Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đối với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo hội LHPN tỉnh thời kỳ 2001 2010 (Trang 40 - 55)

Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Ngày 1-1-1997 tỉnh Hà Nam được tái lập, ngay sau khi được tái lập, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị nhanh chóng, tích cực bắt tay vào sắp xếp, kiện tồn lại tổ chức, ổn định tình hình tư tưởng, đẩy mạnh mọi hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời được chỉ định gồm 16 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Yển được chỉ định làm Bí thư. Tại cấp tỉnh các tổ chức chính trị xã hội cũng chỉ định Ban Chấp hành lâm thời, các ban, ngành tiến hành kiện toàn đội

ngũ cán bộ lãnh đạo. Tại các huyện được tái lập cũng chỉ định Ban chấp hành lâm thời của cấp ủy và các đồn thể. Nhìn chung, trong số đội ngũ cán bộ được chỉ định, bổ nhiệm, số cán bộ nữ cịn rất thiếu và yếu.

Nắm được tình hình này, Đảng bộ, chính quyền cấp tỉnh, các ban cán sự, đảng đoàn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, một mặt quan tâm chỉ đạo việc ổn định tình hình tư tưởng cho cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, mặt khác xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ và các đoàn thể cấp tỉnh cùng 5 huyện mới tái lập. Rất nhanh gọn, chỉ trong năm 1997, toàn bộ các địa phương, đơn vị và Đảng bộ tỉnh đã tiến hành Đại hội thành công. Việc quan tâm thích đáng tới cơng tác cán bộ nói chung, cơng tác cán bộ nữ nói riêng là một điều kiện rất cần thiết và quan trọng, tạo đà cho quá trình ổn định và từng bước phát triển của một tỉnh mới tái lập như Hà Nam.

Để tăng cường hiệu quả thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 12/09/1997, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong 2 năm 2001 - 2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã tổ chức quán triệt nhiều văn bản như: Nghị quyết TW 3 (khóa VIII), tháng 6-1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Kế hoạch số 17-KH/TU, ngày 26/4/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”; Chương trình số 27- Ctr/TU, ngày 22/10/2002 của Tỉnh ủy Hà Nam, thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành TW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW III khóa VIII và Nghị quyết TW VII khóa VIII về cơng tác tổ chức cán bộ. Các Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình nêu trên đều dành phần thích đáng đề cập đến những yêu cầu chú ý, quan tâm đối với “cán bộ nữ” của Tỉnh. Tại Chương trình số 27-Ctr/TU ngày 22/10/2002, ngay phần phương hướng đã nêu rõ: Nắm vững tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới, chú trọng đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý trên cơ sở đảm bảo tính liên tục, kế thừa, kết hợp các độ tuổi, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; trong

phần mục tiêu cũng nêu: Hàng năm kết nạp từ 2.500 đảng viên trở lên, phấn đấu có từ 50% trở lên là nữ. Trong nhiệm vụ, phần công tác cán bộ, yêu cầu “Rà soát, bổ sung thường xuyên quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ”. Cũng như vậy, một lần nữa trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI năm 2000 khẳng định: Mỗi cấp, mỗi ngành phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ; chú trọng đổi mới, trí tuệ hóa, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý trên cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn, kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, quan tâm đối với cán bộ nữ. Với hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và các quan điểm nêu trên, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc Nghị quyết của TW và vận dụng sát hợp vào điều kiện của Tỉnh vừa mới tái lập, nơi có đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng cịn mỏng cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH.

Đặc điểm tình hình của tỉnh sau tái lập cùng với thực trạng, phương hướng và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về cơng tác cán bộ nói chung là một trong những căn cứ để tìm hiểu cơng tác (chính sách) cán bộ nữ của Đảng bộ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2002.

