chung và cơng nghệ thơng tin (CNTT) nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, từ năm 2009, Chính phủ có Quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; năm 2010, Chính phủ có Quyết định số 1755/ QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” với một trong những mục tiêu tổng quát là: “Phát triển
nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước;
ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực
kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh”.
2. Đặc điểm sơ lược của Đại học Huế
Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30/NĐ-CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là “đào tạo cán bộ
khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và
trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước nói chung, các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng”.
Đại học Huế là đại học đa ngành gồm 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y Dược, Đại học Nông Lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Khoa Luật, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Ngồi ra cịn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học: Viện Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao cơng nghệ, Trung tâm Giáo dục Quốc phịng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Phục vụ sinh viên, Nhà Xuất bản.
Số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của Đại học Huế 3.675 người, trong đó có 2.029 giảng viên (165 GS, PGS, 419 TS, 1.200 ThS). Hiện nay, Đại học Huế có 102 ngành đào tạo trình độ đại học cấp văn bằng cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ; 69 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và nhiều chương trình liên kết đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ với các trường đại học trên thế giới.
Hàng năm, Đại học Huế tuyển mới khoảng 12.000 sinh viên hệ chính quy, 1.700 học viên sau đại học, trong đó có khoảng 100 nghiên cứu sinh. Tầm nhìn đến năm 2020 Đại học Huế sẽ là: Một đại học được xếp hạng trong số 50 trường đại học hàng đầu