măng Công Thanh cũng xin gia hạn nhiều lần vào năm 2011 và vào tháng 6/2016.). Nhà máy nhiệt điện Công Thanh (21.480 tỷ đồng; 70ha); Cảng chuyên dụng Công Thanh (2.212,86 tỷ đồng; 22,5ha); Đáng lưu ý, hầu hết các khoản vay của Xi măng Công Thanh đều đến từ một chủ nợ là Vietinbank. Toàn bộ 7,027 tỷ đồng (gồm nợ vay và trái phiếu) đều do VietinBank tài trợ. Với việc Xi măng Cơng Thanh đầu tư gây lãng phí kéo dài, cộng thêm tài chính yếu đuối, cấu trúc tài sản thiếu cân đối trầm trọng, liên tục xin gia hạn, giãn hoãn tiến độ các dự án quy mơ chiếm đất lớn cũng như tình hình hoạt động của Xi măng Công Thanh hiện tại đặt ra câu hỏi về mặt rủi ro tín dụng rất lớn đối với VietinBank trong thời gian sắp tới.
Tổng số tiền các khách hàng lớn này nợ lên tới con số gần 32,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau khi mua lại toàn bộ khoản nợ tại VAMC, Vietinbank đã liên tục đăng thông báo đấu giá các khoản nợ xấu lớn. Trong đó, VietinBank Ba Đình đang bán tồn bộ khoản nợ của Công ty cổ phần Sông Đáy – Hồng Hà Dầu Khí để thu xử lý thu hồi nợ vay. Khoản nợ này tính đến hết ngày 16/8/2018 có giá trị cả gốc và lãi lên tới 66,18 tỷ đồng. Khoản nợ có 5 tài sản bảo đảm bao gồm nhà xưởng, xe ơ tơ, máy móc, dây chuyền, hàng hóa tồn kho. VietinBank chi nhánh TP.Hà Nội bán khoản nợ gần 111 tỷ đồng có tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Thương mại NEM. Khoản nợ được đảm bảo bằng toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển (hàng thời trang) của Công ty thương mại NEM, có giá trị ghi nhận đến ngày 30/6 là 33,9 tỷ đồng. VietinBank Đông Hải Dương đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhôm Tân Đông, bao gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị.