thế giới và Việt Nam
1.4.1 Bài học từ sự đổ vỡ của Ngân hàng Banrings năm 1995
Trước khi tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995, Ngân hàng Banrings là một ngân hàng thương mại bán buôn lâu đời nhất tại Vương quốc Anh và nổi bật hơn so với các ngân hàng bán buôn khác. Thành lập vào năm 1762, mặc dù không phải là ngân hàng lớn nhất hoặc quan trong nhất Vương quốc Anh, nhưng Banrings từng được xem là một tổ chức uy tín nhất tại đất nước này nhờ gây dựng uy tín từ đầu những năm 1800. Bên cạnh đó, khách hàng của Banrings cịn có cả nữ hồng Anh và các thành viên khác của gia đình hồng gia. Được cho là một tổ chức được điều hành vô cùng cẩn trọng, thế nhưng danh tiếng đó đã bị phá vỡ vào ngày 24/02/1995 khi ngân hàng này rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề do vụ đầu
27
cơ của một chuyên viên giao dịch ở chi nhánh Singapore- Nick Leeson. Nick Leeson tham gia ngân hàng Banrings năm 1989 và ba năm sau anh ta được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh tại Sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore. Trước khi sang Singapore, Nick đã bị Ủy ban Chứng khoán Anh quốc từ chối cấp giấy phép hành nghề mơi giới vì phát hiện gian lận trong hồ sơ xin hành nghề của anh ta.
Năm 1992, Nick Leeson đã tự ý thực hiện một số thương vụ đầu cơ; lúc đầu những thương vụ này có lãi lớn, mang về cho ngân hàng khoản lợi nhuận 10 triệu bảng Anh, tương đương 10% lợi nhuận hàng năm của ngân hàng và bản thân anh ta được thưởng 130.000 bảng, ngoài tiền lương 50.000 bảng Anh năm đó. Tuy nhiên, những vụ đầu cơ kế tiếp lại thua lỗ và Nick Leeson phải dùng tài khoản 88888 – một tài khoản nội bộ của ngân hàng dùng để xử lý những vụ sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch – để che giấu những khoản lỗ đó. Sai lầm chết người của Ngân hàng Banrings là cho phép anh ta vừa làm nhà kinh doanh chính vừa chịu trách nhiệm thu xếp tiền bạc cho các thương vụ - hai công việc lẽ ra phải do hai nhân viên khác nhau đảm nhiệm để tăng khả năng giám sát. Thế là Nick Leeson có điều kiện để giấu kín những vụ làm ăn thua lỗ của mình. Vào cuối năm 1992, số tiền thất thốt từ tài khoản này là 2 triệu bảng Anh, tăng lên tới 208 triệu bảng vào cuối năm 1994.
Thảm họa thật sự xảy ra vào ngày 16/01/1995, khi Nick Leeson đặt lệnh mua bán 2 chiều trên sàn chứng khoán Tokyo và Singapore, phán đoán rằng thị thường chứng khốn Singapore sẽ khơng thay đổi nhiều trong ngắn hạn. Bất ngờ, sáng sớm ngày hôm sau 17/01/1995, trận động đất kinh hoàng ở Kobe, đẩy các thị trường Châu Á vào một cơn lốc. Leeson đã cố gắng vớt vát bằng cách đầu cơ hàng lợt thương vụ càng lúc càng rủi ro với niềm tin rằng chỉ số Nikkei sẽ sớm phục hồi nhưng điều đó khơng xảy ra. Hơn một tháng sau, ngày 23/02/1995, Leeson đào tẩu khỏi Singapore. Đến lúc ấy tổng số tiền thua lỗ và thất thoát mà anh ta gây ra cho Ngân hàng đã lên tới 837 triệu bảng Anh, tương đương 1,4 tỷ đô la Mỹ. Sau nỗ lực cứu
28
nguy không thành của Ngân hàng Trung Ương Anh Quốc, ngân hàng Banrings đã tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995. Theo nhiều nhà phân tích, vụ Leeson xảy ra có phần lớn là do những khiếm khuyết trong cung cách quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Banrings. Báo cáo của chính quyền Singapore cũng phê phán nặng nề hệ thống quản lý của Ngân hàng Banrings, lưu ý rằng các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng phải biết rõ hành vi của cán bộ dưới quyền chứ không thể để cho nhân viên tự tung tự tác và thoái thác trách nhiệm.
