Tỷ lệ các trang thiết bị bảo hộ lao động của công nhân Công ty

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự TUÂN THỦ các QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về bảo vệ môi TRƯỜNG của CÔNG TY cổ PHẦN mía ĐƯỜNG LAM sơn, THỊ TRẤN LAM sơn, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 45)

Theo tài liệu thu thập, tiếng ồn tại khu vực làm việc đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 24:2016/BYT Về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát, việc phát sinh bụi và tiếng ồn trong q trình hoạt động của Cơng ty đã ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ công nhân mắc bệnh về hơ hấp chiếm 75,6%, bệnh về tiêu hóa chiếm 8,9%, bệnh về da chiếm 8,9%, công nhân không mắc bệnh chiếm 6,6%. Từ đó cho thấy, các biện pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn của Cơng ty chưa có hiệu quả.

Hình 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh của cơng nhân khi làm việc tại Công ty.

Kết luận: Công ty tuân thủ một phần đối với việc thực hiện các quy định của pháp

luật về bảo vệ mơi trường khơng khí, tiếng ồn, độ rung theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt.

3.2.1.2. Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

a. Nguồn phát sinh nước thải

Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn chuyên sản xuất đường phát 3 loại nước thải Bệnh về hơ hấp 75% Bệnh về tiêu hóa 9% Bệnh về da 9% Khác 7%

Tỷ lệ mắc bệnh của công nhân khi làm việc tại Cơng ty Bệnh về hơ hấp Bệnh về tiêu hóa Bệnh về da Khác 67% 67% 67% 44% 33% 0 0 0% 20% 40% 60% 80% 100% Mũ Quần áo bảo hộ

Găng tay Giày Khẩu trang

Kính mắt Nút tai chống ồn

Tỷ lệ các trang thiết bị bảo hộ lao động của công nhân Công ty

36

chính đó là: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Do đặc thù loại hình sản xuất nhu cầu nước sử dụng để sản xuất lớn nên nước thải phần lớn là nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất phát sinh từ các tháp ngưng tụ baromet, nước đường thất thốt, mật mía rị rỉ, nước làm mát, nước thải từ khâu vệ sinh nhà xưởng và máy móc theo định kỳ, nước giặt vải lọc hàng ngày.

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải của Công ty là đường Sacaroza và Glucoza bị thất thốt trong các cơng đoạn chế biến đường phân hủy lên men yếm khí nên nước thải có màu nâu và có mùi hơi thối.

b. Cam kết của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của Công ty được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt

STT Nguồn thải phát sinh

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đề xuất trong Báo cáo ĐTM đã phê duyệt

1 Nước mưa chảy tràn

- Xây dựng hệ thống ống dẫn nước bằng nhựa PVC cao cấp, rãnh thốt nước có nắp bê tơng đậy kín có thể tháo lắp, bố trí các hố ga để lắng cặn (khoảng cách trung bình của các hố ga là 25m/1 hố ga).

- Nước mưa chảy tràn thu gom theo hệ thống thoát nước trong Công ty và chảy qua song chắn rác trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực thị trấn Lam Sơn. 2 Nước thải

sinh hoạt + Nước vệ sinh chân tay chảy theo đường ống thoát nước qua song chắn rác, xử lý như nước mưa chảy tràn. + Lắp đặt bể tự hoại xử lý bằng phương pháp lên men yếm khí: gồm 4 bể tự hoại có tổng thể tích 120 m3, bể được chia thành 3 ngăn (dung tích mỗi bể khoảng 30m3), mỗi ngăn gồm 2 phần (phần lắng và phần lên men).

+ Nước thải nhà ăn và nước thải vệ sinh được xử lý từ các bể phốt dẫn về HTXL nước thải tập trung xử lý cùng với nước thải sản xuất.

+ Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của cơng trình xử lý.

+ Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn thải để xử lý kịp thời sự cố môi trường.

37 3 Nước thải

sản xuất

- Cải tạo máy lắng cũ thành máy lắng nhanh, không khay để giảm lượng đường thất thốt trong cơng đoạn dịch chuyển hóa chất đường.

- Xây dựng hệ thống hồ sinh học gồm 5 hồ tổng thể tích là 243.459,5 m3 để xử lý nước thải trong quá trình sản xuất. - Vận hành thường xuyên 2 hệ thống xử lý nước thải của Công ty bao gồm: Hệ thống xử lý của Công ty AQUA CHEMICALS MFG LTD Ấn Độ thiết kế xây dựng năm 1998 theo phương pháp dùng vi sinh hiếu khí và hệ thống 5 hồ sinh học.

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét lượng bùn trong bể xử lý để bùn không nổi lên bề mặt lắng.

- Nước làm mát của Công ty để tưới phục vụ nông nghiệp. - Tái sử dụng 80% lượng nước từ hồ sinh học số 5 để tiết kiệm nguồn nước sạch.

38

- Sơ đồ bể tự hoại của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn:

Hình 3.18. Sơ đồ bể tự hoại của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

- Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải sản xuất của Cơng ty:

Hình 3.19. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải sản xuất của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Sân phơi bùn Hồ 5 Hồ 4 Hồ 3 Hồ 1 Hồ 2 Nước thải đi vào

Ngăn thủy phân Ngăn lên men tạo khí Ngăn lắng Nước thải đi ra Bể xử lý hóa học 2 Bể lắng sinh học Bể Aeroten Bể điều hòa Bể lắng sinh học Hố thu tập trung Vơi Phèn Polime Bể xử lý hóa học 1 Khe Mục

39

- Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chung của Cơng ty:

Hình 3.20. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chung của Công ty.

c. Đánh giá thực tế việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Đối với nước thải trong Công ty:

* Nước mưa chảy tràn:

Qua điều tra khảo sát tại Công ty, nước mưa trong khu vực Công ty đã được thu gom theo hệ thống đường ống thoát nước từ trên các mái nhà đổ xuống. Cứ 25m có 1 hố ga để lắng cặn nên phần nào hạn chế tối đa lượng cặn và chất thải rắn lơ lửng bị cuốn trôi vào hệ thống thốt nước riêng của Cơng ty. Nước mưa được chảy qua song chắn rác trước khi chảy vào hệ thống thoát nước khu vực thị trấn Lam Sơn.

Công ty đã thực hiện cơng trình thốt nước gồm các đường ống nhựa và rãnh thoát nước mưa chảy tràn. Tuy nhiên, hệ thống rãnh thốt nước mưa khơng có nắp bê tơng đậy kín. Nước mưa chảy tràn Song chắn rác Nước thải sinh hoạt

Mương thoát nước khu vực thị trấn Lam Sơn Bể tự hoại Nước thải sản xuất Song chắn rác Hố thu tập trung Hệ thống xử lý Ấn Độ Hệ thống hồ sinh học Mương thốt phía Nam Khe mục Nước làm mát Hệ thống đường ống riêng

40

Đường ống dẫn nước mưa từ trên mái nhà xuống hệ thống thoát nước mưa

Rãnh thốt nước mưa của Cơng ty

Hình 3.21. Hệ thống thốt nước mưa của Cơng ty. - Xử lý nước thải sinh hoạt:

Qua khảo sát thực tế tại Cơng ty, nước thải sinh hoạt gồm 2 dịng thải:

+ Nước thải dòng thải 1: Hiện nay, nước vệ sinh chân tay theo đường ống thoát nước qua song chắn rác, qua hệ thống thu gom, xử lý như nước mưa chảy tràn rồi chảy vào mương thoát nước khu vực thị trấn Lam Sơn.

+ Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh của Công ty được xử lý trong các bể tự hoại đạt tiêu chuẩn quy định và thu gom về hố thu sau đó bơm đi xử lý hóa lý kết hợp sinh học và lưu lại ở các hồ sinh học. Hiện tại tồn bộ Cơng ty có 04 bể phốt, mỗi bể được chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn gồm 2 phần (phần lắng và phần lên men).

