CHƯƠNG 4 KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
4.1 Lựa chọn mơ hình và giải thích các biến số
Dưới góc độ thương mại quốc tế, có nhiều nhân tố vĩ mô tác động gây ra thâm hụt hoặc thặng dư thương mại. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét hai nhân tố là tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) và tăng trưởng kinh tế (GDP), đây là những nhân tố được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận là nguyên nhân tác động lên cán cân thương mại.
Mơ hình tổng qt
Mơ hình tác giả lựa chọn để nghiên cứu cho trường hợp tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam có dạng tổng quát như sau:
lnTBt = b0 + b1 lnREERt + b2 ln GDPVNt + b3 ln GDPWt + ut Trong đó:
• ln: logarit tự nhiên.
• TB: cán cân thương mại (được tính bằng tỷ lệ Xuất khẩu/ Nhập khẩu)
• GDPVNt: chỉ số thu nhập quốc dân trong nước so với quý năm trước
• GDPWt: chỉ số thu nhập quốc dân trung bình của 15 đối tác thương mại được
chọn vào rổ tiền tệ so với quý năm trước
• REERt: tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với các đối tác thương mại trong
rổ tiền tệ tại thời điểm t
• ut: sai số
Đây là mơ hình được nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình như tác giả Sulaiman D.Mohammad (2010) nghiên cứu trong trường hợp của Pakistan, Ng Yuen- Ling, Har Wai-Mun, Tan Geoi-Mei (2008) về trường hợp của Malaysia và tác giả Bahmani Oskooee và Kantipong (2001) về trường hợp của Thái Lan.
Các biến số trong mơ hình
Cán cân thương mại (TB): Dựa vào nghiên cứu của tác giả Bahmani Oskooee và Kantipong (2001), tác giả sử dụng tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu thay cho cán cân thương mại thông thường bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu. Nguyên nhân để tác giả lựa chọn sử dụng tỷ số này là: (1) giúp tác giả có thể diễn đạt cán cân thương mại dưới dạng logarit (theo nghiên cứu của tác giả Brada và cộng sự (1997). (2) Tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu sẽ không nhạy cảm với đơn vị đo lường (theo nghiên cứu của Bahmani – Oskooee và Alse (1994). (3) cuối cùng, tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu có thể phản ánh cán cân thương mại theo giá trị thực và cả giá trị danh nghĩa (nghiên cứu cảu tác giả Bahmani – Oskooee và Brooks (1999).
Thu nhập trong nước GDPVN: Căn cứ vào các tranh luận truyền thống, nếu một sự gia tăng trong thu nhập trong nước khiến cho nhập khẩu gia tăng, dấu kỳ vọng của b2 là âm (-). Tuy nhiên, nếu thu nhập trong nước gia tăng là do sự gia tăng trong sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, khi đó sẽ có mối quan hệ địng biến giữa thu nhập trong nước với cán cân thương mại lúc này b2 sẽ có dấu dương (+).
Thu nhập nước ngoài GDPW: dấu kỳ vọng của b3 là dương (+) do bởi khi thu nhập nước ngồi tảng sẽ kích thích xuất khẩu Việt Nam tăng. Tuy nhiên nếu sự gia tăng trong thu nhập nước ngoài là do gia tăng sản xuất hàng thay thế nhập khẩu từ Việt Nam, Việt Nam sẽ xuất khẩu ít lại và kết quả là α1 mang dấu âm (-). Tuy nhiên điều này ít có cơ hội xảy ra, lý do là vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tiền lương cho công nhân thấp hơn so với các nước đối tác, hàng hóa có khả năng cạnh tranh hơn.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương REER: Nếu phá giá, một sự gia tăng trong REER sẽ khiến xuất khẩu gia tăng, nhập khẩu tụt giảm, dấu kỳ vọng của b1 là dấu dương.