Trong 5 năm đầu sau tái lập tỉnh (1997 - 2002), cơng tác cán bộ nói chung, cơng tác cán bộ nữ nói riêng của Hà Nam dù đã nhận được sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh nhưng vẫn chưa vượt ra được những khó khăn chung của một tỉnh mới tái lập. Tới đầu năm 2003, nhận thức và mong muốn của cấp ủy đã gặp được sự tham mưu đúng lúc, thuyết phục và tích cực của ba tổ chức có trách nhiệm đối với phụ nữ là Hội LHPN tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh cùng nhau xây dựng một đề án về đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Hà Nam. Tại kỳ họp thứ VII, khóa XIII của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 12/3/2003 đã bàn đến vấn đề thực hiện chiến lược cán bộ theo tinh thần Nghị quyết TW III (khóa VIII) nói chung, thực hiện cơng tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37-CT/TƯ

của Ban Bí thư nói riêng và đã được Hội nghị chia sẻ, đồng tình rất cao. Hội nghị thống nhất giao cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy soạn thảo một Nghị quyết riêng về công tác cán bộ nữ của tỉnh Hà Nam.

Trên quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và cán bộ nữ, trước thực trạng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh vào thời điểm cuối năm 2002, đầu năm 2003 (những người có trình độ chun mơn được đào tạo chính quy cịn ít; bổ nhiệm tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tham gia ứng cử vào HĐND các cấp chưa nhiều…), đồng thời kế thừa và phát huy tinh thần của một Nghị quyết có từ những năm chống Mỹ hào hùng, oanh liệt (Nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Hà năm 1969 cũng về công tác cán bộ nữ thời kỳ “Ba đảm đang”), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã soạn thảo và cho ra đời Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 15/5/2003 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2003 - 2010”. Như vậy, để Hà Nam có riêng được

một Nghị quyết về công tác cán bộ nữ, bên cạnh sự tham mưu tích cực của Hội LHPN Tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh thì một phần rất quan trọng và có ý nghĩa chính là sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh mà đứng đầu là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối với phong trào phụ nữ Hà Nam, với công tác cán bộ nữ của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Sau khi khẳng định vị trí, vai trị của phụ nữ Hà Nam qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương Hà Nam giàu đẹp văn minh, khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ nữ Hà Nam trong hệ thống chính trị và phong trào phụ nữ tỉnh; khẳng định sự tiến bộ của chị em trên mọi phương diện từ phẩm chất, đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật đến năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, trình độ chun mơn chính trị… Nghị quyết đã đi sâu phân tích tình hình thực hiện cơng tác cán bộ nữ của Đảng bộ tỉnh những năm đầu đổi mới và tái lập tỉnh với đầy đủ cả những tiến bộ và những mặt hạn chế trên quan điểm nhìn thẳng vào sự thật. Về ưu

điểm, Đảng bộ cho rằng:

- Nhiều cấp ủy Đảng đã quan tâm phát triển đảng viên nên những năm gần đây, số đảng viên nữ mới được kết nạp Đảng chiếm trên 50% so với tổng số đảng viên.

- Công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ đã được thực hiện theo một quy trình thống nhất, kết hợp chặt chẽ từ quy hoạch - đào tạo - bồi dưỡng đến bố trí sử dụng; cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm theo đúng quy hoạch. Đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý ở cấp tỉnh, đặc biệt là cấp phó sở, ngành hoặc tương đương đều tăng về số và chất lượng…[8, tr.3].

Cùng với những ưu điểm trên đây, Đảng bộ tỉnh tự kiểm điểm những thiếu sót trong cơng tác cán bộ nữ đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân yếu kém, thẳng thắn nhận trách nhiệm trước tiên và chủ yếu là từ các cấp ủy:

- Ở một số nơi, cấp ủy chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thiếu biện pháp cụ thể trong tổ chức thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ, việc kiểm tra, đôn đốc và sơ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm còn hạn chế.

- Cấp ủy Đảng cơ sở ở một số nơi chưa quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ nữ phấn đấu rèn luyện và trưởng thành; nhận thức của một số đồng chí lãnh đạo, đảng viên cịn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, gia trưởng cục bộ địa phương, dòng họ… nên chưa hiểu hết đặc thù riêng của cán bộ nữ, vì vậy có nơi, có cán bộ, đảng viên cịn tư tưởng định kiến, hẹp hòi, đánh giá chưa, đúng về vai trò, khả năng của cán bộ nữ. Vấn đề tạo nguồn cán bộ nữ có tính chiến lược ở một số nơi chưa được cấp ủy quan tâm, chưa chú trọng tuyển dụng cán bộ nữ với tỷ lệ thích hợp đảm bảo chất lượng đầu vào, thu hút sử dụng nhân tài, làm cho số lượng và chất lượng cán bộ nữ trong các cơ quan, đoàn thể chậm được phát triển tăng cường.

