Với xu hướng fintech đang phát triển mạnh mẽ trên tồn cầu thì Việt Nam cũng đang quan tâm và phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này. Việt Nam được xem là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực cho fintech vì dân số
trẻ, sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều, tăng trưởng tiêu dùng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Theo chia sẻ của lãnh đạo cao cấp fintech của Ernst & Young tại hội thảo cơng bố khảo sát tồn cảnh về fintech khu vực ASEAN 2018, thì Việt Nam có đến 78 cơng ty đang hoạt động trong lĩnh vực fintech với số vốn đầu tư lên đến 129 triệu USD. Các công ty fintech của Việt Nam đang tập trung mạnh trong lĩnh vực thanh tốn vì Việt Nam hiện có tới 90% các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt nên nhu cầu về dịch vụ thanh toán di động sẽ rất lớn trong tương lai. Các công ty fintech tiêu biều tại Việt Nam được biểu diễn trong sơ đồ hình 2.3.6
Hình 2.3.6: Các cơng ty fintech tại Việt Nam. Nguồn: Ernst & Young.
Để kịp thời đáp ứng xu hướng toàn cầu, từ năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép các công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn trên cơ sở thí điểm, với các sản phẩm ứng dụng cơng nghệ như ví điện tử. Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép thử nghiệm một số mơ hình hợp tác giữa ngân hàng và các đối tác phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động. Với sự bùng nổ và tiện ích của cơng nghệ tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã ủng hộ sự hợp tác giữa các công ty fintech và ngân hàng ở Việt Nam để tạo nên sức mạnh
cộng hưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển năng động của thị trường, nhằm thúc đẩy tài chính tồn diện. Đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tham mưu, đề xuất giải pháp hồn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp fintech ở Việt Nam phát triển. Ngân hàng Nhà nước đã bước đầu triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực fintech, để làm cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển hài hịa của fintech và ngân hàng, kiểm sốt rủi ro, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Ngoài ra Việt Nam cũng nhận được sự đồng hành của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và chiến lược phát triển tài chính vi mơ đến năm 2020, xây dựng chiến lược về tài chính tồn diện nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân.
Fintech đang ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn trong các dịch vụ bảo hiểm, đầu tư và quản lý tài sản, gọi vốn cộng đồng,... Để thực sự phát huy các tiềm năng, cơ hội và lợi ích của fintech ở Việt Nam, bên cạnh vai trò tiên phong của Ngân hàng Nhà nước thì cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan, bộ ngành liên quan và sự hưởng ứng của các công ty, người dân để giúp Việt Nam là một trong những thị trường fintech phát triển nhất khu vực.