Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Gợi ý chính sách

khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

5.2. Gợi ý chính sách * Về cấu trúc sở hữu * Về cấu trúc sở hữu

Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu, sở hữu nhà nước khơng có tác động đến ROA nhưng có tác động cùng chiều đến ROE , kết quả nghiên cứu này trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây, điều này có thể giải thích do giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn khủng hoảng tài chính và giai đoạn tái cấu trúc các ngân hàng, với nhiều biện

pháp của ngân hàng nhà nước và sự hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như lợi thế về vốn, về quy mô, về năng lực canh tranh, trong giai đoạn khủng hoảng các ngân hàng có vốn nhà nước có khả năng hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện nay chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước là chủ trương đúng đắn được nhiều nghiên cứu kiểm chứng, nhưng do thể chế kinh tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước cần thận trọng và có lộ trình phù hợp vì khi khủng hoảng xảy ra các ngân hàng thương mại nhà nước thường có khả năng vượt qua khủng hoảng tốt hơn.

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy sở hữu nước ngồi khơng có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng được giải thích do khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nên thực sự nhà đầu tư nước ngoài cũng không đủ mạnh để tham gia quản trị ngân hàng nên mức độ tác động không đáng kể. Tuy nhiên với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia để khuyến khích nhà đầu tư lớn của nước ngồi đặc biệt là các định chế tài chính quốc tế có uy tín với kinh nghiệm và nguồn lực về quản trị, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, thị trường vốn quốc tế sẽ là nhân tố thúc đầy phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ ba, sở hữu tổ chức có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời do khả năng giám sát tố của các tổ chức, điều này khuyến khích các ngân hàng cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia để cùng với việc tăng vốn và năng lực điều hành, khả năng sử dụng vốn cũng tăng theo tương ứng do kinh nghiệm quản lý sẳn có của các cổ đông tổ chức.

* Tăng quy mô vốn chủ sở hữu (ETA)

Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) nhưng lại tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCP Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu của một ngân hàng càng tăng thì ROA của ngân hàng càng tăng, tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu vốn chủ sở hữu các ngân hàng tăng 15%, trong khi lợi nhuận tăng 10% làm cho hiệu quả sử

dụng vốn kém linh hoạt dẫn đến ROE giảm. Vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo qui định. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn dẫn đến chi phí sử dụng vốn bình qn càng cao, do chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng nợ, trong khi đó việc tăng lãi suất cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng, nên khả năng sinh lời sẽ bị thu hẹp. Việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cần cân nhắc cho từng ngân hàng cụ thể, việc tăng vốn chủ sở hữu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, đặc điểm của từng ngân hàng, cân đối sử dụng vốn hợp lý giữa vốn cho vay và vốn huy động để phát huy được ưu điểm của các hình thức huy động vốn và phải phù hợp với năng lực quản trị điều hành sử dụng vốn của từng ngân hàng cụ thể. Tuy nhiên, các NHTMCP cần có lộ trình và phương pháp phù hợp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính, tránh gây áp lực trong việc nâng cao khả năng sinh lời cho chủ đầu tư.

* Tăng cường xử lý nợ xấu (NPL)

Theo kết quả nghiên cứu chứng minh được rằng nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam trong giai đọan nghiên cứu, khi nợ xấu gia tăng làm suy giảm đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh hay khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì phải tăng cường quản trị, kiểm sốt rủi ro phù hợp với quy mơ tổng tài sản tăng lên theo thời gian; tăng cường các biện pháp nghiên cứu phân tích tín dụng và giám sát khả năng trả nợ của khách hàng hiệu quả hơn; thực hiện các giải pháp tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu như bán tài sản đảm bảo, tích cực thu hồi nợ, đánh giá lại nợ hoặc bán nợ,…để tiết giảm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tiếp theo mới mở rộng cho vay các khách hàng kinh doanh hiệu quả. Để nâng cao chất lượng hoạt động các NHTMCP cần đánh giá được chính xác thực trạng nợ xấu để có biện pháp quản trị rủi ro, quản lý hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý tài sản và phân luồng đánh giá khách hàng để tiếp tục cho vay đối với những khách hàng uy tín, kinh doanh hiệu quả để hạn chế nợ xấu phát sinh.

