Tác động của việc nắm giữ cáctài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3: Tác động của việc nắm giữ cáctài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợ

lợi tại ngân hàng thƣơng mại

Mối quan hệ giữa việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM là vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Tài sản thanh khoản đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc quản lý các tài sản thanh khoản là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quản lý tài chính. Nếu ngân hàng không cân đối được tỷ lệ nắm giữ các tài sản thanh khoản nó sẽ trở thành chi phí cho ngân hàng.

Theo Chandra (2001, p.72), thông thường một tỷ lệ tài sản thanh khoản cao được xem là một dấu hiệu của sức mạnh tài chính. Tuy nhiên theo một số tác giả khác như Assaf Neto (2003, p.22), thanh khoản cao không phải là trạng thái mà các ngân hàng thực sự mong muốn bởi tài sản có tính thanh khoản thường là cáctài sản mang lại ít lợi nhuận, nó đại diện cho chi phí cơ hội bởi việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao các ngân hàng phải bỏ qua các cơ hội nắm giữ các tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, Arnold (2008, p.537) nắm giữ tiền mặt cũng có các lợi thế nhất định như: đáp ứng khả năng thanh tốn cho các chi phí hàng ngày, chẳng hạn như tiền lương, nguyên vật liệu và các loại thuế. Ngoài ra, do thực tế dịng tiền tương lai khơng chắc chắn, nắm giữ tiền mặt mang lại giới hạn an toàn đối trong các cuộc suy

thoái. Việc sở hữu tiền mặt đảm bảo thực hiện các khoản đầu tư có lợi nhuận cao mà nhu cầu thanh toán ngay lập tức.

Do đó, một nhiệm vụ quan trọng đối với người quản lý tài chính là phải đạt được sự cân bằng thích hợp giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận cho các ngân hàng. Như vậy, theo Perobeli, Pereira và David (2007, trang 3) quyết định về mức độ thanh khoản cần phải dựa vào nguyên tắc sau đây:

- Tài sản thanh khoản càng lớn thì lợi nhuận càng giảm (nhưng cũng làm giảm rủi ro thanh toán).

- Tài sản thanh khoản thấp làm tăng lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng làm tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng bởi việc đánh đổi giữa việc sở hữu nguồn vốn dài hạn với tài sản thanh khoản.

Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế, rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ tích cực (rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao). Vì vậy khi thanh khoản cao hơn có nghĩa là ít rủi ro hơn, và cũng có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn.

Theo Assaf Neto (2003, trang 22), đầu tư vào tài sản thanh khoản càng nhiều thì lợi nhuận càng thấp, đồng thời chiến lược quản lý thanh khoản cũng ít rủi ro hơn. Trong trường hợp này, lợi nhuận thấp hơn so với việc đầu tư ít vào tài sản thanh khoản. Ngược lại, với tài sản thanh khoản ít, ngân hàng chấp nhận mất an toàn và tăng nguy cơ phá sản thì lợi nhuận mang về lớn hơn vì ngân hàng hạn chế khối lượng vốn gắn với tản sản ít sinh lời của ngân hàng. Vì vậy mà bất cứ sự thay đổi nào của thanh khoản cũng mang lại những tác động đối lập với khả năng sinh lời của ngân hàng. Bằng cách này, mỗi ngân hàng nên chọn một lượng tài sản thanh khoản phù hợp hơn với khả năng tiếp nhận rủi ro và lợi nhuận của mình. Như vậy, có mối quan hệ giữa tài sản thanh khoản và lợi nhuận, các mối quan hệ này đã được thử nghiệm và xác nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại. 2.4.1: Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010)

Bài nghiên cứu “Tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng” sử dụng dữ liệu được thu thập từ 55 ngân hàng của Mỹ và 10 ngân hàng của Canada trong giai đoạn 1997-2009. Các biến độc lập được sử dụng là: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản, tỷ lệ địn bẩy tài chính, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư, tỷ lệ chứng khoán phái sinh, tỷ lệ vốn cấp 1 và các biến kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Biến phụ thuộc lợi nhuận được đại diện bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có một quan hệ phi tuyến việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với ý kiến cho rằng thị trường vốn sẽ đánh giá cao việc nắm giữ thêm tài sản thanh khoản của các ngân hàng, nhưng có một điểm mà lợi nhuận sẽ thấp hơn chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản. Tại thời điểm nền kinh tế xấu đi, thanh khoản của thị trường kém, mức độ tối đa hóa lợi nhuận của tài sản có tính thanh khoản tăng lên. Ngân hàng nên nắm giữ tài sản có tính thanh khoản trong thời điểm nền kinh tế suy yếu. Tốc độ tăng trưởng của GDP có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)