Vai trò và đóng góp của những dòng họ khoa bảng tiêu biểu

Một phần của tài liệu bt89_2013 (Trang 49 - 51)

họ khoa bảng tiêu biểu

Khai thác yếu tố tâm linh, nhiều dòng họ

chú trọng việc cúng tế, cầu phúc, cầu may cho con cháu trong học tập cũng như vào dịp

thi cử. Đây là sự khích lệ làm điểm tựa tinh thần to lớn đối với mỗi Nho sinh. Họ Nguyễn Du Lâm (Hà Nội), “tuy là một họ nghèo, nhưng vào mỗi dịp giỗ tổ hay trước mỗi kỳ thi Hương, thi Hội, tộc họ đều làm lễ cúng tế tại mộ tổ tiên và nhờ thờ họ để cầu phúc lành cho con cháu. Đồng thời, vào dịp này, tộc trưởng sẽ làm lễ xướng danh và nêu thành tích của những người đỗ đạt trong họ để cho con cháu học trò lấy đó làm gương mà bấm

chí học hành”. Trong khi đó, ở họ Nguyễn Duy Lý Hịa (Quảng Bình) thì: “Trước đây,

vào ngày giỗ tổ (10 tháng 2 âm lịch) hàng năm, con cháu tập trung tại nhà thờ họ để

cúng bái tổ tiên và ôn lại truyền thống khoa cử tốt đẹp của họ mình. Sau đó, các học trị được nghe một bậc trưởng lão (gọi là lễ sinh)

vốn có văn hay chữ tốt, đọc văn cầu nguyện

tổ tiên phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, học hành đỗ đạt”.

Khai thác yếu tố truyền thống, một số

dòng họ đã ghi lại những câu đối ca ngợi truyền thống khoa bảng của dòng họ hoặc dựa vào sức mạnh của huấn ca, gia huấn hay lời nói bất hủ của người đỗ đạt xưa, tác động vào tư tưởng và hành động của con cháu. Họ Nguyễn Du Lâm, gốc Vân Điềm (Hà Nội), gia phả dòng họ còn ghi lại những câu đối bằng chữ Hán về truyền thống khoa bảng của dòng họ mà tổ tiên họ Nguyễn Vân Điềm đã soạn ra từ đầu thế kỷ XIX, để khuyên răn, nhắc nhở con cháu muôn đời nối tiếp noi gương: “Sự nghiệp phá thiên hoang khai quốc công thần Tiến sĩ/Tinh linh chung địa

ấm truyền gia thế tử hiền tôn” (Sự nghiệp

mở công đầu, Tiến sĩ công thần khai quốc/ Tinh linh tụ mặt đất, cháu hiền con thảo kế nếp nhà). Đối với họ Hồng Bích Khê (Quảng Trị), thì gia phả dịng họ cịn ghi lại

“Lời nghiêm huấn”như sau: Hồng gia vơ

đinh bạch, khê thủy hữu giáp hồng. Có

nghĩa là con cháu họ Hoàng phải vươn lên bằng được trong học vấn, để khơng có một

người nào là “bạch đinh” là dân hạng bét

của xã hội, ra làng phải bưng mâm, pha nước”. Chính nhờ sự truyền đạt ý chí này, nhiều thế hệ trong họ Hồng nối tiếp nhau học hành, đỗ đạt cao. Trong khi đó, họ Thân Trọng (Huế), lại lấy câu nói bất hủ của Tiến sĩ Thân Nhân Trung (thời Hậu Lê): “Hiền

tài là ngun khí của quốc gia” làm tơn chỉ

để khuyến khích con cháu ra sức học tập cho xứng đáng với câu nói bất hủ của ngài. Do đó, số lượng người đỗ đạt cao dưới triều Nguyễn ngày càng nhiều.

Mặt khác, để động viên con cháu học hành và thi cử, nhiều dòng họ đều tổ chức tiệc mừng, đón tiếp người đỗ đạt “vinh quy bái tổ”. Điển hình như họ Hồng Bích Khê (Quảng Trị), dịng họ quy định rằng mỗi khi có người đỗ đạt, tộc họ đều tổ chức đón rước và tiệc mừng tại nhà thờ họ. “Tiêu

biểu, cụ Hồng Bính tức Hồng Hữu Bính

đậu Cử nhân năm Kỷ Mão 1879. Đến năm

Kỷ Sửu 1889 đổ đầu Đình Ngun Đệ nhị

Giáp Tiến sĩ (Hồng Giáp). Ngày vinh quy bái tổ, bà con dòng họ Hồng theo hàng tỉnh đón tiếp linh đình, sau đó, tổ chức lễ

vinh quy tại nhà thờ họ thật trịnh trọng. Dịng họ thường tơn vinh cụ là “Trạng nguyên” của họ, của làng”.

Về động viên vật chất, trong điều kiện

đời sống của đa số nhân dân cịn nhiều khó khăn, thì tinh thần đồn kết, giúp đỡ “tối lửa tắt đèn có nhau” lại được tiếp tục được phát huy trong mỗi dòng họ, tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu học tập, thi cử. Nét nổi bật trong truyền thống khuyến học của các dòng

họ học hành, khoa bảng dưới triều Nguyễn đó là truyền thống nâng đỡ người trong họ ăn học. Theo ông Hà Thúc Dương (cháu nhiều đời dịng họ Hà Thúc ở Huế) thì: Họ

Hà Thúc có truyền thống ni nhau ăn học từ lâu đời. Những gia đình khó khăn, túng thiếu hoặc con cháu khơng cịn cha mẹ, thì những người làm quan, những nhà giàu có trong họ nhận về ni như con ruột”. Trong

khi đó, họ Thân Trọng (Huế) cũng là dòng họ giàu truyền thống cưu mang, tương trợ con cháu nghèo hiếu học. “Trợ giúp con cháu nghèo hiếu học, kêu gọi người khá giả nuôi các cháu nghèo trong nhà để các cháu

ấy được tiếp tục ăn học”. Cịn họ Hồ Quỳnh

Đơi (Nghệ An), thì “trước ngày sĩ tử họ Hồ

dự thi, họ hàng tùy hồn cảnh đã chung

nhau góp ít tiền giúp cho người đi thi sắm

sửa lều chõng ứng thí và dùng làm lộ phí”.