Với số vốn điều lệ 350 triệu bảng Anh, Banrings không xử lý nổi khoản thất thoát 837 triệu bảng, buộc phải bán mình cho Ngân hàng ING Hà Lan với giá tượng trưng 1 bảng Anh, cùng với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, kết thúc số phận của một ngân hàng có hơn 250 năm tuổi (ra đời năm 1762) và để lại một bài học lớn cho các ngân hàng trên khắp thế giới.
1.4.2 Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các NH Việt Nam
Vài năm trở lại đây, hàng loạt các vụ án hình sự liên quan đến sai phạm trong hoạt động ngân hàng liên tiếp xảy ra. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), trong hai năm 2010-2011, đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại đến tiền vốn nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng, nhưng số tiền thu hồi chưa đến 2.000 tỷ đồng. Các vụ việc xảy ra hầu hết các tội danh chủ yếu đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định; lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng bằng giấy tờ giả, cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Điển hình như vụ việc xảy ra tại Agribank chi nhánh Mỹ Đức: Tháng 5/2011, Công an huyện Mỹ đức (Hà nội) nhận được báo cáo của Chi nhánh Mỹ Đức về một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã rút hơn 45 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá nhân. Các bị cáo được giao nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng có nhu cầu gửi và rút tiền tiết kiệm tại hai phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Mỹ Đức, hướng dẫn khách hàng viết giấy yêu cầu gửi tiền
29
tiết kiệm, lập thẻ lưu nhận tiền nhập quỹ và lập sổ tiết kiệm giao cho khách hàng, lập chứng từ tất toán sổ tiết kiệm. Đồng thời thao tác trên máy nhập các thông tin số liệu về gửi và rút tiền tiết kiệm của khách hàng. Lợi dụng sơ hở trong việc quản lý của lãnh đạo Phịng giao dịch, cơng tác hậu kiểm thiếu chặt chẽ, các bị cáo đã tất toán khống trên máy 177 số tiết kiệm của khách hàng để lấy tiền cá độ bóng đá và chi tiêu cá nhân. Theo cáo trạng, tại thời điểm xảy ra vụ án, do giám đốc phòng giao dịch để lộ user và mật khẩu, dẫn đến việc bị đánh cắp user và mật khẩu để tất toán khống trên máy 159 số tiết kiệm, chiếm đoạt 34,5 tỷ đồng. Trong thời gian từ ngày 9/5 đến 17/5/2011, Cán bộ hậu kiểm lại khơng phát hiện được việc tất tốn khống. Ngun nhân là vì cán bộ hậu kiểm đã làm sai quy trình hậu kiểm, chỉ kiểm tra trên mạng nội bộ, mà không đối chiếu chứng từ gốc, nhưng vẫn lập báo cáo hậu kiểm xác nhận giao dịch không hợp lệ.
1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên thế giới thế giới
Ngay sau khi Hiệp ước Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đã tiếp cận cách đo lường hiện đại. Kết quả do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRHĐ của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dung AMA.
Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị RRTN như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRTN, đổi mới các hệ thống báo cáo và áp dụng cơng nghệ hiện đại phục vụ kiểm sốt RRTN. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRTN, như ING Group thuê IBM để quản trị RRTN, Citibank sử dụng phần mềm CLS. Citibank thực hiện quản trị RRTN theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm sốt trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi
30
hoạt động để giảm thiểu RRTN được đưa ra. Các tài liệu này được tài liệu hóa và cơng bố trong ngân hàng.
1.4.4 Kinh nghiệm quản trị RRTN của các ngân hàng tại Việt Nam
Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel, một số ngân hàng đã triển khai, áp dụng tốt mơ hình quản trị rủi ro tác nghiệp của riêng mình, điểm hình như:
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank đã triển khai thực hiện QTRRTN từ rất sớm (2007), ngân hàng này đã duy trì một mơ hình QTRRTN theo tiêu chuẩn hiện đại:
“Techcombank đã xây dựng mơ hình ba tuyến phịng thủ. Trong đó, tuyến phịng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở… Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (chi vay) và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm sốt tính hiệu quả của từng đơn vị.
Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả ở tuyến phịng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thơng qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm,q aunr trị danh mục… giám sát các chương trình kiểm sốt nội bộ.
Tuyến phịng thủ thứ ba là bộ phận kiểm tốn nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm sốt và khơng thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phịng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.
Mơ hình phịng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia, để vận hành thành cơng, địi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn
31
thời gian. Điều quan trọng là, để thực hiện thành cơng, địi hỏi phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng.