Thành phần Hệ số chưa điều chỉnh Hệ số điều chỉnh Giá trị T Mức ý nghĩa Thống kê Đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn
Beta Dung sai VIF
Hằng số .464 .244 1.901 .059 Nhận thức và đánh giá cảm xúc .367 .048 .440 7.582 .000 .793 1.261 Suy nghĩ tích cực với cảm xúc .105 .036 .157 2.907 .004 .917 1.090 Hiểu rõ cảm xúc .266 .053 .278 5.025 .000 .871 1.148 Quy định và kiểm soát cảm xúc .145 .049 .178 2.960 .003 .740 1.352
Phương trình hồi quy tuyến tính bội: Các yếu tố thành phần của Trí tuệ cảm xúc tác động đến Kết quả công việc được thể hiện qua phương trình hồi quy (theo hệ số đã điều chỉnh) như sau:
JP = 0.440*PE + 0.157*FE + 0.278*UE + 0.178*RE + ε
- Biến phụ thuộc: JP - Kết quả công việc
- Biến độc lập: PE - Nhận thức và đánh giá cảm xúc; FE - Suy nghĩ tích cực với cảm xúc; UE - Hiểu rõ cảm xúc; RE: Quy định và kiểm soát cảm xúc
+ Hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, nếu có đa cộng tuyến sẽ làm kết quả kiểm định sai lệch, có thể do sự phóng đại kết quả nghiên cứu. Để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra hay khơng thì phép thử giá trị dung sai, giá trị phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng. Kết quả cho thấy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) dao động từ 1.090 đến 1.352 đều bé hơn 2. Như vậy, có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng tuyến không là vấn đề nghiêm trọng đối với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.
4.5. Kiểm định lý thuyết về phân phối chuẩn
Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính thơng qua các biểu đồ. Xác định giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư có bị vi phạm hay không bằng biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram hoặc biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot.
Kết quả về dị tìm sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính đa biến: (1) Hình 4.1 cho thấy độ lệch chuẩn là 0.989 xấp xỉ bằng 1 và giá trị trung bình Mean là 4.09E-15 xấp xỉ bằng 0; do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.
Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng của tác giả.
(2) Hình 4.2 cho thấy các điểm quan sát không bị phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng; do đó biểu đồ Normal P-P Plot cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.
Hình 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot
(3) Hình 4.3 cho thấy phần dư đã chuẩn hóa được phân bố ngẫu nhiên trong vùng xung quanh tung độ 0 cho thấy quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatter Plot
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng của tác giả.
4.6. Kiểm định các giả thuyết
Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy 04 yếu tố thành phần của trí tuệ cảm xúc đều có hệ số Beta dương nên các yếu tố này đều tác động dương đến kết quả cơng việc. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất là Nhận thức và đánh giá cảm xúc với hệ số β = 0.440, thứ hai là yếu tố Hiểu rõ cảm xúc với hệ số β = 0.278, thứ ba là Quy định và kiểm soát cảm xúc với hệ số β = 0.178, cuối cùng và tác động yếu nhất là Suy nghĩ tích cực với cảm xúc với hệ số β = 0.157.
Giả thuyết H1: Nhận thức và đánh giá cảm xúc tác động dương đến kết quả công việc của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, giả thuyết H1 được chấp nhận với hệ số β = 0.440, mức ý nghĩa Sig.=0.000 <0.05. Như vậy, khi cán bộ cơng chức tại Sở Tài chính có nhận thức và đánh giá được cảm xúc một cách chính xác trong quá
trình giao tiếp, tương tác khi thực hiện cơng việc với đồng nghiệp thì họ sẽ có kết quả công việc tốt hơn.
Giả thuyết H2: Suy nghĩ tích cực với cảm xúc tác động dương đến kết quả công việc của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, giả thuyết H2 được chấp nhận với hệ số β = 0.157, mức ý nghĩa Sig.=0.0004 <0.05. Như vậy, khi cán bộ cơng chức tại Sở Tài chính sử dụng cảm xúc để tạo ra suy nghĩ tích cực để cảm nhận về mức độ quan trọng của công việc nhằm tạo ra sự ưu tiên giải quyết và luôn lắng nghe cảm xúc của đồng nghiệp để thiết lập sự ưu tiên thì họ sẽ có kết quả cơng việc tốt hơn.
Giả thuyết H3: Hiểu rõ cảm xúc tác động dương đến kết quả công việc của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, giả thuyết H3 được chấp nhận với hệ số β = 0.278, mức ý nghĩa Sig.=0.000 <0.05. Do đó, khi cán bộ cơng chức tại Sở Tài chính có thể hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đồng nghiệp khi áp lực cơng việc đang tăng cao thì họ sẽ có những cử chỉ, hành động hợp lý để giúp đồng nghiệp vượt qua, từ đó góp phần nâng cao kết quả cơng việc.
Giả thuyết H4: Quy định và kiểm sốt cảm xúc tác động dương đến kết quả cơng việc của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, giả thuyết H4 được chấp nhận với hệ số β = 0.178, mức ý nghĩa Sig.= 0.003 <0.05. Như vậy, khi cán bộ công chức tại Sở Tài chính có cảm xúc được quy định và kiểm sốt tốt thì họ sẽ có thể truyền tải được cảm xúc nhiệt huyết trong công việc cũng như nỗ lực đưa ra những lời động viên an ủi, quan tâm đến đồng nghiệp trong công việc cũng như cuộc sống, từ đó làm tăng kết quả cơng việc.
Mơ hình kết quả nghiên cứu:
Hình 4.4: Mơ hình kết quả nghiên cứu
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng của tác giả
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích ở Chương 4 cho thấy 04 thành phần của trí tuệ cảm xúc tác động đến kết quả công việc của nhân viên có mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp như sau: Nhận thức và đánh giá cảm xúc; Hiểu rõ cảm xúc; Quy định và kiểm soát cảm xúc; Suy nghĩ tích cực với cảm xúc.