Điều tra khảo sát nhân viên khu xử lý nước thải cho biết, Công ty đã định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn thải thường xuyên và bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả làm sạch và xử lý kịp thời sự cố môi trường. Theo tài liệu thu thập được, kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

- Xử lý nước thải sản xuất:

+ Qua quá trình điều tra khảo sát, hiện nay Công ty đã nâng cấp công nghệ máy lắng cũ thành máy lắng nhanh, xây dựng các cơng trình xử lý nước thải, đường ống dẫn nước, rãnh thoát nước và các hố ga.

+ Nước thải sản xuất của Công ty đã được xử lý qua 2 hệ thống xử lý nước thải có cơng suất 3.500 – 4000 m3/ngày đêm là hệ thống xử lý của Công ty AQUA CHEMICALS MFG LTD Ấn độ thiết kế và hệ thống hồ sinh học.

41

Hình 3.22. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty

+ Khảo sát nhân viên khu xử lý nước thải cho biết, Công ty đã vận hành thường xuyên HTXL nước thải. Nước thải sau khi xử lý xong tại HTXL nước thải bằng phương pháp dùng vi sinh hiếu khí của Ấn độ được chảy xuống chuỗi 5 hồ sinh học để xử lý và hệ thống cánh gạt bùn được hoạt động 24/24h.

+ Hiện tại, nước làm mát được thu gom theo hệ thống đường ống riêng và thải ra mương phía Nam của Cơng ty để tưới phục vụ nông nghiệp.

+ Từ kết quả điều tra cho thấy, Công ty đã tái sử dụng nước từ hồ sinh học số 5 vào trong công nghệ sản xuất đường nhằm tiết kiệm nguồn nước sạch, giảm chi phí mua nước thơ.

+ Ngồi ra, Cơng ty đã thả cá tại hồ sinh học nhằm mục đích tạo cảnh quan mơi trường và mang lại lợi ích cho cơng ty.

Hình 3.23. Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn ni cá tại hồ sinh học.

Tuy nhiên qua quá trình khảo sát, tác giả quan sát thấy các rãnh thoát nước thải được xây bằng gạch trát xi măng nhưng chưa có nắp bê tơng đậy kín, có thể tháo lắp.

42

Hình 3.24. Hình ảnh rãnh thốt nước thải sản xuất của Cơng ty

+ Phỏng vấn Phó Chi cục trưởng – Nguyễn Thị Minh Huệ cho biết, nước thải của Công ty sau khi xử lý được lưu tại hồ sinh học đến tháng 10 hàng năm Sở Tài nguyên và Mơi trường Thanh Hóa đến lấy mẫu kiểm tra đạt QCVN 40:2011/BTNMT mới được phép xả ra ngồi mơi trường.

Đối với môi trường nước xung quanh Công ty:

- Từ kết quả khảo sát và điều tra người dân sống xung quanh, môi trường nước xung quanh Công ty hiện nay đang bị ô nhiễm. Các mương và cống xả xung quanh Cơng ty có màu nâu màu caramen, mùi mật mía bốc lên nồng nặc.

Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện chất lượng mơi trường nước mặt xung quanh Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

- Từ kết quả điều tra cho thấy, 83% ý kiến cho rằng trong q trình sản xuất Cơng ty thường xảy ra hiện tượng rò rỉ nước thải, 8% ý kiến của công nhân cho rằng chưa xảy ra hiện tượng rị rỉ nước thải, 9% người dân có ý kiến khác do đi làm cả ngày nên không rõ và khơng thấy có ảnh hưởng gì.

11%

72% 0%

17%

Biểu đồ thể hiện chất lượng môi trường nước mặt xung quanh Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Ơ nhiễm nặng Ơ nhiễm nhẹ Khơng ơ nhiễm Khác

43

Hình 3.26. Biểu đồ tỷ lệ sự cố môi trường của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

- Theo ơng Nguyễn Thanh Ln – Phó giám đốc nhà máy đường số 2 hiện tượng nước thải ngồi Cơng ty có màu nâu do q trình làm mát các mật mía rơi vãi cũng như các chất hữu cơ trong cơng đoạn ly tâm; dịng nước này cuốn đi nên không thể tránh khỏi hiện tượng trên.

