Tổng hợp kết quả của các cơng trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29)

Tác giả Dữ liệu Biến

phụ thuộc Biến độc lậpvề sở hữu Kết quả (+ cùng chiều, - ngược chiều) Uwuigbe và Olusanmi (2012) Dữ liệu 31 cơng ty tài chính ở Nigeria từ 2006-2010

ROA Sở hữu nước ngoài

+

Sở hữu tổ chức +

Rahman và Dữ liệu 9 ngân hàng trong nước và

Reja (2015) 12 ngân hàng nước ngoài tại Malaysia

trong giai đoạn 2000-2011

ROE Sở hữu nước ngồi Khơng Sở hữu tổ chức + Matanda và công sự (2015) Dữ liệu 43 ngân hàng thương mại ở Kenya từ năm 2001-2013 ROA, ROE, Tobin’Q Sở hữu tổ chức Không

Kiruri (2013) Dữ liệu 43 ngân hàng thương mại

Kenya giai đoạn 2007-2011

ROE Sở hữu nhà nước -

Sở hữu nước ngoài + Kobeissi (2010) Dữ liệu 249 ngân hàng ở 20 quốc gia vùng Trung Đông và Bắc Phi giai đoạn 2000-2002 ROA, ROE Sở hữu nhà nước - Sở hữu nước ngoài + Ezugwu và Itodo (2014) 180 quan sát của 18 NHTMCP Negeria giai đoạn 2002- 2011 ROA, ROE, NIM Sở hữu nhà nước - Sở hữu nước ngồi Khơng

Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự

(2015)

Dữ liệu 40 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2012.

ROA, ROE

Sở hữu nhà nước Khơng

Sở hữu nước ngồi Khơng Trần Việt Dũng (2014) Dữ liệu 22 NHTM Việt Nam giai đoạn

2006-2012 ROA, ROE, NIM Sở hữu nhà nước - Sở hữu nước ngồi Khơng Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Dữ liệu 39 NHTM Việt Nam giai đoạn

2005-2012 ROA, ROE Sở hữu nhà nước - Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) Dữ liệu 30 NHTM Việt Nam giai đoạn

2008- 2012

NIM Sở hữu nhà nước -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Như vậy, kết quả nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia khác nhau với các giai đoạn nghiên cứu khác nhau cũng cho ra kết quả khác nhau, tuy nhiên có thể nhìn thấy xu hướng chung trong các nghiên cứu là tác động tiêu cực của sở hữu nhà nước; tác động tích cực của sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 2: Sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời có mối tương quan

dương.

Giả thuyết 3: Sở hữu tổ chức và khả năng sinh lời có mối tương quan dương.

Tóm tắt Chương 2

Trong chương này trình bày lần lượt các khái niệm về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời, tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng để làm cơ sở phát triển giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở Chương 2 đã giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Tiếp theo Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu thơng qua xác định mơ hình nghiên cứu, cách chọn mẫu và thu thập dữ liệu, mơ tả các biến và cách tính tốn các biến trong mơ hình. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng theo mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện các kiểm định cần thiết để lựa chọn mơ hình phù hợp.

3.1. Mơ hình nghiên cứu

Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu tổng quan trước đây, nhằm mục đích tìm hiểu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tác giả kế thừa nghiên cứu của nhóm tác giả Rahman và Reja (2015) nghiên cứu cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của 9 ngân hàng trong nước và 12 ngân hàng nước ngoài tại Malaysia trong giai đoạn 2000-2011. Mơ hình nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là ROA, ROE, biến độc lập là 5 thành phần sở hữu: sở hữu nhà quản lý, sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngồi. Sử dụng mơ hình hồi quy đa biến tác động cố định để kiểm định tác động của 5 thành phần sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy sở hữu nhà quản lý và sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến ROA, ROE; sở hữu tổ chức có tác động tích cực đến ROE, trong khi sở hữu gia đình và sở hữu nước ngồi khơng có ảnh hưởng rõ rệt.

