CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
Ngân hàng là ngành có mối quan hệ chặt chẽ và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ngày 26/03/1988 với việc ban hành Nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Vịêt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại. Theo đó, bốn ngân hàng thương mại được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Theo điều 4, Chương 1, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Dựa vào hình thức sở hữu, ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phân chia thành: ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngồi và chi nhánh, văn phịng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phát triển cả về số lượng và các loại hình dịch vụ. Tính đến năm 2018, tại Việt Nam có 31 NHTM CP. Với sự đa dạng về các loại hình ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các dịch vụ do ngân
hàng cung cấp,… đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển.
Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM CP nói riêng được xem là phát triển khơng chỉ thể hiện ở quy mô, doanh số huy động và cho vay tăng lên, mở rộng thị phần; mà còn thể hiện ở năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm của ngân hàng. Việc đẩy mạnh các biện pháp để xử lý hậu tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ ngân hàng với giá cả và chi phí hợp l … là những vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.