Do không làm tốt công tác quy hoạch tạo nguồn nên ở một số địa phương, công tác chuẩn bị nhân sự về cơ cấu nữ cho các kỳ bầu cử cấp ủy và Hội đồng Nhân dân còn bị động [8, tr.3-4].

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chỉ ra những nguyên nhân từ vai trị của các đồn thể chính trị xã hội, Hội phụ nữ các cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu nữ quần chúng ưu tú với Đảng, tham mưu cho cấp ủy Đảng về cơng tác cán bộ nữ…, ngun nhân từ chính bản thân một bộ phận cán bộ nữ chưa thực sự nỗ lực vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên…

Phần quan trọng, cơ bản nhất trong Nghị quyết 29-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam là đã đề ra được phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2003 - 2010”. Trong mục phương hướng, Nghị quyết đã chỉ rõ: Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trị của phụ nữ, của đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh. Sự cần thiết phải đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác vận động phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong thời kỳ mới… Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý phải được xác định là nhiệm vụ có tính chiến lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng.

Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu tổng quát: “xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh đồng bộ, đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, cơ cấu hợp lý” và hàng loạt các chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân các cấp, lãnh đạo nữ trong các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp, có đơng lao động nữ, trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội…, Nghị quyết đã đề ra sáu nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực:

1. Tuyên truyền quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ nữ, chiến lược quốc gia Vì sự

tiến bộ của Phụ nữ…nhằm làm chuyển biến nhận thức và nâng cao chất lượng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở ban ngành đồn thể, các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới.

2. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở ban ngành đồn thể cần quan tâm đến việc xây dựng quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo quản lý, thường xuyên chú ý đến công tác tạo nguồn kết hợp vừa tạo nguồn tại chỗ và tạo nguồn từ xa, khi tuyển dụng cán bộ cần quan tâm có một tỷ lệ nữ nhất định, đảm bảo tiêu chuẩn…

Về công tác tổ chức thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan đại chúng và mạng lưới báo cáo viên có trách nhiệm tuyên truyền nghị quyết tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đồn thể trong tỉnh; phải phổ biến nghị quyết tới các chi bộ và các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh. Đồng thời yêu cầu: Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh, Ban tổ chức chính quyền tỉnh giúp Ban thường vụ tỉnh ủy hướng dẫn các nội dung và kế hoạch thực hiện, đồng thời đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, hàng năm tổng hợp báo cáo việc thực hiện nghị quyết ở các cấp, các ngành, các đoàn thể với Ban thường vụ tỉnh ủy. Yêu cầu “Cấp ủy Đảng các cấp, Ban cán sự, Đảng đoàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đồn thể có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch và có biện pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết có hiệu quả ở đơn vị mình” [8, tr.5].

Chỉ một tháng sau khi Nghị quyết ra đời, ngày 16/6/2003, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 13/CT-UB về việc “Bảo đảm để các cấp Hội LHPN tham gia quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh”. Bản Chỉ thị là việc thể chế hóa những quan điểm của Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp nâng cao trách nhiệm trong việc bảo đảm để các cấp Hội LHPN trong tỉnh tham gia quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ và triển khai thực hiện hiệu

quả Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 15/5/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

của tỉnh giai đoạn 2003-2010”.

Nội dung cơ bản của Chỉ thị số 13/CT-UB đã chỉ ra các hình thức cụ thể để đảm bảo cho các cấp Hội LHPN tỉnh tham gia quản lý nhà nước, đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh phải quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về cơng tác phụ nữ, cơng tác cán bộ nữ, chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ… trong đó, chú ý phổ biến và quán triệt tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm làm chuyển biến nhận thức của lãnh đạo cũng như từng cán bộ, công chức trong khối về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới, chủ động xây dựng chỉ tiêu về cán bộ nữ, chú ý các khâu quy hoạch, đào tạo, luân chuyển...cán bộ nữ.

Đến tháng 8/2003, Tỉnh ủy Hà Nam ban hành Kế hoạch số 37-KH/TU

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo hội LHPN tỉnh thời kỳ 2001 2010 (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w