Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạng sơn (Trang 50 - 53)

hạn/nguồn vốn huy động trung dài hạn có sự dao động lớn qua các năm. Từ 48.66% năm 2008, tỷ lệ này tăng lên 89% năm 2009 và đến năm 2010, tăng vọt lên đến 164%.

Như vậy có thể thấy, số vốn CN Lạng Sơn huy động được trong những năm qua đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hoạt động tín dụng theo hạn mức được giao. Tuy có sự ổn định về tỷ lệ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn so với tổng dư nợ song biến động tỷ lên tăng trưởng của hai chỉ tiêu này so với tổng nguồn vốn tương ứng lại rất lớn với biên độ từ hàng chục đến hàng trăm phần trăm. Dư nợ trung dài hạn chủ yếu tập trung vào những khách hàng lớn có uy tín như Nhiệt điện na dương vinacomin, công ty Điện lực Lạng Sơn, công ty Xi măng Lạng Sơn… Cơ cấu tín dụng thay đổi như trên sẽ góp phần giữ ổn định doanh thu của NH, đồng thời hạn chế được những rủi ro khi cho vay với thời hạn dài.

2.2.2.3. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn Lạng Sơn

Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trị quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn đối với một tỉnh miền núi, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, trong những năm qua Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn không chỉ làm tốt công tác huy động vốn mà luôn nỗ lực để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng vững chắc, lựa chọn khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả và dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tới mức thấp nhất có thể được, tăng thu nhập cho ngân hàng từ nghiệp vụ tín dụng. Điều này thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHĐT & PT Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ % Tăng giảm Số tiền trọngTỷ % Tăng giảm Cho vay CN,TCKT 414 100% 715 100% 72,7 1150 100% 60.83%

I.Phân loại theo thời gian

1.Dư nợ ngắn hạn 178 42.99 231 32.3 +29,77 230 20 -4.32

2.Dư nợ trung – dài

hạn 236 57 484 67.69 +105.08 920 80 +90.90

II.phân loại theo thành phần kinh tế

1.DNNN 157 37.92 250 +34.96 59.23 368 32 +47.2

2.DN ngoài quốc

doanh va TNCT 257 62.07 465 +65.03 80.93 782 68 +68.17

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của BIDV Lạng sơn )

Qua bảng ta thấy dư nợ cho vay tăng trưởng cao và ổn định qua các năm, tăng mạnh từ 715 tỷ đồng năm 2009 lên 1150 tỷ đồng năm 2010, tăng 400 tỷ đồng tương ứng tăng (60.83 %). Trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh từ 2008 là 236 tỷ đồng đến 2009 là 484 tăng 248 tỷ tương ứng tăng 105,08 % chiếm tỷ trọng 67.69 %, đến năm 2010 là 920 tỷ đồng tăng 436 tỷ đồng (90.90%) chiếm tỷ trọng 80%, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, điều này xuất phát từ thực tế Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn là nhà góp vốn đồng tài trợ một số dự án Thuỷ điện và xi măng như dự án nhà máy thủy điện ở Sơn La, dự án nhà máy thuỷ điện Sử Pán II, dự án của Công ty xi măng Xuân Mai - Hồ Bình…. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể là chủ đạo và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chứng tỏ Chi nhánh đã nhìn nhận đúng và tập trung hơn vào lượng khách hàng đầy tiềm năng này.

Như vậy, cả tốc độ huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh đều tăng, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh NHĐT&PT Việt Nam giao Chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc

* Chất lượng hoạt động tín dụng chi nhánh Lạng sơn

Bảng 2.10: chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh Lạng Sơn từ 2008-2009 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tăng (+), giảm (-) so với năm 2008 Số tiền Tăng (+), giảm (-) so với năm 2009 Dư nợ tín dụng 414 715 72.70 1150 60.83 Nợ quá hạn 0.8 9.3 10.63 1.3 -0.86 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1.5 0.43 -1.07 0.17 -0.26 Trích dự phòng rủi ro 2.2 2.7 22.72 4.8 77.78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh BIDV Lạng sơn )

Hoạt động tín dụng bám sát mục tiêu kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm túc các chỉ tiêu được trung ương giao. Và đạt một số kết quả như sau:

- Thu dịch vụ ròng năm 2009 tăng trưởng 119% so với 2008 và hoàn thành 120% kế hoạch giao. Năm 2010 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 9.199 tỷ đồng vượt 20,6% kế hoạch TW giao và bằng 102% chỉ tiêu phấn đấu TW giao.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh năm 2010 đạt 1.140 tỷ, bằng 100% giới hạn tín dụng TW giao năm 2010. Dư nợ tín dụng bình quân đạt 863,4 tỷ đồng, bằng 99,9% kế hoặch TW giao (TW giao 864 tỷ đồng)

- Cơ cấu dư nợ chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra: Đến cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 0,12% thấp hơn kế hoạch TW giao là 0,4%; Tỷ lệ nợ quá hạn 0,43% (năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,5%).

- Chênh lệch thu chi (trích trước dự phòng rủi ro, không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng): 28,2 tỷ đồng đạt 112,8% kế hoạch TW giao.

- Tiếp tục là Ngân hàng có thị phần hoạt động cao trên địa bàn: có thị phần hoạt động vốn 31.74%, tín dụng 18,26%, dịch vụ xấp xỉ 28% trong 6 Ngân hàng Thương mại trên địa bàn Lạng Sơn.

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh là rất đáng khích lệ, tuy nhiên còn có khó khăn và tồn tại như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuy có nhiều cố gắng để phát triển tín dụng, nhưng dư nợ tín dụng còn quá thấp so với toàn ngành, thị phần chỉ chiếm 30% trên địa bàn và đứng thứ 2 sau Ngân hàng Nông nghiệp. Nguyên nhân do môi trường hoạt động kinh doanh tín dụng khó khăn, mặc dù Chi nhánh đã rất cố gắng tìm kiếm thị trường để mở rộng tín dụng

nhưng năng lực tài chính của doanh nghiệp thấp, các dự án thiếu tính khả thi, khả năng hoàn vốn,... Không đủ điều kiện tín dụng.

+ Thu dịch vụ tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, tính cạnh tranh các sản phẩm chưa cao, chưa tạo ra cách biệt lớn. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của người dân chưa nhiều. Thanh toán biên mậu chi phí dịch vụ thấp, hơn nữa tỷ giá đồng Nhân dân tệ biến động không ổn định, vì vậy việc kinh doanh đồng CNY luôn tiềm ẩn rủi ro.

+ Sự cạnh tranh hoạt động giữa các NHTM trên địa bàn diễn ra thường xuyên và ngày càng gay gắt, nhất là cạnh tranh thông qua lãi suất và phí dịch vụ nên làm giảm hiệu quả kinh doanh.

+ Đội ngũ CBCNV có trình độ, được đào tạo cơ bản, làm việc nhiệt tình nhưng một số cán bộ còn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, mức độ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới còn hạn chế.

+ Mạng lưới hoạt động, các điểm giao dịch phát triển nhưng cơ sở vật chất, nơi làm việc CBCNV, giao dịch với khách hàng chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạng sơn (Trang 50 - 53)