Các nghiên cứu trƣớc về quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

3.3. Các nghiên cứu trƣớc về quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thƣơng mạ

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản trị rủi ro hoạt động trong Ngân hàng, ngày càng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Power, M. (2005) đánh giá sự phát triển của rủi ro hoạt động nói chung, các cách tiếp cận để đo lƣờng và quản trị rủi ro hoạt động đƣợc trình bày trong nghiên cứu của Ebnăother v cng s.

Theo nghiên cứu của tác giả Frachot, A. et al. (2002), việc sử dụng dữ liệu tổn thất bên ngoài để quản trị tổn thất rủi ro hoạt động Ngân hàng rút ra kết luận giữa

những Ngân hàng khác nhau tạo ra những tổn thất khác nhau. Một nghiên cứu khác về việc chia tỷ lệ dữ liệu tổn thất bên ngồi theo quy mơ của Ngân hàng để làm dữ liệu đầu vào cho mơ hình quản trị rủi ro hoạt động (Shih, J. et al., 2000) và (Hartung, 2003). Jorion (2003) đã tóm tắt một số thơng lệ và khuyến nghị về quản trị rủi ro hoạt động trong các ấn phẩm của BIS. Hoffman (2002) trình bày phƣơng pháp tốt nhất để quản trị rủi ro hoạt động cho 20 công ty lớn. Crouhy et al. (2001) và Alexander (2003) đề xuất phân loại và tổng hợp các khía cạnh khác nhau trong quản trị rủi ro hoạt động.

Nghiên cứu của Deng mingran và cộng sự (2011) chỉ ra nguyên nhân chính gây ra rủi ro hoạt động là nhân viên Ngân hàng và hệ thống cơng nghệ thơng tin.

Bên cạnh đó, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động cụ thể tại một số Ngân hàng tại các quốc gia cũng đƣợc nghiên cứu. Điển hình là nghiên cứu của Lindblom, T. et al., (2008) về quy trình đánh giá rủi ro hoạt động theo Basel II của các Ngân hàng tại Thụy Điển, nơi mà tất cả các Ngân hàng lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ theo khung pháp lý cụ thể:

- Đánh giá về khả năng sử dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro hoạt động và phƣơng pháp tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động: hầu hết các Ngân hàng ở Thụy điển chỉ mới đáp ứng một nửa các phƣơng pháp đo lƣờng và tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động so với chuẩn mực Basel II.

- Khơng có Ngân hàng nào tại Thụy điển sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng tiến tiến AMA đƣợc đề xuất trong Basel II. (Lindblom, T. et al., 2008).

- Hầu hết các Ngân hàng ở Thụy Điển nắm giữ vốn nhiều hơn so với yêu cầu nên vấn đề xác định vốn khơng phải là mối quan tâm chính, thay vào đó trọng tâm của họ đặt vào bộ phận kiểm soát nội bộ để quản trị rủi ro hoạt động.

Một nghiên cứu khác ở mức độ thực nghiệm mô tả về rủi ro hoạt động, phân loại, công cụ đo lƣờng rủi ro hoạt động tại các NHTM Nga (Vasiliev, I.I. et al., 2018)

- Nhóm đầu tiên bao gồm yêu cầu về cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động lớn và phần mềm tiên tiến để tính tốn: phƣơng pháp đo lƣờng nội bộ (IMA – Internal Measurement Approach), phƣơng pháp phân phối tổn thất (LDA – Loss Distribution Approach), phƣơng pháp phân phối xác suất và phƣơng pháp thẻ điểm (SCA – Scorecard Approach).

- Đối với các tổ chức tín dụng nhỏ việc sử dụng các phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến tƣơng đối khó thực thi do yêu cầu về cơ sở dữ liệu lớn và chi phí cao. Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi Nga và trên thế giới: phƣơng pháp chỉ số cơ bản (BIA – Basic Indicative Approach), phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa (TSA – Standardized Approach) và phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa thay thế (ASA- Alternative Standardized Approach).

Ngoài các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro hoạt động định lƣợng (nêu trên), vẫn tồn tại các phƣơng pháp định tính. Các Ngân hàng ở Nga lựa chọn phƣơng pháp đánh giá rủi ro dựa trên tỷ lệ chi phí và kết quả đạt đƣợc.

Nghiên cứu chỉ ra thực tế kể từ quý 1 năm 2015, mức rủi ro đã giảm 13% tại Ngân hàng PJSC BANK TCB và 4% tại Ngân hàng PJSC Bank Vozrozhdenie.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Đặng Anh Tuấn, 2019) thực hiện nhằm tìm hiểu mơ hình quản trị rủi ro và các công cụ triển khai quản lý rủi ro hoạt động đã triển khai thành công trên thế giới và tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới

Sau khi Basel II có hiệu lực có rất nhiều Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng thành cơng. Điển hình nhiều Ngân hàng ở Úc (5 Ngân hàng), Châu Âu (20 Ngân hàng), Nhật Bản (7 Ngân hàng) và Bắc Mỹ (10 Ngân hàng) đã áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach) để quản trị rủi ro hoạt động. (Basel, 2009). Điển hình quản trị rủi ro hoạt động tại một số Ngân hàng:

- Các Ngân hàng Tây Ban Nha tiến hành thành lập các bộ phận phòng ban chuyên biệt về quản trị rủi ro hoạt động song song với áp dụng công nghệ hiện đại và đổi mới qui trình hệ thống báo cáo nhằm mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả. (Fernández Laviada et al., 2005)

- Sử dụng nguồn lực thuê ngoài để quản trị rủi ro hoạt động: ví dụ nhƣ Citibank sử dụng phần mềm CLS (Continuous Linked Settlement), ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro hoạt động. Citibank sử dụng các chính sách và tiêu chuẩn trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hầu hết hoạt động tại các đơn vị, phòng ban đƣợc thƣờng xuyên đánh giá rủi ro từ đó đƣa ra các chính sách điều chỉnh và thay đổi hoạt động để hạn chế rủi ro hoạt động, đồng thời các chỉ số rủi ro đƣợc xác định, tính tốn cụ thể và kỹ lƣỡng là điều kiện để Ngân hàng quốc tế nhƣ Citibank thực hiện quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả. (Citibank, 2007)

- Ngân hàng DBS Bank LTD đã vận dụng khung quản trị rủi ro hoạt động linh hoạt và hiệu quả. DBS Bank LTD thu thập các rủi ro hoạt động và phân tích trên 2 góc độ là mức độ tác động và tần suất xuất hiện từ đó xây dựng và tổ chức các chƣơng trình hạn chế rủi ro hoạt động nhƣ: kiểm soát nội bộ và bảo hiểm quốc tế. DBS Bank LTD sử dụng các chính sách và cơng cụ quản trị rủi ro hoạt động nhƣ: mơ hình tự kiểm tra đánh giá, quản lý sự kiện và phân tích rủi ro và báo cáo. (Deutsche Bank, 2007)

Từ kinh nghiệm của nhiều Ngân hàng trên thế giới về quản trị rủi ro hoạt động và thông qua 11 nguyên tắc của ủy ban Basel, bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống Ngân hàng. Đào tạo tất cả nhân viên để hiểu biết và có khả năng đánh giá rủi ro trong tất cả quy trình, sản phẩm, hoạt động của Ngân hàng.

- Thứ hai, Ngân hàng phải định lƣợng vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động bằng phƣơng pháp đo lƣờng lƣờng tiên tiến AMA (Advanced Measurement Approahes), xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lƣờng trọng yếu KRI (Key Risk Indicators).

- Thứ ba, Ngân hàng phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro hoạt động đặc biệt là các thơng tin về tổn thất. Tối ƣu hóa cơng nghệ hiện đại trong phân tích, đánh giá và đo lƣờng rủi ro hoạt động.

- Thứ tƣ, Ngân hàng cần có chính sách quản trị nguồn nhân lực, hạn chế tối đa các yếu tố bên trong nhƣ con ngƣời, quy trìnhh, lỗi tác nghiệp gây ra rủi ro hoạt động.

- Cuối cùng, Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch hoạt động liên tục, đƣa ra các tình huống sẵn sàng đối phó với các nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động từ bên ngồi. (Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên, 2011)

TĨM TẮT CHƢƠNG III

Chương 3 luận văn trình bày tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động bao gồm cơ sở lý thuyết về rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động tuân thủ 11 nguyên tắc theo khuyến nghị của ủy ban Basel. Trình bày các cơng cụ đo lường, mơ hình ba tuyến bảo vệ và phương pháp tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động. Đồng thời dựa trên các nghiên cứu trước và kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số trên thế

QTRRHĐ Tuyến 1 Các bộ phận thuộc các đơn vị tại trụ sở chính & các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ có thể phát sinh RRHĐ, gây ra tổn thất RRHĐ, ảnh hƣởng đến doanh

thu của BIDV

Tuyến 2 Bộ phận QTRRHĐ thuộc Ban QTRRHĐ&TT Bộ phận thực hiện chức năng tuân thủ Tuyến 3

Ban Kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)