Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại việt nam (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 3 TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

3.3. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Năm 2001 và 2002 tỷ giá hối đoái thực ổn định nhưng bắt đầu giai đoạn năm 2003 thì VNĐ bị giảm giá, nguyên nhân là tại thời điểm năm 2004 lần đầu tiên Việt nam đăng cai hội nghị APEC, năm đó Việt nam đạt thành quả kinh tế ấn tượng, tăng trưởng kinh tế cao, dòng vốn quốc tế đổ vào ồ ạ, kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh làm cho thu nhập thực tăng dẫn đến tăng trưởng thực của nền kinh tế tăng làm cho giá trị thực của VNĐ tăng.

Cuối năm 2005 đầu năm 2006 bùng nổ bong bóng chứng khốn và cao điểm nhất của chứng khốn là năm 2007 và bắt đầu thu hút một nguồn vốn lớn vào thị trường chứng khoán làm cho giá chứng khoán tăng, cùng với sự tăng trưởng mạnh của chứng hốn là bong bóng giá nhà đất. Hai yếu tố này làm giá trị hàng hóa phi mậu dịch tăng lên làm cho VNĐ tăng giá dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn cố gắng kìm giữ cho tỷ giá hối đối ổn định làm cho tỷ giá hối đối khơng biến động mạnh nên kết quả VNĐ bị định giá thấp.

Giai đoạn 2008 nền kinh tế Việt nam bị khủng hoảng do chịu tác động kép đó là từ nội tại nền kinh tế (chứng khốn đảo chiều, Thị trường tài chính sụp đổ, Bất động sản giảm giá, nợ xấu ngân hàng tăng lên, mặt khác do mọi người đổ xô vào thị trường chứng khốn, nguồn lực của nền kinh tế khơng đầu tư cho sản xuất và hàng hóa dịch vụ dẫn đến sản xuất bị đình trệ làm cho suy giảm kinh tế xảy ra) và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu làm thị trường đầu ra của hàng xuất khẩu Việt nam cũng bị ảnh hưởng theo làm cho thâm hụt mậu dịch những năm này rất cao.

Hai yếu tố trên làm cho tỷ giá hối đoái bất ổn, Ngân hàng Nhà nước Việt nam bắt đầu thực hiện các chương trình kích cầu nền kinh tế bằng cách bơm tiền ra vào năm 2010

gây ra lạm phát rất cao. Đó là lý do làm cho giá trị thực của VNĐ biến động mạnh trong giai đoạn 2009-2013.

Trong những năm gần đây lạm phát của Việt nam luôn ở mức cao nhưng tỷ giá giữa VNĐ và USD lại ít biến động, đây là nguyên nhân làm cho đồng nội tệ lên giá mạnh, khơng khích được xuất khẩu, do đó theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thì cần thiết phải phá giá đồng Việt Nam. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại cho rằng, việc phá giá VNĐ sẽ tác động làm cho lạm phát gia tăng, gây ra những bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư nước ngồi khơng an tâm khi đầu tư vốn vào nền kinh tế Việt nam, gây tác động tiêu cực đến nợ nước ngồi.

Thực tế thì VNĐ bị định giá cao hay thấp đều không tốt cho cân bằng chung của nền kinh tế. Nếu VNĐ bị định giá cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa và giảm vị thế đối ngoại (làm cán cân thương mại mất cân đối). Ngược lại VNĐ bị định giá thấp sẽ gây ra lạm phát vì tăng giá hàng nhập khẩu sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trong thời gian qua khi VNĐ bị định giá cao sẽ gây ra các mặt tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế như sau:

Những mặt tích cực

Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đối là giữ ổn định giá trị của đồng tiền theo thời gian. Ở Việt nam chính sách tiền tệ cũng hướng tới mục tiêu là ổn định tỷ giá và được xem là mục tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá vì tỷ giá hối đối thực tuy bị định giá cao nhưng Ngân hàng Nhà nước luôn giữ cho tỷ giá ở mức ổn định. Việc giữ cho tỷ giá ổn định đã có những tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội cụ thể:

• Trước hết, tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm

lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, hay đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm giảm

hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất giữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đơ la hóa trong xã hội, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp.