Sự tương trợ trong dịng họ còn thể hiện ở việc dòng họ mở trường, lập lớp cho con cháu học tập. Trên văn bia tưởng niệm ơng Hồng Hữu Lợi tại nhà thờ họ Hồng Bích Khê (Quảng Trị) cịn ghi lại: “Trong 5 gian từ

đường, ngoài ba gian giữa là nơi thờ tự, ngài

dành hẳn chái phía tây nam làm Buồng học, kỳ vọng cuộc đời con cháu sẽ được chuyển

hóa nhờ theo chữ nghĩa Thánh Hiền”. Trong

khi đó, họ Nguyễn Du Lâm (Hà Nội), “dù hồn cảnh đời sống cịn nhiều khó khăn, một số gia đình khá giả trong họ Nguyễn đã tập

hợp nhau lại, người góp tiền, kẻ góp của để mở trường, lập lớp tại gia, mời thầy về dạy học cho con em của họ mình”.

Về bảo ban, rèn cặp, một đặc điểm nổi bật trong truyền thống của các dòng họ học hành-khoa bảng là sự dạy dỗ, dìu dắt con cháu tiến thân theo con đường học hành, khoa cử của những người đã đỗ đạt, thành

danh. Theo ơng Hồ Đình Trù, cháu nhiều đời của họ Hồ Quỳnh Đôi (Nghệ An) kể lại:

“Trước mỗi kì thi Hương, họ Hồ đều tổ chức khảo hạch cho con cháu. Những bài thi hay, tốt đều được khen thưởng và đọc tại nhà thờ họ vào ngày lễ tổ tiên cho các sĩ tử cùng nghe. Những người làm bài chưa đạt thì được nhắc nhở những chỗ sai kém”. Dịng họ

Nguyễn Duy Lý Hịa (Quảng Bình), cũng có truyền thống dạy truyền thống dạy và học người trong nhà, trong họ mà đỗ đạt cao như thế. Theo gia phả dịng họ Nguyễn Duy thì:

“Tổ tiên của dịng họ có ngài Nguyễn Khâm vốn là một thầy thuốc danh tiếng đồng thời là một người thông hiểu Nho học. Ngồi những giờ chữa bệnh, ngài cịn dành thời gian chăm lo dạy dỗ con cháu trong nhà, trong họ ngay tại tư gia. Các con trai của ông lần lượt làm quan và cũng nối theo nghiệp cha, mở lớp dạy học cho con cháu”. Cũng như họ Nguyễn

Duy và các dòng họ khoa bảng khác, nhiều người đỗ đạt, làm quan trong dòng họ Hà Thúc (Huế) đều chăm lo dạy dỗ con cháu họ hàng. “Các cụ Thượng thư họ Hà Thúc, đời vua Thành Thái, đều cho con cháu đến học tại nhà mình”.

Về động viên thơng qua nêu gương là việc

làm tốt đẹp mà các dòng họ, nhất là dịng họ có truyền thống khoa cử ln chú trọng để khuyến khích con cháu học hành. Bởi nói chung, đối với con người, một tấm gương sống có giá trị hơn bất cứ câu chuyện kể nào qua sách vở. Cũng như các dịng họ khoa bảng nói chung, những người đỗ đạt trong họ Thân Trọng, Hà Thúc (Huế) và họ Hồng Bích Khê (Quảng Trị) ln được tôn vinh và là tấm gương sáng cho con cháu. Nếu ở họ Thân Trọng “khi một người trong họ đỗ đạt,

trước hết là tấm gương của con em trong nhà,

sau nữa là tấm gương của con cháu trong họ

đang theo đuổi việc đèn sách”, thì họ Hồng

Bích Khê “vào dịp giỗ Tổ tiên và dịp đầu

năm mới, tuy không quá phô trương nhưng sau phần nghi thức lễ, dòng họ đều nêu

gương những người đỗ đạt để làm gương và

khích lệ tinh thần, quyết tâm học hành của con cháu”.

Không chỉ nêu gương trong nội tộc, giữa các dịng họ khoa bảng cịn có sự nêu gương lẫn nhau nhau học tập để nâng cao địa vị dòng tộc. “Cũng như ở các làng quê Việt

Nam, dưới thời Nguyễn, giữa các dòng họ khoa bảng ở Huế cũng có sự nêu gương lẫn

nhau về học hành, khoa cử. Dòng họ Thân mặc dù được xếp thứ nhất (trong “Nhất Thân, nhì Hà”) nhưng cũng ln nhìn vào sự đỗ đạt của dịng họ khoa bảng Hà Thúc để nêu gương và khuyên răn con cháu gắng cơng “dùi mài kinh sử”. Cũng vì sự noi gương, cạnh tranh giữa các dòng họ trên con đường khoa cử. Do đó, ơng Thân Trọng Cảnh đã

làm trái ý cha (là ông Thân Trọng Trữ), ông không từ bỏ nghiệp khoa cử mà ra sức học tập lều chõng ứng thí”.

Một phần của tài liệu bt89_2013 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)