chính
I. Khủng hoảng tài chính 1. Khái niệm khủng hoảng tài chính
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được áp dụng một cách rộng rãi trong nhiều tình huống mà ở đó các định chế hoặc tài sản tài chính bị sụt giảm một cách đột ngột một phần giá trị
Trong thế kỷ 19 và đầu 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính liên quan đến những lần hoảng loạn ngân hàng, và nhiều cuộc suy thoái đi cùng với những sự hoảng loạn này. Những tính huống khách thường được coi như những cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm sụp đổ thị trường chứng khoán và sự bùng nổ của những bong bóng tài chính khác, khủng hoảng tiền tệ và vỡ nợ quốc gia.
3 loại khủng hoảng tài chính
1. Khủng hoảng tiền tệ: Như tỷ giá trao đổi ngoại tệ giảm mạnh hoặc lượng dự trữ ngoại tệ giảm mạnh, hoặc cả 2
2. Khủng hoảng ngân hàn: Nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ
3. Khủng hoảng nợ: Khi chính không có đủ tiền để chi trả các khoản nỡ công
Những mô hình khủng hoản: Trên lý thuyết, có những mô hình về khủng hoảng như sau:
1. Mô hình khủng hoảng tiền tệ, thời kỳ đầu tiên (Krugman, 1974) 2. Mô hình khủng hoảng tiền tệ, thời kỳ thứ 2 (Obsffeld, 1994, 1996)
3. Mô hình khủng hoảng thời kỳ thứ 3 (Khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng, châu Á 1997) 4. Khủng hoảng thời kỳ thứ 4 (Khủng hoảng tài chính ở Mỹ, 2008)
Những nhân tố gây nên khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi có một sự sụp đổ về hệ thống tài chính => điều này dẫn đến sự gia tăng việc lựa chọn ngược và những vấn đề về tâm lý ỷ lại trong thị trường tài chính => thị trường không thể vận chuyển các nguồn vốn một cách hiệu quả từ người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư hiệu quả
- Kết quả của sự không thể này của thị trường tài chính đã ảnh hưởng tới việc vận hành một cách có hiệu quả, sự thu hẹp dần quy mô hoạt động kinh tế
Để hiểu rõ tại sao các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng lại xảy ra, đặc biệt là bằng cách nào các cuộc khủng hoảng này dân đến sự thu hẹp hoạt động kinh tế, chúng ta cần xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến chúng. 5 nhân tố có thể gây ra khủng hoảng tài chính
i. tỷ lệ lãi suất tăng
ii. Sự không chắc chắn gia tăng
iii. Thị trường tài sản ảnh hưởng đến bảng cân đối iv. Những vấn đề trong khu vực ngân hàng
v. và sự mất cân bằng trong tình hình tài khóa của chính phủ
Lịch sử những cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ
- Khủng hoảng tài chính ở Mỹ
Mỹ có một lịch sử lâu dài về các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng, như những cuộc khủng hoảng xảy ra một 20 năm hoặc trong thế kỷ 19 và đầu 20 – trong năm 1819, 1837, 1857, 1873, 1884, 1893, 1907, and 1930–1933. Những phân tích về những nhân tổ gây ra khủng hoảng đã giải thích tại sao những cuộc khủng hoảng này lại xảy ra và tại sao chúng lại tác động mạnh, gây tổn thương cho nên kinh tế Mỹ
- Khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi: Mexico, 1994-1995; đông Á, 1997 – 1998; và Argentina, 2001 – 2002
Trong những năm 90, nhiều quốc gia mới nổi đã trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính, mạnh nhất là cuộc khủng hoảng ở Mexico 1994; khủng hoảng đông Á, bắt đầu từ tháng 7/1997 và khủng hoảng ở Argentina bắt đầu trong năm 2001.