* Về yếu tố lạm phát (INF)

Theo kết quả nghiên cứu lạm phát có tác động tích cực cùng chiều với khả năng sinh lời với NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, lạm phát có xu hướng biến động mạnh và giảm trong khi dư nợ cho vay các ngân hàng vẫn ở mức lãi suất cao. Tuy nhiên, việc duy trì lạm phát thấp, ổn định sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Do lạm phát ngồi tầm kiểm sốt của các ngân hàng nên các ngân hàng cần chủ động đối phó trước những thay đổi của nền kinh tế nhằm bảo tồn tài sản của mình, có hệ thống dự báo tốt nhằm cũng như biện pháp đối phó với rủi ro, kiểm sốt giá cả kiềm chế, ổn định lạm phát.

* Về yếu tố tăng trưởng kinh tế (GDP)

Theo kết quả nghiên cứu tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời với NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối quan hệ tuần hồn. Khi GDP có xu hướng tăng sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả và ngược lại. Điều này có thể giải thích khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao thì tín dụng cũng tăng trưởng cao đã góp phần đem lại khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.

5.3. Hạn chế của luận văn, gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Về dữ liệu nghiên cứu: trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả gặp khó khăn trong tìm kiếm dữ liệu về tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng do một số ngân hàng công bố thông tin không đầy đủ. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tổ chức một phần vì sự thuận tiện trong thu thập dữ liệu. Do đó, hạn chế của luận văn là một số khía cạnh khác như sở hữu tập trung, sở hữu gia đình, sở hữu Ban Giám đốc… cịn chưa được đề cập đến.

Về thời gian nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng thu thập thông tin, nên tác giả chưa xem xét đánh giá tác động của yếu tố quản trị cơng ty trong ngân hàng có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động, đây cũng sẽ là khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo.

* Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về khả năng tiếp cận số liệu và hạn chế về thời gian thu thập thơng tin nên luận văn cịn một số hạn chế và gợi ý cho những nghiên cứu thực hiện trong tương lai tìm hiểu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời: Về biến số sử dụng trong mơ hình: Các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung phân tích tác động của sở hữu tập trung, sở hữu gia đình, sở hữu Ban giám đốc, hay vấn đề quản trị công ty tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tóm tắt Chương 5

Chương 5 đã tóm lược kết quả nghiên cứu thực nghiệm chính theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn và đưa ra một số gợi ý chính sách góp phần cải thiện khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam thông qua việc thay đổi cấu trúc sở hữu, hạn chế yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các bạn học viên, nhà quản trị NHTM trong công tác điều hành quản lý các NHTMCP. Đồng thời, chương này cũng nhìn nhận một số hạn chế mà tác giả chưa giải quyết được và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN CHUNG

Vấn đề cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời NHTMCP là một trong những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhóm cấu trúc sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP thơng qua phương pháp phân tích định lượng dữ liệu bảng với phần mềm STATA12. Mặc dù, nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP tương đối phổ biến, tuy nhiên với những hướng tiếp cận theo không gian và thời gian khác nhau, tác giả cũng mong muốn trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các nghiên cứu trước đây để kiểm định tính phù hợp theo hướng tiếp cận đánh giá và xác định cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2017.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng cung cấp được bức tranh hoàn thiện hơn về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam để giúp các nhà quản trị ngân hàng có định hướng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm cải thiện khả năng sinh lời để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính đã kiểm tốn, báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2010-2017.

2. Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, 2015. Đa dạng hoá thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Công nghệ

ngân hàng, số 106+107, 13-21.

3. Kiều Hữu Thiện và cộng sự, 2014. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại do nhà nước giữ cổ phần chi phối (thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh). Đề tài cấp ngành năm 2014.

4. Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2013. Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp

chí khoa học, số 2013, 31-37.

5. Trần Phương Thảo, Lê Nguyễn Quỳnh Hương, 2016. Tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng, số 125, tháng 8.

6. Trần Việt Dũng, 2014. Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8, 2-11.

7. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công nghệ Ngân

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Antoniadis I, Lazarides T.M, Sarrianides N, 2010. Ownership and performance in the Greek banking sector. International Conferrence on applied Economics – ICOAE 2010.

2. Baumol, W.J. (1959). Business Behavior, Value and Growth. New York,

Macmillan.

3. Berle, A., Means, G.,1932.The Modern Corporation and Private Property. MacMilan, New York.

4. Berger, A. N., DeYoung, R., Genay, H. & Udell, G. F., (2000). Globalization of Financial Institutions: Evidence from Cross-Border Banking Performance. Brookings Papers on Economic Activity 2, 23-158. 5. Brickley, J. A., Lease, R. C., & Smith, C. W. (1988). Ownership structure

and voting on antitakeover amendments. Journal of Financial Economics,

20:267–291.

