Yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

3.2. Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro hoạt động

3.2.5. Yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động

Khái niệm

Là mức vốn Ngân hàng cần duy trì để đảm bảo an tồn cho hoạt động Ngân hàng trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro hoạt động và là một trong những dữ liệu đầu vào để tính CAR. (Basel Committee on Banking Supervision, 2006)

Phƣơng pháp tính vốn yêu cầu

Theo khuyến nghị của ủy ban Basel sử dụng một trong ba phƣơng pháp tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động:

Phƣơng pháp chỉ số cơ bản (BIA- Basic Indicator Approach): Ngân hàng

sử dụng phƣơng pháp chỉ số cơ bản phải nắm giữ vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động bằng trung bình tổng thu nhập hàng năm nhân với một tỷ lệ cố định đƣợc ủy ban Basel đƣa ra là 15% (lấy số liệu 3 năm liền trƣớc).

Phƣơng pháp tiêu chuẩn (SA- Standardised Approach): Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đƣợc chia làm 8 lĩnh vực, phƣơng pháp tiêu chuẩn đƣợc tính trên từng lĩnh vực riêng lẻ. Vốn yêu cầu cho mỗi lĩnh vực hoạt động đƣợc tính bằng trung bình tổng thu nhập từ hoạt động đó nhân với một tỷ lệ cố định đƣợc ủy ban Basel đƣa ra là Beta dao động từ 12% đến 18% tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động (lấy số liệu 3 năm liền trƣớc).

Lĩnh vực hoạt động Beta

Tài chính doanh nghiệp (β1) 18%

Kinh doanh về bán hàng (β2) 18%

Ngân hàng bán lẻ (β3) 12%

Ngân hàng thƣơng mại (β4) 15%

Thanh toán (β5) 18%

Quản lý tài sản (β7) 12%

Môi giới bán lẻ (β8) 12%

Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2006

Phƣơng pháp đo lường tiên tiến (AMA- Advanced Measurement Approahes): Phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến AMA bao gồm:

- Phương pháp phân bổ tổn thất: Dựa trên tổn thất trong quá khứ, sử dụng

dữ liệu tổn thất bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dựa trên dữ liệu, ít mang tính chủ quan nhƣng phụ thuộc vào chất lƣợng dữ liệu.

- Phương pháp phân tích tình huống: Dựa trên các sự kiện trong tƣơng lai

có tác động tiêu cực đến Ngân hàng. Ƣu điểm phƣơng pháp này là có thể ƣớc lƣợng yêu cầu về vốn cho rủi ro hoạt động trong mỗi tình huống hoặc cho từng hoạt động kinh doanh, toàn Ngân hàng, tuy nhiên phƣơng pháp này mang tính chủ quan tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm.

- Phương pháp chấm điểm nội bộ: Rủi ro đƣợc xét trên khả năng xảy ra và

mức độ ảnh hƣởng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dễ dàng xác định các kiểm soát kém hiệu quả nhƣng yêu cầu phải hiểu rõ về rủi ro và kiểm soát. (Basel Committee on Banking Supervision, 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)