Một điều khó lý giải nhất là bằng cách nào một quốc gia đang phát triển có thể thay đổi mạnh mẽ từ 1 mức tăng trưởng cao trước khủng hoảng tài chính – như ở Mexico và đặc biệt là các quốc gia Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine và Hàn Quốc – xuống một mức sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh tế
- Khủng hoảng tài chính 2007
Bong bóng tín dụng thứ cấp ở Mỹ là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện tại
Việc sử dụng rộng rãi chứng khoán phái sinh đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tín dụng Phản ứng dây chuyền trên phạm vi toàn cầu do
- Những liên hệ trong khu vực tài chính giữa các quốc gia Oecd và các nước mới nổi - Sự phụ thuộc của hoạt động ngoại thương vào nhu cầu của Mỹ
Mức độ thiệt hại
- Suy thoái thêm trầm trọng từ giữa năm 2008 với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm nhanh - Sự lan truyền từ các nền kinh tế phát triển đến các nền kinh tế mới nổi và kém phát triển - Chu kỳ suy thoái xuyên qua
• Hoạt động thương mại và cầu giảm • Dòng vốn
• Lượng kiều hối • Giá cả hàng hóa
- Gia tăng những ước đoán về sự trì trệ và giảm phát toàn cầu Sự sụt giảm toàn cầu nghiêm trọng nhất từ 1970 (xem hình slide)
cả các quốc gia Oecd và các thị trường mới nổi đều sụt giảm – không tách rời (xem hình slide) Sự sụt giảm mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng vốn rất cao ở châu Á (xem hình slide)
- Trung Quốc
• Tốc độ tăng trưởng đã chững lại trong quý 4/ 2008 – Tỷ lệ tăng trưởng nằm 2009 được dự báo sẽ xuống mức 6.7% so với 9% năm 2008.
• Xuất khẩu trong tháng 1/2009 giảm 17.5% so với cùng kỳ - Mức giảm cao nhất trong 13 năm qua
• Nhập khẩu giảm 43% so với cùng kỳ, một phần do sự điều chỉnh lượng dự trữ/ tồn kho
- GDP của Singapore đã giảm với một tốc độ hàng năm là 17% vàHàn Quốc 21% trong quý 4 năm 2008
- Sản xuất công nghiệp trong 12 tháng tính đến Tháng Mười Hai, năm2008 là giảm 21% ở Nhật Bản, 14% ở Singapore, 19% ở Hàn Quốc
Xuất khẩu và dòng vốn sụp đổ (xem hình slide)
Thị phần thương mại cao với sự sụt giảm trầm trong trong tăng trưởng Gdp (current episode / Giai đoạn hiện tại) (xem hình slide)
… cũng thị phần của hoạt động thương mại cao với sự phục hồi mạnh mẽ của tốc độ tăng trưởng Gdp (Những giai đoạn trước) (xem hình slide)
II. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH:
Phản ứng chính sách Ngắn hạn Dài hạn
Cấp độ quốc gia Phản ứng tương tự giữa các quốc gia - Dùng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kích thích tổng cầu
- Những phản ứng khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện ban đầu như tỉ lệ tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai.
- Sự tăng trưởng ổn định: tình trạng nghèo đói, môi trường, giáo dục. Phản ứng toàn cầu Phản ứng phối hợp từ nhiều công cụ
như lĩnh vực ngân hàng, hệ thống tài chính, tính thanh khoản, lãi suất, mức độ mở cửa…
Những phương pháp phối hợp các chính sách quốc tế như: sự giám sát, môi trường, sự thay đổi khí hậu…
5 lĩnh vực cần hành động khi xảy ra khủng hoảng:
- Tài chính: Tính thanh khoản, hệ thống tài chính, niềm tin của thị trường. - Tài khóa: tiêu dùng và đầu tư
- Thương mại: Điều khoản thương mại, Chuỗi giá trị - Sự nghèo nàn: sự ổn định xã hội
1. Lĩnh vực tài chính – Biện pháp tức thời và hơn thế nữa:
Thường chịu ảnh hưởng đầu tiên:
- Thị trường bất động sản của Mỹ: thế chập 3 triệu đô (năm 2008) - Lĩnh vực ngân hàng Mỹ: chi phí bảo lãnh lên đến 1-2 tỉ đô.
- Thị trường chứng khoán thế giới: tổn thất gần 50% tổng vốn vào năm 2008, 30 tỉ đô tài sản bị biến mất.
Biện pháp cần thiết:
- Đưa ra những quy định một cách thận trọng nhưng phải đầy đủ và tương xứng để gia tăng tính tinh tế và sự năng động của thị trường toàn cầu: cố gắng lường trước được đầy đủ những rủi ro của các khoản vay có thế chấp và các chứng khoán phái sinh.
- Xem việc phát triển lĩnh vực tài chính là một trong những bước quan trọng trong việc phát triển quốc gia.
2. Chính sách tài khóa - Biện pháp hiệu quả để kích thích nền kinh tế
Các gói kích cầu có sự khác biệt rõ nét từ những năm 1990:
- Mỹ: Cắt giảm thuế và ưu tiên cho việc đầu tư - khoảng 8 tỉ đô - Nhật: sử dụng 3 gói kích thích với gần 112 tỉ đô
- Đức: sử dụng 2 gói kích thích về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, năng lượng sạch. Tiêu tốn 106 tỉ đô.
- Anh: Cắt giảm VAT, tăng chi tiêu vốn: 27,8 tỉ đô.
- Trung Quốc: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bất động sản: 586 tỉ đô. - Ấn Độ: Khuyến khích xuất khẩu, công cụ tái bảo lãnh: 4,1 tỉ đô Các biện pháp trong ngắn hạn và dài hạn:
- Những quốc gia có mức tiết kiệm thấp thì cần gói kích cầu ổn định hơn để đối phó với khủng hoảng. - Những quốc gia có mức tiết kiệm cao hơn thì có thể kết hợp các biện pháp kích thích tài khóa trong
ngắn hạn với chính sách mở rộng trong dài hạn.
3. Chính sách thương mại – Tránh những nguy hiểm tiềm ẩn kèm theo
Những tác động của việc suy thoái tăng theo cấp số nhân thông qua hệ thống thương mại: Trung Quốc: Nhu cầu xuất khẩu giảm kéo theo 20 triệu công nhân nhập cư ở các nhà máy không có việc làm.
Sự tác động theo hướng chính sách bảo hộ mậu dịch được sử dụng rộng rãi trong suốt những cuộc khủng hoảng:
- Mỹ: chính sách “mua hàng Mỹ” - Nga: tăng thuế nhập khẩu ô tô
- Ấn Độ: đánh 5% thuế vào một số sản phẩm sắt và thép
- Trung Quốc: tăng thuế nhập khẩu đối với 3700 loại hàng hoá
Chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ làm tình trạng suy thoái toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn. Những cam kết quốc tế chặt chẽ.
4. Tình trạng nghèo đói:
Những tác động của cuộc khủng hoảng đến xã hội và tình trạng nghèo đói nên được tiên liệu trước. - GDP giảm 1% kéo theo 20 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói.
- Thêm 100 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói do cuộc suy thoái toàn cầu.
Hàng triệu người khác cũng đứng trên bờ vực của sự nghèo đói vì thế chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong GDP cũng gây tác động lan truyền rộng lớn.
Những phản ứng trong quá khứ đối với những cuộc khủng hoảng đã bỏ qua những ảnh hưởng của sự nghèo đói.
Cần chú ý nhiều hơn đến những nhóm dễ bị tổn thương như hệ thống ngân hàng thế giới. Tác động đến lao động nhập cư: những người di trú trong nước và ngoài nước, kiều hối…
III. Thiên nga đen – xác suất rất nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn
Tất cả những sự kiện lớn, có hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử loài người đềuđến từ những điều hiếm khi xảy ra, không mong đợi - Nassim Nicholas Taleb
1. Những cơ hội toàn cầu
Cơ hội từ việc kích thích tài khóa để cải thiện đầu tư: - Tập trung vào những vùng tăng trưởng cao - Cải thiện sự hiệu quả và tăng năng suất lao động
- Khuyến khích các dự án đầu tư xanh (hướng tới môi trường)
Cơ hội từ sự ủng hộ chính trị trong quá trình khủng hoảng để cải thiện nền kinh tế trong nước - Cải cách hệ thống quy định, quy chế và chính trị
- Chú trọng tới những mất cân bằng vĩ mô trong dài hạn - Duy trì chính sách thương mại mở
- Tăng cường hệ thống an toàn xã hội và tăng trưởng toàn diện
- Những đột phá trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khi hậu và môi trường - Cơ hội cho những hành động toàn cầu
- Khung pháp lý quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính
- Những hành động toàn cầu về vấn đề khí hậu, môi trường và đa dạng sinh học - Vai trò của G20, kiến trúc quốc tế và Hiệp ước Bretton Wood II
2. Xem xét về phạm vi ảnh hưởng của quy định, quy chế
Unprecedented reach of the financial crisis
- Sự liên kết giữa các định chế tài chính, thị trường và hệ thống
- Những rủi ro tiềm ẩn có tính hệ thống xảy ra do các công cụ, tổ chức và thị trường ít chiu sử điểu chỉnh, ảnh hưởng hoặc nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các quy định, quy chế
Nguồn gốc của khủng hoảng cũng được nhấn mạnh:
- Vấn đề quản trị rủi ro và hoạt động giám sát không bắt kịp sự đổi mới tài chính diễn ra nhanh chóng - Incentives for regulatory arbitrage
Việc thiết kế lại đòi hỏi
- Định hướng vĩ mô nhằm đảm bảo chính sách tài chính ổn định - cần tập trung vào các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống 3. Rủi ro hệ thống là gì?