Hình 3.27. Rị rỉ mật trong cơng đoạn ly tâm ly tâm

Hình 3.28. Nước mặt xung quanh công ty bị ô nhiễm

Nhận xét: Mật mía rơi vãi bị cuốn đi trong q trình làm mát có thể gây ơ nhiễm

nguồn nước, khiến nước chuyển màu nâu và bốc mùi hơi thối. Chính vì vậy, Cơng ty cần có biện pháp khắc phục trong q trình sản xuất.

Kết luận: Cơng ty tn thủ một phần đối với việc thực hiện các quy định của pháp

luật về bảo vệ môi trường nước theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt.

0 0 83% 8% 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sự cố cháy

nổ Sự cố tràn hóa chất Sự cố rò rỉ nước thải Chưa xảy ra

Khác

Biểu đồ tỷ lệ sự cố môi trường của Công ty

44

3.2.1.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

a. Nguồn phát sinh chất thải

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa, lá cây, cành cây, giấy loại, thủy tinh, nhựa, túi nilon, vỏ đồ hộp…

- Chất thải rắn thông thường: Hoạt động sản xuất của Công ty phát sinh chủ yếu tro đốt, bã mía, giấy photo, bìa carton bùn lắng…

- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên của Công ty là dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải, vật liệu cách nhiệt có chứa Amiăng, thành phần nguy hại trong xử lý nhiệt (bơng bảo ơn), bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu mỡ…

b. Cam kết của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn về quản lý chất thải

Công tác quản lý chất thải của Công ty đề xuất trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt thể hiện tại bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Công tác quản lý chất thải của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt

STT Phân loại Biện pháp quản lý chất thải đề xuất trong Báo cáo ĐTM đã phê duyệt

1 CTR sinh hoạt - Công ty thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thành rác phân hủy được, rác khó phân hủy, rác độc hại. - Rác thải sinh hoạt thu gom vào các thùng đựng rác có nắp đậy.

- Cơng ty ký hợp đồng với đội vệ sinh môi trường thị trấn Lam Sơn vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt.

- Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ công nhân viên ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định, thực hiện tốt các hoạt động vệ sinh công cộng.

2 CTR thông thường

- Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường không để lẫn với chất thải nguy hại.

- Lưu giữ chất thải thông thường tại kho lưu trữ chất thải thơng thường có diện tích 30m2.

- Cơng ty thu hồi và phân loại chất thải sản xuất để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho hoạt động sản xuất.

+ Thu gom nguyên liệu rơi vãi hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu về vị trí khu vực chứa ngun liệu thơ để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đường.

45

+ Bã mía dùng làm ngun liệu đốt lị hơi.

+ Bìa carton, giấy in được thu gom bán cho các đơn vị tái chế.

+ Thu gom triệt để tro đốt bã mía và bùn thải từ HTXL để làm phân bón cho vùng nguyên liệu.

3 CTNH - Xây dựng kho chứa CTNH với diện tích 15 m2 có trang bị các thiết bị PCCC và vật tư (găng tay, xẻng, ca…) để sử dụng trong trường hợp tràn đổ hóa chất, rơi vãi các CTNH…

- Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Cơng ty thực hiện phân loại chất thải nguy hại theo danh mục đăng ký không để lẫn với chất thải thông thường. - Cơng ty thu gom, đóng bao niêm phong có dán nhãn cảnh báo các loại CTNH đặt tại kho lưu giữ chất thải nguy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự TUÂN THỦ các QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về bảo vệ môi TRƯỜNG của CÔNG TY cổ PHẦN mía ĐƯỜNG LAM sơn, THỊ TRẤN LAM sơn, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)