Ngoài ra, kế thừa nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại với dữ liệu 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012. Mơ hình sử dụng biến phụ thuộc là ROA, ROE, NIM; biến độc lập là tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, log tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tài sản thanh khoản trên tiền gửi, tiền

gửi trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Kết quả cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, sở hữu nước ngồi chưa có ảnh hưởng rõ rệt. Bên cạnh đó, các ngân hàng được tìm thấy hiệu quả hơn khi nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu. Tác giả không đủ cơ sở khẳng định tác động của quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ, huy động lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biến số về rủi ro của ngân hàng chưa có tác động rõ rệt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cuối cùng các biến vĩ mô, tác động rõ nét tới hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Kế thừa có chọn lọc từ hai cơng trình nghiên cứu trên, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của 20 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 như sau:

Yit= β0 + β1.STATEit + β2.FORit+ β3.INSit+ β4.ETAit + β5.NPLit + β6. INFit + β7.GDPit + ɛ it

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc – Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường bởi ROA, ROE.

Biến độc lập gồm:

STATE: Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong 1 ngân hàng

FOR: Tỷ lệ sở của cổ đơng nước ngồi trong 1 ngân hàng INS: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức trong 1 ngân hàng ETA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

NPL: Tỷ lệ nợ xấu INF: Tỷ lệ lạm phát GDP: Tăng trưởng GDP β0: Hằng số 1, 2,…, 6, 7’ : Hệ số hồi quy. ɛ : Sai số.

t: Năm nghiên cứu từ 2010-2017.

3.2. Mô tả cách chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng của 20 NHTMCP Việt Nam, giai đoạn từ 2010-2017, bao gồm 180 quan sát. Nghiên cứu chọn mẫu 20 NHTMCP Việt Nam là vì: sự thuận tiện trong việc tìm kiếm dữ liệu về tỷ lệ sở hữu (sau khi đã loại bỏ những ngân hàng thiếu thông tin hoặc không công bố đầy đủ thông tin), các ngân hàng được đưa vào mẫu là những ngân hàng có thể đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTMCP về mặt tài sản, vốn chủ sở hữu, quy mô thị trường.

Trong mẫu này, có 3 ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối là NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Các ngân hàng còn lại, tỷ lệ sở hữu Nhà nước có xuất hiện tại một số ngân hàng nhưng không chiếm tỷ lệ chi phối.

Trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ năm 2010 đến năm 2017 là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam như thực hiện cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Điều này, cho phép đánh giá sự thay đổi mơ hình kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả khơng, tác động của cấu trúc sở hữu ảnh hưởng như thế nào.

Sau khi mẫu khảo sát được lựa chọn, các dữ liệu cần thiết sẽ được thu thập, cụ thể: các dữ liệu về kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối, các chỉ số tài chính được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán của các ngân hàng được chọn làm mẫu trên trang web của từng ngân hàng, www.vietstock.vn; một số thông tin về tỷ lệ sở hữu không được công bố đầy đủ trên báo cáo tài chính, tác giả thu thập thêm từ báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Đối với các số liệu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác giả sử dụng số liệu từ các báo cáo thông kê và công bố thông tin của Tổng cục thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.3. Mô tả cách tính tốn các biến 3.3.1. Biến phụ thuộc

- ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để đo lường khả năng sinh lời của

ngân hàng được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở bình quân. Khoản mục vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo cân đối kế toán, lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm.

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

- ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản để đo lường khả năng sinh lời của

ngân hàng được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân. Khoản mục tổng tài sản được lấy từ báo cáo cân đối kế toán, lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm.

ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Tổng tài sản bình quân 3.3.2. Biến độc lập

Bảng 3.1: Mô tả các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình hồi quy

Biến Công thức xác định Dấu kỳ

vọng Nghiên cứu trước

Biến giải thích

STATE Tỷ lệ sở hữu của nhà

nước -

- Rahman và Reja (2015) - Kobeissi (2010)

- Ezugwu CI và A. Itodo (2014) - Kiruri (2013)

Biến Công thức xác định Dấu kỳ

vọng Nghiên cứu trước

- Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2012) - Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013)

FOR Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi +

- Kobeissi (2010) - Kiruri (2013)

- Micco và cộng sự (2004) - Uwuigbe và Olusanmi (2012)

INS Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức + - Rahman và Reja (2015) - Uwuigbe và Olusanmi (2012) Biến kiểm sốt ETA Quy mơ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản + (ROA) - (ROE) - Trần Việt Dũng (2014)

- Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013) (+ ROA, -ROE) NPL Tỷ lệ nợ xấu = (dư nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5) / Tổng dư nợ - - Trần Việt Dũng (2014)

- Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013) - Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) INF Tỷ lệ lạm phát + - Hồ Thị Hồng Minh,Nguyễn Thị Cành (2015) GDP GDP năm nay trừ GDP năm trước/GDP năm trước + - Trần Việt Dũng (2014) - Kosak & Cok (2008)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Cấu trúc sở hữu (STATE, FOR, INS):

STATE – Tỷ lệ sở hữu nhà nước: là tổng tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Chính phủ,

của các doanh nghiệp nhà nước và của cả người đại diện nhà nước trong tổng vốn chủ sở hữu. Theo Rahman và Reja (2015), Kiruri (2013) cho thấy rằng sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến đến lợi nhuận của ngân hàng.

FOR – Tỷ lệ sở hữu nước ngoài: là tổng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và tổ chức nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu. Theo Uwuigbe và Olusanmi (2012) cổ đông nước ngồi với kỹ năng quản lý tốt và cơng nghệ cao cũng mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động công ty.

INS – Tỷ lệ sở hữu tổ chức: là tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức trong tổng vốn

chủ sở hữu. Theo Uwuigbe và Olusanmi (2012) cổ đơng tổ chức với vai trị giám sát tốt cũng đóng góp quan trọng vào hiệu quả hoạt động công ty. Rahman và Reja (2015) cũng cho thấy sở hữu tổ chức có tác động tích cực đến ROE.

- Quy mô vốn chủ sở hữu (ETA)

ETA đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại thời điểm cuối năm được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng quy mơ vốn chủ sở hữu có vai trị quan trọng trong việc duy trì an tồn và phát triển hoạt động của ngân hàng do các ngân hàng luôn bị khống chế tỷ lệ an tồn vốn. Thơng thường, ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để huy động thêm vốn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi đó an tồn vốn cao chứng tỏ ngân hàng đó sử dụng địn bẩy tài chính thấp sẽ đi đơi với lợi nhuận giảm vì có khả năng dư thừa vốn, khơng tận dụng tối đa nguồn vốn, có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Trần Việt Dũng (2014), Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015).

ETA = Vốn chủ sở hữu x 100% Tổng tài sản

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng cách lấy tổng nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chia cho tổng dư nợ, cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTMCP phải đối mặt, phản ánh chất lượng tín dụng và tình hình sức khỏe tài chính của ngân hàng, phần nào thể hiện hiệu quả hay năng lực quản lý của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém, do địi hỏi ngân hàng phải tăng trích lập dự phịng, phát sinh tăng chi phí trích lập DPRR tín dụng và ảnh hưởng giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012).

NPL = Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 x 100%

Tổng tài sản - Tỷ lệ lạm phát (INF)

Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai về tác động của lạm phát lên kết quả kinh doanh của lĩnh vực tài chính, tuy nhiên mối quan hệ giữa lạm phát với hoạt động của hệ thống NHTMCP chưa phổ biến. Đặc biệt, các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bất cân xứng thơng tin trên thị trường tín dụng và chỉ ra rằng việc tăng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của thị trường dẫn đến sự sụt giảm kết quả kinh doanh của thị trường tài chính (ngân hàng và thị trường chứng khốn). Tăng lạm phát không chỉ giảm tỷ suất sinh lời thực của tiền mà còn của tài sản. Lạm phát tăng lên dẫn đến tình trạng phân bổ tín dụng chặt chẽ hơn của các NHTM (Trần Việt Dũng, 2014). Lạm phát có tác động trực tiếp tới động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế vì vậy sẽ tác động trực tiếp tới chi phí và thu nhập của ngân hàng, cũng như tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên, Kunt và Huizinga (1999) trong nghiên cứu của mình lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng khi thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của

nó. Trong nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Tăng trưởng GDP thực tế ( Real Gross Domestic product)

GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)