Định nghĩa
- Những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài: Những rủi ro xảy ra không phải do yếu tố chủ quan và có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tài chính
- Sự gián đoạn trong quá trình vận hành, lưu thông các dịch vụ tài chính - Có những tác động / ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế thực
Những gì nên được bao phủ?
- các định chế tài chính: Trung gian tín dụng, tiết kiệm, quản trị rủi ro, dịch vụ chi trả, các thị trường sơ cấp và thứ cấp
- Thị trường tài chính và các công cụ: Nguồn vốn, tính thanh khoản, quản trị rủi ro; cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính phục vụ cho việc thanh toán, giao dịch, thương mại, định giá
- Tất cả các loại trung gian và thị trường tài chính
4. Xác định các bộ phận, thị trường hoặc công cụ quan trọng trong hệ thống
Tầm quan trọng mang tính hệ thống sẽ được phân loại chứ không phải chia đều, phản ảnh tác động hệ thống tiềm năng
Sự thay đổi vấn đề thời gian, quyết định bởi môi trường kinh tế
- Trong những điều kiện kinh tế yếu kém: Mối tương quan giữa các khoản lỗ cao hơn và Nguy cơ lây lan cao hơn từ những yếu tố không quan trọng
- Quyết định bởi cấu trúc của hệ thống tài chính: Sức đề kháng của các yếu tố khác trước các cú shock Và các cơ cấu, khuôn khổ để đối phó với định chế tài chính và những thất bại thị trường
- Mức độ đánh giá cao cần được thiết lập dựa trên sự hiểu biết chi tiết về hệ thống tài chính: Không thể chỉ đơn giản dựa trên các chỉ số định lượng và Việc phân tích định lượng đòi hỏi một phương thức tiếp cận hệ thống trên diện rộng
5. Tiêu chí đánh giá
Các chỉ số chính liên quan tới:
- Kích cỡ - Số lượng dịch vụ được cung cấp: Quan trọng và thậm chí có thể quan trọng hơn nếu được kết hợp với:
• Sự liên kết, các mô hình kinh doanh phức hợp và cấu trúc tập đoàn
- Relevant in assessing clusters of institutions that may be individually small but are exposed to common risk factors.
- Khó thay thế - các bộ phận khác nhau khó có thể cung cấp những dịch vụ giống hệt nhau
- Sự liên kết – Vấn đề tài chính của một tổ chức hoặc thị trường có thể dẫn đến vấn đề ở các tổ chức khác do việc cung cấp vốn và dịch vụ, các yếu tố về tài trợ và độ tin cậy
Các yếu tố phụ:
- Các yếu tố dễ bị tác động như: đòn bẩy, tính thanh khoản và những điểm bất cân xứng và phức tạp của vấn đề thanh toán
- Khung thể chế có thể giảm thiểu rủi ro hệ thống
• Sức đề kháng của việc thanh toán, giao dịch và cơ sở kỹ thuật trước các thất bại và cú sốc thị trường.
• Khung quản lý khủng hoảng và khả năng giải quyết các định chế thất bại và chuyển đổi hoạt động của họ cho các chủ thể khác 1 cách nhanh chóng
6. Những hàm ý cho việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của quy định, quy chế