Câu hỏi thi:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 75 - 77)

thuyết thị trường hiệu quả với thị trường chứng khoán VN

- Kỳ vọng hợp lý (Rational expectations) là một giả thuyết (hypothesis) trong kinh tế học nói rằng các dự đoán của bên liên quan về giá trị của các biến kinh tế (ví dụ: tỷ lệ lãi) không sai một cách có hệ thống và độ lệch so với giá trị thực là ngẫu nhiên. Một phương thức công thức hóa là các kỳ vọng hợp lý là các kỳ vọng nhất quán với mô hình, theo đó các bên tham gia trong mô hình giả sử rằng dự đoán của mô hình là đúng. Giả sử về kỳ vọng hợp lý được sử dụng trong nhiều mô hình kinh tế vĩ mô đương đại (contemporary macroeconomic models), lý thuyết trò chơi (game theory) và các ứng dụng khác trong lý thuyết lựa chọn hợp lý (rational choice theory).

Lý thuyết kỳ vọng hợp lý định nghĩa kỳ vọng hợp lý (rational expectations) là các kỳ vọng giống hệt các phán đoán tốt nhất về tương lại sau khi đã sử dụng tất cả các thông tin có sẵn. Như vậy, nó giả sử rằng kết quả đầu ra được dự báo không khác biệt cơ bản với kết quả của cân bằng thị trường. (market equilibrium). Theo đó, kỳ vọng hợp lý không khác căn bản hoặc khác mà có thể đoán được với kết quả cân bằng. Theo đó, nó giả sử rằng người ta không mắc lỗi hệ thống (systematic errors) khi dự báo tương lai, và các sai lệch của dự báo mang tính ngẫu nhiên (random). Trong một mô hình kinh tế, lý thuyết này giả sử rằng giá trị kỳ vọng của một biến số sẽ bằng với giá trị được mô hình dự đoán.

- Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho rằng giá cả trên các thị trường có tính chất đầu cơ, đặc biệt là thị trường chứng khoán phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết, hay nói cách khác, phản ánh đầy đủ kỳ vọng của các nhà đầu tư. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường[1]. Khái niệm

hiệu quả ở đây được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và không dự đoán trước được.

- Mối quan hệ lý thuyết kỳ vọng hợp lý và lý thuyết thị trường hiệu quả: Cái ta cần biết là kỳ vọng

của thị trường. Nếu ta không biết, không quan tâm đến nó thì ta bị cô lập và sẽ có cái nhìn phiến diện. Nhưng thế nào là kỳ vọng hợp lý thì lại là vấn đề khác. Anh phải tạo ra một thị trường hiệu quả mà ở đó các luồng thông tin lan tỏa, công khai, minh bạch, mọi người đều bình đẳng, công bằng khi đón nhận những luồng thông tin đó, từ đó tạo ra kỳ vọng hợp lý. Khi nắm được điều đó, anh có thể nắm được, đoán được đường đi nước bước của thị trường (Ông Trương Văn Phước – Tổng GĐ Ngân hàng Eximbank)

Câu 2: Chính sách kích cầu của Chính phủ VN 8 tỷ USD sẽ làm bội chi ngân sách 8% GDP. Các nhà kinh tế e ngại sẽ dẫn đến lạm phát. Các anh chị có đồng ý với quan điểm trên không? Giải thích?

Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN là do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.

Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ . Xử lý bội chi ngân sách nhà nước đang là bài toán nan giải

Chính sách kích cầu của chính phủ VN 8 tỷ USD sẽ làm bội chi ngân sách 8% GDP. Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 75 - 77)