• Một tác động quan trọng nữa của việc giữ được ổn định tỷ giá chính là kiềm

chế được lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù Việt Nam ln ưu tiên cho xuất khẩu nhưng vẫn còn nhập siêu ở mức cao. Vì thế, tỷ giá giảm sẽ dẫn tới tình trạng “nhập khẩu kép” lạm phát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát cao.

• Vì Việt nam là nước nhập siêu nên khi ổn định tỷ giá sẽ ổn định được nhập

khẩu, nếu giảm giá VNĐ thì lợi ích rịng nhận được từ việc giảm giá đó rất là tiêu cực bởi vì phần lớn chúng ta bị ảnh hưởng là từ nhập khẩu trong khi lợi từ xuất khẩu không tương ứng với bất lợi từ nhập khẩu, chưa kể tới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu khi hàng hóa xuất khẩu giá trị rất thấp trong khi hàng hóa nhập khẩu giá trị lại rất cao. Ngoài ra nước ta xuất khẩu dựa vào nhập khẩu vì chúng ta nhập nguyên liệu và phụ kiện về để gia công, lắp ráp và xuất khẩu nên khơng có nhập khẩu là khơng có xuất khẩu.

• Ổn định tỷ giá cũng giúp cho NHNN có thể thu được ngoại tệ dễ dàng hơn và

qua đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và làm gia tăng sức mạnh tài chính của đất nước.

• Sự ổn định tỷ giá cũng tác động tích cực đến thị trường vàng làm cho giá vàng

ổn định sẽ có tác động ổn định tâm lý, làm giảm tâm lý lạm phát bởi vàng và USD thường được chọn là nơi trú ẩn mỗi khi lạm phát cao.

• Tỷ giá ổn định cũng tác động tích cực đến việc quản lý nợ nước ngồi và nợ

cơng nói riêng. Nếu tỷ giá chỉ tăng thêm vài phần trăm mỗi năm cũng làm số nợ tính ra nội tệ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tóm lại, ổn định tỷ giá sẽ góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế, ổn định lạm phát, ổn định nợ công, ổn định tâm lý của người dân từ đó ổn định mức giá của nền kinh tế, ổn định cân bằng vĩ mô.

Những mặt tiêu cực

• Làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu

• Gây sức ép lên chính sách tỷ giá của NHNN làm cho NHNN phải bằng mọi

giá bảo vệ giá trị tiền đồng

• Tăng áp lực lên dự trữ ngoại hối

Tóm lại, về mặt lý thuyết, khi tỷ giá hối đối tăng thì có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, đồng thời hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện cán cân thương mại. Nhưng thực tế của Việt Nam thì chưa cho thấy rõ điều đó vì Việt Nam là nền kinh tế nhập siêu và nhập siêu ở mức lớn, do đó tỷ giá biến động theo hướng giảm giá dẫn tới tình trạng “nhập khẩu kép” lạm phát vào nền kinh tế nước ta, đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng lạm phát cao.

Về mặt tỷ giá danh nghĩa, mặc dù VNĐ được điều chỉnh tăng liên tục nhưng tình hình thâm hụt cán cân thương mại vẫn chưa được cải thiện, Việt nam vẫn nhập siêu liên tục. Do đó cần xét đến mối tương quan giữa lạm phát ở Việt Nam và lạm phát ở nước ngồi để có thể đánh giá tỷ giá danh nghĩa này đã được điều chỉnh đến mức hợp lý chưa thơng qua việc tính tốn tỷ giá hối đối thực ở Việt Nam.

Như vậy, theo những lập luận trên, việc nghiên cứu được mối quan hệ giữa cán cân

thương mại và tỷ giá hối đoái đa phương với các đối tác chính sẽ cung cấp nhiều thơng tin quan trọng cho việc điều hành tỷ giá hợp lý. Việc trích xuất dữ liệu lạm phát của các đối tác này, có lưu ý đến trọng số của từng đối tác cũng giúp xác định được tình trạng định giá của đồng nội tệ, qua đó có biện pháp thích hợp để hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)