6. Demirguc-Kunt, A., Huizinga, H., (1999), How does foreign entry affect domestic banking markets?, Journal of Banking and Finance, Vol. 25, pp. 891-911.

7. Ezugwu CI and Alex Abiremi Itodo, 2014. Impact of equity ownership structure on the operating perfomance of Nigerian banks (2002-2011).

Standard Global Journal of business Management, Vol(1)4, July 2014,

pp.061-073.

8. Fama, E. F., & Jensen, M. C. (1983). Separation of ownership and control.

Journal of Law and Economics, 26, 301–325.

9. Gursoy G, Aydogan K, 2002. Equity Ownership structure, Risk Talking and Performance: An Empirical Investigation in Turkisk Companies. Emerging Markets Finance and Trade, vol. 38, issue 6, 6-25.

10. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behav-ior, agency costs, and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3,305–360.

11. Kobeissi, N, 2015. Ownership structure and bank performance: Evidence from the Middle East and North Africa (MENA). Working Paper 0413.

(http://www.mafhoum.com/press7/217E15.pdf).

12. Matanda,Oyugi, Lishenga, 2015. Institutional owership and commercial performance in Kenya is there relationship? Research Journal of Finance and Accounting www.iiste.org ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.6, No.16, 2015.

13. Marko Kosak, Mitja Cok, 2008. Ownership structure and profitability of the banking sector: evidence from the SEE region. Preliminary Communication, UDC: 336.71(497).

14. Mak, Y. T. & Li, Y. (2001), Determinants of Corporate Ownership and Board Structure: Evidence from Singapore, Journal of Corporate Finance,vol. 7, pp. 236-256.

15. Monson, R.J. and A. Downs (1965). A Theory of Large Managerial Firms.

Journal of Political Economy (June): 221-236.

16. Nguyen Hong Sơn, Tran Thi Thanh Tu, Đinh Xuan Cuong, Lai Anh Ngoc, Pham Bao Khanh, 2015. Impact of ownership structure and bank performance – An empirical test in Vietnamese Banks. International Journal of financial research, Vol.6, No.4;2015.

17. Nora, Anis, 2015. Ownership structure and Bank performmance. Journal of Economics, Business and Management, Vol.3, No 5, May 2015.

18. Rokwaro Massimiliano Kiruri, 2013. The effect of ownership structure on bank profitability in Kenya. European Journal of Management Sciences and

19. Rose, S. P, 1999. Commmercial Bank Management, 4th Edition, Mc Graw

Hill.

20. Unite, A. and Sullivan, M. J., (2003), The effect of foreign entry and ownership structure on the Philippine domestic banking market, Journal of Banking and Finance 27, 2323-2345.

21. Uwuigbe, U., & Olusanmi, O. (2012). An empirical examination of the relationship between ownership structure and the performance of firms in Nigeria. International Business Research, 5(1), 208–216. doi:10.5539/ibr.v5n1p208

22. Wen Wen, 2010. Ownership structure and Banking Performance: New evidence in China. Working paper.

23. Williamson, Oliver E. (1964). The Economics of Discretionary Behavior: Managerial Objectives in a Theory of the Firm. Englewood Cliffs, NJ,

Prentice-Hall.

24. Xu, L.C., T. Zhu & Y. Lin, (2005), Politician Control, Agency Problems, And Ownership Reform: Evidence From China, Economics of Transition

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

THỰC TRẠNG ROA, ROE, CẤU TRÚC SỞ HỮU TỪ NĂM 2010-2017 CỦA 20 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM CHỌN MẪU

Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROA trung bình 1.56% 1.44% 0.88% 0.67% 0.66% 0.52% 0.60% 0.75% ROA nhỏ nhất 0.81% 0.67% 0.01% 0.07% 0.02% 0.02% 0.01% 0.03% ROA lớn nhất 5.54% 2.63% 1.97% 1.57% 1.30% 1.34% 1.86% 2.54% Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROE trung bình 16.09% 15.12% 8.46% 6.94% 7.23% 6.59% 7.58% 9.81% ROE nhỏ nhất 3.55% 6.35% 0.07% 0.58% 0.25% 0.20% 0.08% 0.68% ROE lớn nhất 29.12% 28.80% 19.67% 15.57% 15.27% 21.42% 25.75% 27.50% Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)