CHƯƠNG 3 TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
3.2. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá của Việt Nam
3.2.1 Tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời gian qua
• Giai đoạn 2007-2010
Từ năm 2007, các nhà đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường chứng khoán Việt
Nam, và hệ quả là nguồn tiền FII2 tăng liên tục, nguồn cung USD trở nên dồi dào
khiến cho tỷ giá NHTM3 giảm xuống sàn biên độ và đồng nội tệ đã lên giá.
Sang năm 2008, lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và thực tế tỷ giá đã biến động mạnh, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam trở nên rõ ràng hơn và đến cuối năm 2008, lượng FII giảm xuống rõ rệt.
Trong năm 2009, sự mất giá danh nghĩa của đồng nội tệ trở nên trầm trọng. Áp lực tâm lý và tình hình cung cầu trên thị trường đã khiến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do có sự khác biệt lớn. Cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước khơng cịn lựa chọn nào khác phải chấp nhận phá giá VNĐ để giảm áp lực trên thị trường và những hệ luỵ khác như đầu cơ tiền tệ. Theo liền đó là việc các ngân hàng phải tăng lãi suất cơ bản. Giải pháp này được cho là hợp lý nhưng thật sự là phản ứng quá chậm. Lượng kiều hối trong năm trở nên một trợ lực ổn định tình hình.
Năm 2010 cũng chỉ cải thiện được so với năm 2009 nhưng tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng. NHNN buộc phải tiếp tục tăng tỷ giá và chấp nhận phá giá VNĐ. Đến cuối năm 2010, NHNN đã tiếp tục tăng tỷ giá mặc dù áp lực thị trường vẫn chưa cần thiết. Tình hình giá vàng biến động bất lợi, giá vàng thế giới tăng cao thì tình hình đầu cơ trong nước cũng tăng cao, hậu quả là CPI tăng cao kỷ lục, hơn 10% so với cùng kỳ.
• Giai đoạn 2011-2015
Năm 2011, NHNN điều chỉnh tỷ giá và thu hẹp biên độ giao dịch. Tiếp theo là hàng loạt chính sách như giảm lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc và tăng cường xử lý giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do. Kết quả đạt được là cán cân thanh toán được cải thiện, thặng dư hơn 3 tỷ USD so với mức thâm hụt khoảng 3 tỷ USD vào năm trước đó.
Năm 2012, mục tiêu ổn định tỷ giá và tránh tình trạng đơ la hóa được đặt lên hàng đầu. Chính sách vay ngoại tệ được kiểm sốt chặt chẽ, chỉ có những doanh nghiệp có đủ điều kiện thu ngoại tệ qua kinh doanh mới được vay ngoại tệ.
Năm 2013, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá và kiểm soát chặt chẽ sự mất giá của đồng nội tệ. VNĐ. Một số thời điểm, do diễn biến bất lợi từ thị trường tài
chính quốc tế, tỷ giá cũng đã tăng nhẹ. NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng tỉ giá liên ngân hàng và nhu cầu ngoại tệ bắt đầu giảm ở cả thị trường tự do.
Năm 2014, mục tiêu ổn định tỷ giá tiếp tục giữ vững, và khống chế trong biên độ khơng q +/- 2%. Tỷ giá chính thức được nâng lên thêm 1% vào cuối năm.
Năm 2015, do tình hình bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế, chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá trong nước trở nên vô cùng phức tạp. Trung Quốc điều chỉnh đồng RMB làm đồng tiền của các đối tác chính của Việt Nam bị giảm giá mạnh. Chính phủ huy động trái phiếu để bù đắp ngân sách không thành công. NHNN đã phải điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá với đồng USD và điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong cả năm 2015, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá lên 3% và mở rộng biên độ thêm 2%.
• Giai đoạn 2016-2017
Năm 2016, tỷ giá khá ổn định do áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm, góp phần ổn định thì trường ngoại hối. Như vậy, việc neo chặt đồng nội tệ vào USD quá lâu và buộc phá giá đột ngột trước áp lực thị trường đã gây sốc cho nền kinh tế và làm cho các chỉ số vĩ mơ trở nên khó lường. Chính sách tỷ giá trung tâm dựa trên sự biến động của rổ tiền tệ lựa chọn, tình hình cung cầu ngoại tệ và các chỉ số vĩ mô trở thành một công cụ hữu hiệu.
Năm 2017, chính sách tỷ giá trung tâm tiếp tục phát huy và điều chỉnh linh hoạt.Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại giảm, trên thị trường tự do thậm chí cịn giảm sâu hơn. Việt Nam bắt đầu xuất siêu, nguồn vốn FDI tăng và sự trở lại của nguồn FII cùng với kiều hối tăng làm cho bức tranh kinh tế trở nên khởi sắc. Điều này minh chứng cho sự thành công của việc áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt.
3.2.2. Chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam thời gian qua
Việc áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt đã mang lại thế chủ động trong việc kiểm sốt tỷ giá nói riêng và các chỉ số vĩ mơ của nền kinh tế nói chung. Nhất là khi Trung Quốc đột ngột phá giá đồng RMB, NHNN đã nhanh nhạy và mạnh dạn điều chỉnh VNĐ để ổn định nền kinh tế.
Hơn thế nữa, tâm lý mất niềm tin vào việc điều hành tỷ giá và các hoạt động ngân hàng của NHNN đã khơng xảy ra. Đồng nội tệ thậm chí cịn lên giá đơi chút. Năng lực và kinh nghiệm can thiệp chính sách ngoại hối làm tăng uy tín đối với thị trường. Các tổ chức thế giới, trong đó có World Bank, đã đánh giá rất tích cực về tình hình tỷ giá của Việt Nam. Đó là việc kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá kết hợp sự điều chỉnh linh hoạt theo thị trường tài chính quốc tế, nhất là sự biến động của các đồng nội tệ của các đối tác chính, trong đó có đồng CNY của Trung Quốc.
Ngay thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất, NHNN áp dụng các giải pháp kinh tế kết hợp với tăng cường truyền thơng chính sách và q đó làm giảm sự hấp dẫn của ngoại tệ, tránh được việc đầu cơ và tình trạng đơ la hóa nền kinh tế.
Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục kiên định ổn định tỷ giá bằng chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt để hỗ trợ xuất khẩu, nhất là những ngành xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ cao. Chính việc chú trọng vào hàm lượng cơng nghệ, mẫu mã hàng hoá và tăng năng suất lao động kết hợp với việc duy trì tỷ giá ổn định mới là chiến lược lâu dài để hỗ trợ xuất khẩu.
Thực tiễn cho thấy, khi NHNN có cam kết đảm bảo đồng nội tệ khơng mất giá quá một biên độ nhỏ khoảng 2 - 3% qua việc tăng cường truyền thơng, giải thích đầy đủ và kịp thời sẽ làm tăng niềm tin của thị trường. Uy tín của NHNN càng được nâng cao khi mà khả năng hấp thụ và tích luỹ ngoại hối lớn, kết hợp với lượng kiều hối vẫn tăng đều mỗi năm.
Với kinh nghiệm và uy tính của NHNN, cộng với việc bám sát tình hình thị trường tài chính quốc tế, nhất là những nước trong rổ tiền lựa chọn, sẽ giúp cho công tác điều hành tỷ giá trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.