Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú yên (Trang 31)

1.5.1 Vấn đề rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên

Trong giai đoạn 2012 đến 2018, BIDV Phú Yên đã phát sinh những lỗi thuộc rủi ro tác nghiệp như sau:

o Các hành vi gian lận và phạm tội nội bộ

Năm 2013 TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Lệ Đơng, ngun Trưởng phịng Quản lý và dịch vụ kho quỹ - BIDV Phú Yên 15 năm tù về tội tham ơ tài sản. Trước đó từ tháng 01/2009 đến ngày 27/7/2012, Lệ Đông đã không tuân thủ các quy tắc về quản lý tài chính và an tồn kho quỹ, lợi dụng nhiệm vụ được giao, sự buông lỏng của Ban quản lý kho quỹ chiếm đoạt 6,7 tỷ đồng dùng vào mục đích cá nhân (Theo báo Thanh niên số ra ngày 09/9/2013).

o Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ:

Thực tế, quy trình nghiệp vụ về cho vay, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, gửi tiết kiệm… của ngân hàng được BIDV TW xây dựng khá chặt chẽ và hạn chế được hầu hết rủi ro. Vấn đề rủi ro xảy ra thường do quy trình bị bỏ sót (cố tình hoặc do non kém nghiệp vụ mà bỏ qua các bước thực hiện trong quá trình tác nghiệp).

Quy trình tín dụng, giao dịch cùng các nghiệp vụ khác tương đối nhiều, mục đích là để kiểm sốt chặt chẽ rủi ro, tuy nhiên chính điều này dẫn đến tăng thời gian tác nghiệp của cán bộ, trong khi đó, các yêu cầu của khách hàng liên tục và tần suất lớn, dẫn đến cán bộ lơ là hoặc bỏ qua một số thao tác trong quy trình.

Bảng sau đây thống kê lỗi tác nghiệp của BIDV Phú Yên trong giai đoạn từ năm 2014-2018

Bảng 1.3: Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp BIDV Phú Yên theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014-2018

32

CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huy động vốn (tiền gửi) 110 69 179 180 207 Chuyển tiền 86 146 155 102 234 Kho quỹ 25 17 19 20 26 Tín dụng bảo lãnh 100 133 163 133 185 Điện toán Tổ chức cán bộ Kế toán (2013) 10 13 12 10 15 Thẻ 15 10 14 13 15 CIF 4 5 7 Quản lý rủi ro 5 5 7 10 Tài trợ thưong mại

Kinh doanh ngoại tệ 5 5 2 5 10 Kiểm tra nội bộ 5 2 16 10 15 IBMB (2013) 2 5 7 5 10 Ngân hàng điện tử (2015) 4 8 6 15

Tổng lỗi 362 414 587 491 642

(Nguồn: Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên từ 2014 đến 2018)

o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin

Một số lỗi liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin thường xuyên xảy ra ở Chi nhánh như chủ thẻ rút tiền ở các máy ATM không được tiền nhưng tài khoản vẫn bị ghi nợ ở tài khoản. Đây là lỗi thường xuyên xảy ra và chi nhánh đang tìm cách khắc phục. Ngồi ra cịn có một số lỗi khác liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin như người sử dụng không tắt user khi nghỉ ốm, đi công tác hoặc cho người khác mượn user để sử dụng. Đây là lỗi rất nặng nếu người sử dụng cố tình sử dụng user để tác nghiệp sai trên hệ thống.

o Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình

Các quy trình của BIDV về cơ bản được biên soạn tương đối đầy đủ bởi các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi tác nghiệp các bước của quy trình lại khơng sát với thực tế cơng việc, có khi lại chồng chéo hoặc không cần thiết. Qua thực tế, Chi nhánh đã tổng hợp được rất

33

nhiều ý kiến phản hồi từ các Phòng ban (khoảng 25 ý kiến đóng góp) để gửi về Hội sở chính.

Qua tình hình sơ bộ trên, có thể nhận thấy rằng vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay tại BIDV Phú Yên chính là Rủi ro tác nghiệp và những hậu quả của nó. Tuy nhiên, những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động phịng ngừa từ chính bản thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.

34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 đi vào giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và vấn đề quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên. Thứ nhất, giới thiệu về BIDV Phú n ở các khía cạnh: Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Yên; Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên; Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên; Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên; Công tác huy động vốn; Tình hình sử dụng vốn; Lợi nhuận qua các năm. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của toàn hệ thống, chi nhánh đã không ngừng mở rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động. Thơng qua phân tích các chỉ số tài sản, tổng huy động vốn, việc sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên đang trên đà tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những nhân tố nội tại cần thiết tạo điều kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng này. Thứ hai, Tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh Phú Yên. Ở khía cạnh này tác giả đi vào 3 ý chính: Các loại rủi ro đặc thù theo quy định tại BIDV; Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Sơ lược tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh Phú Yên và lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm mục tiêu nghiên cứu. Qua phân tích tình hình RRTN tại BIDV Phú n cho thấy số lượng lỗi cùng tổn thất do RRTN gây ra có xu hướng tăng trong q trình hoạt động. Tuy nhiên, những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động phịng ngừa từ chính bản thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.

35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH PHÚ YÊN

2.1. Khuôn khổ pháp lý cho Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên

Trên cơ sở các chính sách quản lý rủi ro của Nhà nước, của ngành, BIDV Phú Yên áp dụng quản trị RRTN dựa trên 2 văn bản chính của BIDV:

+ Quyết định số 1234/QĐ-HĐQT ngày 31/7/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp;

+ Quy định số 4555/QĐ-QLRRTN ngày 01/8/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy định quản trị rủi ro tác nghiệp;

2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên

Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp gồm 3 bước như sau:

2.2.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận dạng các rủi ro chính trong hoạt động của các ngân hàng, nhận dạng đó là loại rủi ro nào: Con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố bên ngồi tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro chẳng hạn như (i) xem qua danh sách mơ tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra; (ii) suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức, phân tích các rủi ro đối với từng bộ phận; (iii) nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể; (iv) phỏng vấn nhiều người để có thể lấy những ý kiến khác nhau.

Tại BIDV Phú Yên, phòng chức năng thực hiện nhận diện RRTN như sau:

Đầu tiên là xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, các phòng nghiệp vụ thực hiện xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm: Tự đánh giá nguy cơ rủi ro,

36

nguồn gốc của rủi ro, đối tượng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ theo dõi rủi ro. Việc đánh giá xác định rủi ro tác nghiệp dựa trên 5 tiêu chí:

+ Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài;

+ Rủi ro liên quan đến mơ hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc;

+ Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc; + Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin;

+ Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ.

BIDV sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp để xác định tất cả các dấu hiệu rủi ro trong các mặt nghiệp vụ của BIDV và xây dựng lên thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp. Báo cáo dấu hiệu RRTN được thực hiện định kỳ hàng quý.

Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện phát hiện, nhận diện rủi ro và báo cáo về Phòng QLRR. Theo quy định của Hội sở chính có 02 phương pháp thực hiện : (i) Các bộ phận trực tiếp nhập trên chương trình, (ii) Các phịng nghiệp vụ lập báo cáo trên file và gửi về cho bộ phận đầu mối là phòng Quản lý rủi ro (QLRR) tổng hợp sau đó cán bộ đầu mối trực thuộc phịng QLRR nhập dữ liệu vào chương trình.

Để phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh lựa chọn cách (ii) để thực hiện báo cáo này. Cụ thể, phịng QLRR tổng hợp báo cáo của tồn chi nhánh bằng file excel và nhập thông tin vào chương trình, bản giấy được gửi về Ban QLRRTT&TN, thơng tin nhập vào chương trình QTRRTN của BIDV sau khi duyệt tại Chi nhánh số liệu sẽ được chuyển về Hội sở. Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo toàn hệ thống và báo cáo Ban lãnh đạo BIDV.

Xác định sự cố rủi ro tác nghiệp.

Sự cố rủi ro tác nghiệp là những sự kiện xảy ra trong quá trình hoạt động do yếu tố con người, sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nội bộ hoặc từ những yếu tố bên

37

ngoài làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của BIDV. Các phịng chức năng chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khi có sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra, các phịng phải có biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo ngay về Phòng QLRR. Phòng QLRR báo cáo Hội sở chính. Ban QLRRTT & TN đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV.

BIDV sử dụng công cụ báo cáo sự cố RRTN để xây dựng bộ dữ liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV qua các năm.

2.2.2. Đánh giá rủi ro

Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng thực hiện đánh giá, đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro, nhận diện rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro khơng thể chấp nhận được.

