Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 75 41.7 Nữ 105 58.3 Cộng 180 100% Độ tuổi Dưới 30 tuổi 46 25.6 Từ 30 đến 40 tuổi 100 55.6 Trên 40 tuổi 34 18.8 Cộng 180 100% Trình độ học vấn Đại học 158 87.8 Trên đại học 22 12.2 Cộng 180 100%
Thâm niên công tác
Từ 1 đến dưới 5 năm 53 29.4
Từ 5 đến dưới 10 năm 80 44.4
10 năm trở lên 47 26.1
Cộng 180 100%
Kết quả thống kê mơ tả mẫu được tóm tắt tại Bảng 4.1 nêu trên sử dụng để phân tích nghiên cứu như sau:
- Về giới tính: 75/180 đối tượng được khảo sát là nam (41.7%) và 105/180 là nữ (58.3%). Số liệu cho thấy hiện nay số lượng nữ nhiều hơn nam tại Sở Tài chính.
- Về độ tuổi: 46/180 người tham gia khảo sát dưới 30 tuổi (25.6%), 100/180 người từ 30-40 tuổi (55.6%) và 34/180 người trên 40 tuổi (18.9%). Kết quả này cho thấy lượng nhân viên trẻ ít, chiếm 25.6% của 180 mẫu quan sát, độ tuổi cũng cho thấy được kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các công chức tại Sở Tài chính.
- Về trình độ học vấn: 158/180 người được khảo sát trình độ đại học (87.8%), 22/180 người có bằng trên đại học (12.2%). Kết quả này cho thấy với 180 quan sát thì phần lớn cơng chức đều có trình độ đại học trở lên, tỷ lệ học vấn cao, phù hợp với tính chất là đơn vị Sở ngành chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước nên cần phải có được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.
- Về thâm niên cơng tác: 53/180 người có thâm niên trong Sở Tài chính từ 01 – 05 năm (29.4%), 80/180 người từ 05 - 10 năm (44.4%), 47/180 người từ 10 năm trở lên (26.1%).
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Từ kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha tại bảng 4.2 cho thấy:
- Nhân tố “Nhận thức và đánh giá cảm xúc” có hệ số Cronbach's Alpha
0.799 ( > 0.6), hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát (PE1, PE2, PE4, PE5, PE6) đều lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đảm bảo điều kiện để được phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
Tuy nhiên, biến quan sát PE3 nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến là 0.874 > 0.799 là hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức và đánh giá cảm xúc (có nghĩa là nếu ta loại biến PE3 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang
đo Nhận thức và đánh giá cảm xúc đang từ 0.047 thành 0.874). Tác giả nhận thấy biến quan sát PE3 “Tơi có thể cảm nhận được cảm xúc của một người” có ý nghĩa gần giống nhưng khơng diễn giải cụ thể về ý nghĩa như biến quan sát PE6 “Tôi dễ
dàng phát hiện cảm xúc của một người về một vấn đề mặc cho họ nói gì” nên tác
giả tiến hành loại biến PE3 để tránh trường hợp trùng lắp về ý nghĩa làm cho người được khảo sát khó định hình được câu trả lời.
- Nhân tố “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc” có hệ số Cronbach's Alpha 0.833 (>0.6), hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát (FE1, FE3, FE4, FE5, FE6) đều lớn hơn 0.3. Do đó, các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đảm bảo điều kiện để được phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
Tuy nhiên, biến quan sát FE2 nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến là 0.873 > 0.833 là hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Suy nghĩ tích cực với cảm xúc (có nghĩa là nếu ta loại biến FE2 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Suy nghĩ tích cực với cảm xúc đang từ 0.226 thành 0.873). Đồng thời, tác giả nhận thấy biến quan sát FE2 “Tôi thường sử dụng sự đam mê của mình về một cơng
việc để tập trung nỗ lực của những người khác tham gia vào dự án” nói về đam mê
của cá nhân trong công việc, không phù hợp với các biến quan sát còn lại trong thang đo phản ánh suy nghĩ tích cực với cảm xúc.
- Nhóm nhân tố “Hiểu rõ cảm xúc” có hệ số Cronbach's Alpha
0.745(>0.6), hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát (UE1, UE2, UE3, UE4, UE5, UE6) đều lớn hơn 0.3. Do đó, các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đảm bảo điều kiện để được phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
- Nhân tố “Quy định và kiểm sốt cảm xúc” có hệ số Cronbach's Alpha 0.895 (>0.6), hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát (RE1, RE2, RE3, RE4, RE5, RE6) đều lớn hơn 0.3. Do đó, các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đảm bảo điều kiện để được phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.