KHOA HỌC Vỉ CúNG NGHỆ
Nằm trong khn khổ “Hội thảo Hợp tác Phát triển Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam” lần thứ XVII năm 2013, cuối tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm giới thiệu một số sản phẩm khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin-truyền thông của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Với 20 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, triển lãm giới thiệu các sản phẩm về khoa học và cơng nghệ, cơng nghệ thơng tin- truyền thơng, trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã giới thiệu kết quả của dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế” (GISHue), đề tài “Nghiên cứu xây dựng và vận hành hệ thống Sổ tay công vụ nghiệp vụ trên môi trường mạng”… Đây là dịp để Thừa Thiên Huế giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh của mình đến tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
Phát biểu tại triển lãm, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh và đánh giá cao những sản phẩm khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin-truyền thông của các đơn vị, doanh nghiệp tham gia tại triển lãm lần này, đồng thời khẳng định, triển lãm lần này là dịp để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, cơng nghệ thơng tin-truyền thơng có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nắm bắt về hiện trạng, giới thiệu về những hoạt động và năng lực của đơn vị mình, tìm kiếm hợp tác, giới thiệu về
những giải pháp kỹ thuật công nghệ mới, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Việc ứng dụng và phát triển cơng nghệ thơng tin-truyền thơng đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của cả xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của các trang thông tin của các sở, ngành, đặc biệt là Cổng thơng tin điện tử Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng vào việc chuyển tải những nguồn tài nguyên thông tin giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất-tinh thần của người dân và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh.
Vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông ngày càng được khẳng định, nhiều năm liền tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong tốp 5 tỉnh, thành phố có thứ hạng cao nhất mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt năm 2010, tỉnh vươn lên xếp thứ 1/63 tỉnh, thành
về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế được được xếp vị trí thứ 1/63 tỉnh, thành trong bảng xếp hạng tổng thể Website và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp thứ 6/63; đạt giải thưởng quốc gia về công nghệ thông tin năm 2009 cho cơ quan nhà nước cấp sở, ngành ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất...
Tham gia triển lãm, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn như Viễn thông Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh, Đại học Huế, Huesoft, Huetronic... đem đến nhiều sản phẩm, dịch vụ do chính đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng, sản xuất. Bên cạnh các doanh nghiệp trong tỉnh, triển lãm cịn có sự tham gia của 3 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khác là Công ty TNHH Việt Nam -Đan Mạch (VIDAGIS), Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Viegrid, Công ty Cổ phần Truyền thông Đông Á giới thiệu sản phẩm và những giải pháp kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông.
Đây cũng là nơi để các doanh nghiệp, các đơn vị triển lãm khuếch trương các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin-truyền thông tới các khách hàng và người sử dụng tại Việt Nam. Ngoài ra triển lãm lần này là động lực để tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh hơn nữa về khoa học và cơng nghệ, cơng nghệ thơng tin-truyền thơng nhằm hồn thành mục tiêu “Chính quyền điện tử” vào năm 2015 và thiết thực góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước.
Diệu Hà