Căn cứ dữ liệu rủi ro thu thập được, kinh nghiệm và phân tích, dự đốn, BIDV Phú n xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro theo bảng dưới đây: Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của RRTN Ảnh hưởng 1 2 3 4 5 Tài chính (đơn vị: triệu VND) Tổn thất không đáng kể (tổn thất<20) Tổn thất nhỏ (20<tổn thất<50) Tổn thất đáng kể (50<tổn thất<100) Tổn thất lớn (100<tổn thất<500) Tổn thất rất lớn (tổn thất>500)

Danh tiếng Khơng có thơng tin trên

các kênh thơng tin đại

chúng Thơng tin mang tính chất tường thuật, khơng có những từ ngữ chỉ trích

Thơng tin mang tích chỉ trích/bất

lợi hướng tới một chi nhánh/đơn vị cụ

thể của BIDV

Thông tin mang tính chỉ trích/bất lợi đối với tồn hệ thống hoặc liên quan đến Ban lãnh đạo BIDV.

Danh tiếng của NH bị ảnh hưởng nghiêm

trọng trên các kênh thông tin

đại chúng. Các cơ quan quản lý Khơng có hành động gì Nhắc nhở bằng văn bản

u cầu giải trình hoặc cử đồn thanh kiểm tra Yêu cầu tạm ngừng cung cấp có thời hạn một số dịch vụ cụ Giám sát đặc biệt.

38 thể Khách hàng Khơng có hành động gì Một vài thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch Nhiều thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch.

Một vài khách hàng bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu

cam kết giải quyết/có biện pháp giải quyết vấn đề Hàng loạt khách hàng rút tiền khỏi BIDV,

trong đó có nhiều khách hàng quan trọng Chi phí khắc phục Khắc phục ngay trong ngày Khắc phục trong vịng 1 tuần và/hoặc chi phí khơng đáng kể Khắc phục trong vịng 1 tháng và/hoặc chi phí tương đối tốn kém Khắc phục trong 2-3 tháng và/hoặc ảnh hưởng tới lợi

nhuận

Thời gian khắc phục kéo dài

(Nguồn: Quy định QTRRTN của BIDV)

Sau khi xác định được khả năng xảy ra rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro thì BIDV Phú Yên xác định rủi ro tổng thể để ước tính thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra (là rủi ro trong trường hợp xấu nhất xảy ra khi khơng có khâu kiểm sốt nào được áp dụng hoặc các khâu kiểm sốt khơng hiệu quả). Rủi ro tổng thể được xác định căn cứ vào điểm khả năng của rủi ro và điểm ảnh hưởng. Mối quan hệ giữa điểm khả năng và điểm ảnh hưởng được xác định theo từng thời kỳ, nghiệp vụ và được Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính nghiên cứu, đề xuất.

Trên cơ sở thực hiện các phương pháp đo lường định tính và đo lường định lượng, Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính và Chi nhánh thực hiện đo lường rủi ro tổng thể.

Điểm rủi ro tổng thể được xác định cụ thể như sau:

+ Điểm rủi ro tổng thể = điểm khả năng X trọng số khả năng + điểm ảnh hưởng X trọng số ảnh hưởng.

Trong đó:

39

(i) Điểm khả năng: căn cứ vào tần suất xảy ra bình quân/năm của 2 năm liền kề.

(ii) Điểm ảnh hưởng: Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro được xác định từ 1 đến 5 điểm (Quy định về cách tính tốn và quy ước về điểm số từ 1-5 do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành).

(iii) Trọng số khả năng và trọng số ảnh hưởng được xác định từ 10 – 100% căn cứ vào tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro.

(iv) Điểm tổng cộng ≤ 2 điểm (rủi ro thấp), từ >2 đến < 4 điểm (rủi ro trung bình) và ≥ 4 điểm (rủi ro cao).

2.2.3. Kiểm soát rủi ro

Theo quy định nội bộ của BIDV Phú Yên, trưởng các đơn vị là người trực tiếp thực hiện giám sát quá trình QTRRTN tại đơn vị mình được giao phụ trách, nội dung giám sát gồm:

- Theo dõi hoạt động triển khai công tác QTRRTN;

- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm thiểu RRTN tại đơn vị;

- Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh rủi ro xảy ra;

- Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro;

- Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về RRTN theo quy định;

- Thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRTN mới được nhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiết lập tại đơn vị.

2.3. Phân tích thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên

2.3.1 Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)