Vì vậy, nhu cầu của con người sẽ chính là động lực hết sức cần thiết để giúp họ làm việc và cống hiến nên tìm cách để tác động vào nhu cầu của con người sẽ là vấn đề cần thiết để có thể làm thay đổi được hành vi của con người theo hướng tích cực nhất. Đối với nhà quản lý tổ chức doanh nghiệp để có thể khuyến khích và động viên nhân viên thì họ phải hiểu rõ người lao động của mình đang ở đâu trong tháp nhu cầu của Maslow và tập trung vào sự thỏa mãn nhu cầu cho họ ở thứ bậc đó, điều này sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc và gắn bó với tổ chức nhiều hơn. Mơ hình bậc thang của Maslow cho thấy các biểu hiện tương ứng với cấp độ nhu cầu của người lao động được sắp xếp theo dạng kim tượng tháp.
1.2.2 Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg
Là lý thuyết được nhà nghiên cứu Frederick Herzberg đưa ra năm 1959 nhằm hỗ trợ việc quản trị người lao động hiệu quả trong tổ chức, ông đã đưa ra một sự ngạc nhiên lớn cho suy nghĩ của nhiều người lãnh tạo cty : Herzberg đã chứng tỏ được những người làm việc xuất hiện sự bất mãn thì ngược lại với họ là những người không bất mãn chứ không phải là xuất hiện sự thỏa mãn như nhiều nhà quản lý nghĩ. Ông cũng cho thấy được những người thỏa mãn trong tổ chức thì sẽ đối nghịch với đó là khơng thỏa mãn chứ không phải là bất mãn, điều này hoàn toàn khác với suy nghĩ của nhiều nhà quản lý bởi lẻ họ cho rằng nhân viên của họ một là bất mãn hoặc ngược lại là thỏa mãn với những gì trong tổ chức.
Người lao động trong tổ chức sẽ chịu sự chi phối của những yếu tố động viên họ cố gắng và phấn đấu làm việc, các yếu tố này có tác động trực tiếp từ bên trong họ, nó xuất phát từ nhu cầu của họ và là yếu tố chính tác động đến động lực của nhân viên trong công việc. Tồn tại song song với yếu tố tác động từ bên trong là các yếu tố bên ngoài, các yếu tố này nhằm giúp nhân viên duy trì cơng việc và chúng có liên quan đến sự bất mãn của người lao động. Tóm lại lý thuyết 2 nhân tố của Herzberg thể hiện hai trường phái của nhân viên là động viên họ và duy trì họ từ các nhà quản lý
- Yếu tố động viên là yếu tố giúp nhân viên nâng cao được sự thỏa mãn công việc và cũng nâng cao sự hài lịng trong cơng việc của họ, bao gồm:
+ Đạt được những thành quả đã đề ra
+ Sự cơng nhận những đóng góp của bản thân với cty và đồng nghiệp + Trách nhiệm
+ Sự tiến bộ, thăng tiến trong công việc + Sự phát triển theo ý muốn
- Yếu tố duy trì là yếu tố của sự bất mãn, khơng hài lịng của nhân viên trong công việc tại tổ chức, bao gồm:
+ Chế độ, kế hoạch của tổ chức.
+ Sự quản lý của cấp trên không phù hợp
+ Vấn đề môi trường trong công việc không thỏa mãn nhu cầu người lao động + Chính sách lương thưởng và phụ cấp chưa đảm bảo sự minh bạch hoặc sự công bằng
+ Những mối quan hệ trong cty chưa thật sự hiệu quả + Sự hài lòng của nhân viên với cấp trên khơng tốt
Nhóm yếu tố động viên nếu nhà quản lý vận dụng tốt trong cty thì họ sẽ tạo ra sự thỏa mãn cao cho nhân viên và qua đó góp phần tạo được động lực trong cơng việc một cách tích cực cho người lao động, ngược lại nếu nhà quản lý không biết cách đưa những yếu tố này vào trong cty sẽ rất dễ xuất hiện vấn đề khơng thỏa mãn. Nhóm các yếu tố duy trì nếu nhà quản lý trong tổ chức khơng vận dụng tốt sẽ tạo nên một sự bất mãn cho nhân viên, ngược lại áp dụng tốt vào cty sẽ tạo nên tình trạng khơng bất mãn.
Lý thuyết của Herzberg có ý nghĩa tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo vận dụng được những nhân tố tạo nên sự thỏa mãn và cả bất mãn cho người lao động trong cty, qua đó họ sẽ phát huy những yếu tố tốt và có giải pháp khắc phục những yếu tố xấu làm giảm động lực công việc. (TS Nguyễn Hữu Hiểu – 2011, Nghiên cứu về động lực trong cơng việc)
Hình 1.2 bên dưới cho thấy lý thuyết này có 2 yếu tố duy trì và yếu tố động viên tác động qua lại trong người nhân viên trong tổ chức: