CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4.4: Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013)
(2013).
Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng niêm yết Ghana” tìm hiểu mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Ghana. Nghiên cứu lấy số liệu từ bảy trong số chín ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2005 – 2010. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và tiến hành hồi quy ROA theo tỷ suất đầu tư tạm thời (TIR: Temporary Invesment Ratio).
Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng các ngân hàng niêm yết ở Ghana.
2.4.5: Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013).
Bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đơng Nam Á” tìm hiểu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại 9 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2016. Tác giả sử dụng phương pháp phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects Model), SGMM (System GMM) để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản và tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. . Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần, và các yếu tố vĩ mô như lạm phát, cung tiền, tăng trưởng, khủng hoảng tài chính). Biến tài sản thanh khoản tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, các ngân hàng dự trữ cấu trúc tài sản thanh khoản càng cao rủi ro thanh khoản càng thấp. Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Nam Á và Việt Nam nhưng mức độ tác động khác nhau.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại. Qua đó đã cho thấy tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM. Bên cạnh đó, đã lược khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM. Các nội dung trên là cơ sở để phân tích tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CĨ TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.