Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạng sơn (Trang 59 - 60)

+ Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn giảm: Tuy có quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn có xu hướng giảm nhẹ trong những năm vừa qua. Năm 2009, nguồn vốn huy động tăng với tỷ lệ cao, 71.03% so với năm 2008, nhưng sang đến năm 2010 tỷ lệ tăng chỉ đạt 70,03% giảm nhẹ , thấp hơn năm 2009.

+ Sản phẩm huy động vốn thiếu tính cạnh tranh: Các hình thức huy động vốn về cơ bản còn mang nặng tính truyền thống, đơn điệu và chưa có sản phẩm nào thực sự mang tính đột phá, là sản phẩm đặc trưng của BIDV.

+ Lãi suất huy động không hấp dẫn: Cơ chế lãi suất thực sự đã tạo được sự khuyến khích các chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, tuy nhiên do bị hạn chế bởi FTP, bởi lãi suất đầu ra nên lãi suất huy động của CN Lạng Sơn vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của các NH trên thị trường huy động vốn.

+ Sự cạnh tranh hoạt động giữa các NHTM trên địa bàn diễn ra thường xuyên và ngày càng gay gắt, nhất là cạnh tranh thông qua lãi suất và phí dịch vụ nên làm giảm hiệu quả kinh doanh.

+ Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Đội ngũ CBCNV có trình độ, được đào tạo cơ bản, làm việc nhiệt tình nhưng một số cán bộ còn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, mức độ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới còn hạn chế.

+ Mạng lưới hoạt động, các điểm giao dịch phát triển nhưng cơ sở vật chất, nơi làm việc CBCNV, giao dịch với khách hàng chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động.

+ Quản trị điều hành: Cơ chế quản lý và điều hành cũng như các quy trình, quy định tuy thường xuyên được sửa đổi, bổ xung song đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, không bắt kịp so với sự thay đổi của thị trường và công nghệ từ đó làm giảm hiệu quả và gây khó khăn trong công tác huy động vốn.

+ Trong việc sử dụng vốn, tuy có nhiều cố gắng để phát triển tín dụng, nhưng dư nợ tín dụng còn quá thấp so với toàn ngành, thị phần chỉ chiếm 20,26% trên địa bàn và đứng thứ 2 sau Ngân hàng Nông nghiệp. Nguyên nhân do môi trường hoạt động kinh doanh tín dụng khó khăn, mặc dù Chi nhánh đã rất cố gắng tìm kiếm thị trường để mở rộng tín dụng nhưng năng lực tài chính của doanh nghiệp thấp, các dự án thiếu tính khả thi, khả năng hoàn vốn,... Không đủ điều kiện tín dụng.

+ Thu dịch vụ tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, tính cạnh tranh các sản phẩm chưa cao, chưa tạo ra cách biệt lớn. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của người dân chưa nhiều. Thanh toán biên mậu chi phí dịch vụ thấp, hơn nữa tỷ giá đồng Nhân dân tệ biến động không ổn định, vì vậy việc kinh doanh đồng CNY luôn tiềm ẩn rủi ro.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạng sơn (Trang 59 - 60)