CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU
5.2. Hàm ý nghiên cứu
5.2.1. Hàm ý lý thuyết
Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định giả thuyết về vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB đối với tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD cũng như vai trò điều tiết của TNXHDN đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Từ đó đưa đến các hàm ý lý thuyết như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận trong mảng giao thoa giữa KSNB và TNXHDN trong tình hình KSNB hiện cịn đang khá hạn chế ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Hiện nay, mảng giao thoa giữa hai nhánh nghiên cứu về KSNB và TNXHDN chỉ được một số ít nghiên cứu quan tâm nhưng ở ngồi lãnh thổ Việt Nam (ví dụ như Rodgers và cộng sự, 2015; Watson, 2015).
Thứ hai, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và kiểm định mơ hình về cách thức hệ thống KSNB và TNXHDN góp phần tạo nên KQHĐKD vượt trội ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp cần phải đề ra các định hướng tổ chức hệ thống KSNB, xây dựng cơ chế TNXHDN để tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, từ đó nâng cao KQHĐKD.
Thứ ba, nghiên cứu này đã kiểm chứng và củng cố vai trò lý thuyết hợp pháp (Suchman, 1995) trong việc giải thích giá trị của KSNB ở các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam, dưới áp lực phải tăng cường TNXHDN. Mặc dù lý thuyết hợp pháp thường được ủng hộ trong hệ thống cơ sở lý luận về kế tốn gắn liền với mảng TNXHDN (ví dụ như Deegan, 2002; Deegan, 2014; O’Donovan, 2002) 2014; O’Donovan, 2002) nhưng nó vẫn đang bị thách thức và tranh luận trong một số nghiên cứu kế toán ở một số bối cảnh và thị trường nhất định. Chẳng hạn như, bối cảnh công bố thông tin TNXHDN trên các báo cáo thường niên ở các doanh nghiệp khoáng sản tại Úc (Guthrie & Parker, 1989) và Rumani (Alexander và cộng sự, 2018). Nghiên cứu của tác giả, thơng qua một góc nhìn mới, đã củng cố hơn nữa vai trị của lý thuyết
hợp pháp trong việc giải thích những vấn đề về KSNB ở các doanh nghiệp tại Việt Nam, trước thực trạng KSNB ở các doanh nghiệp này cần phải được vận hành một cách hữu hiệu hơn. Cụ thể, thơng qua sự giải thích của lý thuyết hợp pháp, dưới áp lực phải tăng cường TNXHDN, doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy được tầm quan trọng của việc vận hành KSNB hữu hiệu nhằm nâng cao tính tuân thủ đối với các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động để từ đó đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng ủng hộ vai trò của lý thuyết cơ sở nguồn lực doanh nghiệp (Barney, 1991) trong việc giải thích mối quan hệ giữa những nguồn lực kế toán và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã được kiểm định ở những nghiên cứu trước (ví dụ như N. P. Nguyen, 2018; Nguyên & Quế, 2016). Qua đó, nghiên cứu này khẳng định rằng nếu tăng cường TNXHDN, các doanh nghiệp tại Việt Nam hồn tồn có thể thúc đẩy việc vận dụng cấu trúc KSNB một cách có hiệu quả hơn để từ đó đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững.