Nguồn: Giáo trình Tài chính quốc tế. Nguyễn Văn Tiến (2012)
Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đơ la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai mới được cải thiện. Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả sẽ làm cán cân thương mại được cải thiện.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nước đang phát triển thì một số hàng hóa khơng thể sản xuất được hoặc nếu có sản xuất thì giá cả có thể cao hơn hoặc chất lượng khơng tốt bằng. Do đó, người tiêu dùng vẫn sẽ khơng chọn hàng sản xuất trong nước cho dù giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn và điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.
Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch thương mại quốc tế thường rất cao nên để hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển do tỷ trọng của loại hàng hóa này tương đối nhỏ nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn nếu chính phủ các nước này phá giá đồng tiền của mình và dẫn đến hiệu ứng khối lượng sẽ ít có tác động đến cán cân thương mại hơn so với các nước phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. Nếu một nước mà xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu hay nói cách khác nếu tỷ trọng này cao thì khi hàng nhập khẩu tăng giá sẽ làm cho giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước tăng lên. Điều này làm mất đi lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá đồng nội tệ, do đó phá giá chưa hẳn là một giải pháp tốt khi muốn tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
Mức độ linh hoạt của tiền lương. Khi phá giá sẽ làm đồng nội tệ mất giá và khi đó chỉ số giá hàng tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá và khi tiền lương tăng địi hỏi chi phí sản xuất phải tăng, từ đó làm cho giá cả hàng hóa trong nước sẽ giảm bớt lợi thế có được từ việc phá giá tiền tệ.
Thương hiệu quốc gia và tâm lý người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước. Nếu thương hiệu quốc gia đủ mạnh thì một sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngồi cũng sẽ góp phần giá tăng số lượng hàng xuất khẩu. Mặt khác, với tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng thì một sự đắt lên của hàng nhập khẩu và sự rẻ đi của hàng hóa trong nước cũng sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của ho, khi đó họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập cho dù giá có đắt hơn.
Như vậy, khả năng phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tình trạng cán cân thương mại đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượng thực nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu.
2.3.2. Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner
Thơng thường có hai cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp tiếp cận hệ số co giãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co giãn đó là điều kiện Marshall – Lerner để phân tích.
Phương pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Marshall - Lerner đã tiếp cận cán cân thương mại theo phương pháp hàm số và chứng minh lý thuyết đường cong J và lý thuyết truyền thống có những hạn chế và khơng hồn tồn đúng. Phương pháp này dựa trên một số giả thiết: Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu và hàng hóa xuất khẩu khơng ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nội địa và cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hồn hảo tức là khối lượng cầu về hàng hóa nhập khẩu khơng ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nước ngồi.
Với giả thiết trên cho thấy rằng giá hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngồi là cố định, khơng thay đổi dù cho cung cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi như thế nào. Cần lưu ý phá giá làm tỷ giá danh nghĩa tăng, tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ giá thực tăng, khi tỷ giá thực tăng sẽ cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nghĩa là kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và làm giảm khối lượng nhập khẩu. Nội dung chủ yếu của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai.
Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%
h𝒙 =𝒅𝑿/𝑿 𝒅𝑬/𝑬
Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%
h𝒎 =𝒅𝑴/𝑴 𝒅𝑬/𝑬
Theo Marshall-Lerner khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 (hx +hm >1) thì việc phá giá tiền tệ sẽ có tác động tích cực tới cán cân thanh tốn. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Theo lý thuyết thì việc phá giá sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, đồng thời giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ sẽ giảm đi làm cho nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thương mại sẽ tùy thuộc vào các độ co giãn theo giá. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, vì lúc này tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá. Tương tự, chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thương mại.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong ngắn hạn hàng hóa thường khơng co giãn theo giá cả do thói quen tiêu dùng của người ta khơng dễ dàng thay đổi. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, và cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn nếu phá giá tiền tệ. Tuy nhiên trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới và lúc này điều kiện Marshall-Lerner đã được đáp ứng, như vậy điều kiện này chỉ có thể được duy trì trong dài hạn.
Một vài quan điểm cho rằng, đối với các nước phát triển thì thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn hay giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi chính phủ phá giá nội tệ, cịn đối với các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu nhỏ hay giá trị nhập khẩu sẽ giảm không đáng kể khi thực hiện phá giá nội tệ. Hay nói cách khác, đối với các nước phát triển khi chính phủ thực hiện phá giá đồng tiền của mình thì sẽ có tác động đến việc cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển. Như vậy, việc phá giá đồng nội tệ là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng lại khơng có tác dụng đối với quốc gia khác và nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu cần phải thận trọng.
2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại 2.4.1 Nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks 2.4.1 Nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks
Trong nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks năm 1999, cán cân thương mại của Mỹ và các đối tác được xây dựng mơ hình phụ thuộc vào chỉ số GDP của các đối tác và tỷ giá hối đoái song phương.
lnTBjt = a + b ln YUSt + clnYjt + d lnEXjt + ut
Với j là 1 trong 6 đối tác lớn nhất của Mỹ là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và UK. Giai đoạn nghiên cứu bắt đầu từ Quý 1 năm 1973 đến Quý 2 năm 1996 với tổng số gần 100 quan sát. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng USD. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, khơng có bằng chứng rõ ràng về hiệu ứng đường cong J nhưng trong dài hạn, kết quả thực tiễn lại xác định khá rõ về hiệu ứng đường cong J đến cán cân thương mại của Mỹ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tác thương mại khác nhau cũng ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau đến thương mại của Mỹ. Cụ thể tất cả các đối tác này luôn cùng ảnh hưởng theo 1 chiều hướng như nhau trong khi UK lại có phản ứng ngược lại. Hoặc ngay cả trong ngắn hạn, kết qủa không những không thể kiểm chứng được đường cong J mà trong từng nhóm đối tác thì các kết quả cũng là những phản ứng khơng điển hình, khơng nhất qn.
2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Ng Yuen-Ling và các đồng sự
Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 1955 đến 2006 của trường hợp Malaysia. Ng Yuen Ling, Wai-Mun và Tan Geoi-Mei đã xây dựng mơ hình như sau:
lnTB =b0 +b1 lnY + b2 lnY* +b3 lnRER + ut
Trong đó, TB là cán cân thương mại của Malaysia, Y và Y* lần lượt là GDP của Malaysia và Mỹ, trong khi RER là tỷ giá của đồng Ringit Malaysia với USD. Nghiên cứu được thực hiện năm 2008 và sử dụng các kiểm định nhân quả Engle – Granger và mơ hình vector điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Một biến khác cũng ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại là thu nhập quốc dân trong dài hạn. Một kết qủa nữa là tỷ giá hối đoái khi mà việc định giá thấp đồng nội tệ lại cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn, và tồn tại điều kiện Marshall – Lerner. Kết quả cũng chỉ ra là hiệu ứng của đường cong J không thật sự rõ ràng đối với trường hợp của Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu nêu trên.
2.4.3 Nghiên cứu của Sulaiman D Mohammad
Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2010 đối với trường hợp của Pakistan trong giai đoạn 1970 – 2008. Sulaiman D Mohammad và Adnan Hussain đã xây dựng mơ hình như sau:
Trong đó, TBt là biến chuỗi thời gian về cán cân thương mại của Pakistan, GDPt và
GDPt* lần lượt là giá trị của GDP Pakistan và của các đối tác trong giai đoạn nêu trên.
Nghiên cứu được tiến hành với 35 quan sát cho các giá trị hàng năm.
Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng mức độ ảnh hưởng của việc định giá thấp đồng nội tệ lên cán cân thương mại của Pakistan. Tác giả đã kiểm tra tính hợp lệ của các điều kiện Marshall Lerner bằng cách sử dụng hàm đáp ứng xung (impulse response function) trong mơ hình đường cong J. Phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansson được áp dụng để tìm ra mối liên hệ trong ngắn hạn và trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc định giá thấp đồng nội tệ lại có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại của Pakistan, thúc đẩy được xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, những người làm chính sách và các nhà kinh tế lại rất cân nhắc trong việc định giá thấp đồng nội tệ vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến các yếu tố vĩ mơ như chính sách tiền tệ, lãi suất tiền gửi và lạm phát. Tác giả cũng đề nghị rằng thị trường tỷ giá hối đoái thả nổi của Pakistan sớm được thay thế bằng thị trường chính quy có kiểm sốt một cách chính thức trong thời hạn sớm nhất.
2.4.4 Nghiên cứu của Tatchawan Kantipong
Trong nghiên cứu của Tatchawan Kantipong và các đồng sự vào năm 2001, cán cân thương mại của Thái lan và các đối tác chính là Đức, Nhật, Singapore, UK và Mỹ được thực hiện trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1973 đến hết năm 1997. Tác giả đã xây dựng mơ hình sau:
lnTBjt = a + b ln YTHt + clnYjt + d lnEXjt + ut
Bằng cách phân tích đồng liên kết, tác giả đã chỉ ra những bằng chứng về hiệu ứng đường cong J cho ít nhất là trường hợp đối với Mỹ và Nhật trong giai đoạn trên. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng nội tệ. Trong
5 đối tác chính nêu trên, chỉ có Mỹ và Nhật là những trường hợp có số liệu minh chứng về hiệu ứng đường cong J trong khi 3 đối tác cịn lại, kết qủa chạy mơ hình khơng đưa ra bằng chứng nhất quán.
2.4.5 Nghiên cứu của Charalambos Pattichis
Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J dựa trên dữ liệu của dịch vụ du lịch, chi tiêu của khách và dịch vụ vận tải giữa Mỹ và UK trong ngắn hạn và dài hạn. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng như là một hàm số của các biến riêng lẻ và sau đó được tính gộp để kiểm chứng:
LTBjt = f (LRERt, LRGDPUSt, LRGDPUKt)
Trong đó t là chỉ thị cho dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ 1986 đến 2006 với 96 quan sát cho các quý trong , j là dữ liệu riêng lẻ của 3 loại hình dịch vụ truyền thống. Các biến LRER, LRGDPUS, LRGDPUK lần lượt là tỷ giá hối đoái thực, GDP thực của Mỹ, GDP thực của UK. Các biến này đã được biến đổi logarithm để loại bỏ yếu tố hàm mũ trong các chuỗi kinh tế.
Điểm mới của nghiên cứu này so với rất nhiều nghiên cứu khác về ảnh hưởng của tỷ giá hối đối đến cán cân thương mại đó chính là việc tác giả nghiên cứu riêng biệt thương mại về 3 loại hình dịch vụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt giữa việc xác định tỷ giá hối đoái của 2 nước đến các ngành dịch vụ trong cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tac giả đề xuất những nghiên cứu dạng riêng biệt từng thành phần trong cán cân thương mại tại nhiều nền kinh tế khác nhau có thể giúp nhìn nhận hiệu ứng đường cong J theo những hướng mới ngoài cách hiểu truyền thống như hiện nay. Tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu riêng lẻ các thành phần của nền kinh tế cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách dễ dàng áp dụng đơn lẻ cho những ngành nhất định thay vì cho tồn bộ như cách truyền thống.