Phân tích kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lạm phát đến độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2018 (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Phân tích kết quả nghiên cứu:

Thông số được quan tâm là hệ số của Q*INF. Theo Bảng số 4.6 thì có sự nghịch biến của tích số Q*INF với CAPEX. Ta có thể kết luận khi lạm phát cao, tính thơng tin trong giá cả thấp hơn, dẫn đến độ nhạy cảm của đầu tư vào giá cổ phiếu thấp do tích số Q*INF đại diện cho tác động của lạm phát lên giá cổ phiếu của công ty. Và hệ số của Q*INF trong mơ hình cho thấy mối quan hệ của lạm phát và độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu.

Trên cơ sở dữ liệu tại Việt Nam từ năm 2009 – 2018, sau khi thực hiện các bước kiểm định và loại biến SIZE, LEV; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư. Kết quả hồi quy cho thấy biến Q, INF và tích số Q*INF có tác động đến biến CAPEX.

Với mức ý nghĩa 5%, hệ số của biến Q dương (0,017) cho thấy biến Q có mối quan hệ cùng chiều với biến CAPEX. Với hệ số hồi quy là 0,017, tại mức ý nghĩa 5% cho thấy Tobin Q tác động tích cực đến chi tiêu vốn; Khi biến Tobin Q tăng 01 điểm với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì biến Chi tiêu vốn tăng 0,017 điểm. Như vậy, kết quả hồi quy phù hợp với lý thuyết khi q>1 cho thấy cơng ty đang có cơ hội đầu tư tốt do đang được thị trường đánh giá cao và yếu tố này được kỳ vọng tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ với cơng ty.

Với mức ý nghĩa 5%, hệ số của biến INF dương (0,196) cho thấy biến INF đang có quan hệ cùng chiều với biến CAPEX. Với hệ số hồi quy là 0,196, tại mức ý nghĩa 5% cho thấy lạm phát tác động tích cực đến chi tiêu vốn; Khi biến lạm phát tăng 01 điểm với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì biến Chi tiêu vốn tăng 0,196 điểm. Tác giả nhận thấy trong tình trạng lạm phát tại Việt Nam từ 2009 – 2018, các nhà quản lý tin tưởng vào thị trường, kỳ vọng giá cả tăng mang tính thuận lợi và quyết định gia tăng đầu tư.

Với mức ý nghĩa 5%, hệ số của Q*INF âm (-0,169) thể hiện sự nghịch biến đối với chi tiêu vốn. Khi tích số Q*INF tăng 01 điểm trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì biến Chi tiêuvốn giảm 0,169. Lạm phát càng cao, càng gia tăng tích số Q*INF và Chi tiêu vốn càng giảm. Như vậy, tác giả nhận thấy rằng thị trường Việt Nam là thị trường mới nổi do còn nhiều bất cập về thông tin, lạm phát càng cao làm giảm đi lượng thông tin trong giá cổ phiếu khiến các nhà quản lý khơng có sự tin tưởng vào giá cổ phiếu để ra quyết định đầu tư. Do đó, độ nhạy cảm của đầu tư so với giá cổ phiếu có khuynh hướng giảm.

Đối với các biến kiểm sốt mang tính đặc thù của công ty, kết quả hồi quy cho thấy như sau:

Kết quả hồi quy của quy mô cơng ty (SIZE) và tỷ lệ địn bẩy (LEV) khơng có ý nghĩa thống kê.

Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của biến EPS dương (2,42) cho thấy biến EPS có quan hệ cùng chiều đến biến CAPEX. Khi thu nhập trên mỗi cổ phần tăng 01 điểm trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì chi tiêu vốn tăng 2,42 điểm.Như vậy, hiệu quả hoạt động cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà quản lý.

Với mức ý nghĩa 5%, hệ số của biến GRO dương (0,014) cho thấy biến GRO có mối quan hệ cùng chiều với biến CAPEX. Khi tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng 01 điểmtrong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì chi tiêu vốn của doanh nghiệp tăng 0,014 điểm.

Mối quan hệ của các biến Q, INF, Q*INF, EPS và GRO phù hợp với dự đốn ban đầu của tác giả khi tìm hiểu về ảnh hưởng của lạm phát đến độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu tại các bài viết trước đây trên thế giới. Theo dữ liệu trong giai đoạn 2009 – 2018 của Việt Nam thì lạm phát tăng khiến các nhà quản lý tăng quyết định đầu tư có thể do tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam, khi Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng sản xuất.

Đối với biến SIZE và LEV khơng có ý nghĩa thống kê, khơng chắc chắn mối quan hệ với biến chi tiêu vốn. Tác giả cho rằng nên gia tăng số lượng doanh nghiệp hoặc số năm theo dõi thì có thể xác định được ảnh hưởng của quy mô công ty, tỷ lệ địn bẩy tài chính với chi tiêu vốn mang ý nghĩa thống kê.

Bài nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa Chi tiêu vốn và tích số Q*INF. Theo hệ số của Q*INF thể hiện mối tương quan nghịch chiều giữa lạm phát với độ nhạy cảm của đầu tư với gia cổ phiếu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2018. Như vậy, khi lạm phát tăng, lượng thơng tin của giá cổ phiếu ít hơn (do bị

ảo tưởng về giá) khiến các nhà quản lý của doanh nghiệp không tin tưởng vào giá cổ phiếu, dẫn đến các nhà quản lý sẽ không sử dụng giá cổ phiếu để thực hiện các quyết định đầu tư trong tương lại, bằng chứng là chi tiêu vốn có thể bị giảm, độ nhạy cảm của đầu tư vào giá cổ phiếu giảm.

Với định hướng của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới duy trì mức lạm phát ở mức ổn định 3,3% – 3,9% và có thể thấp hơn, tác giả kỳ vọng trong tương lai lượng thông tin trong giá cổ phiếu sẽ cao hơn và những nhà quản trị tại Việt Nam có thể tin tưởng vào giá cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư; đồng thời độ nhạy cảm của đầu tư vào giá cổ phiếu sẽ tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lạm phát đến độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2018 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)