CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật
1.5.1 Nồng độ các tạp chất hữu cơ
Nồng độ các chất hữu cơ khơng được q cao. Có nhiều chất bẩn hữu cơ nếu nồng độ quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của vi sinh vật tham gia xử lý, đặc biệt là các chất độc hại cần được hạn chế vì chúng sẽ phá hủy tế bào của các vi sinh vật, thậm chí gây chết các loài vi sinh vật. Điều này cần lưu ý khi xử lý các loại nước thải công
nghiệp thường có các chất độc hại đối với vi sinh vật, cần kiểm tra các chỉ số BOD và COD của nước thải .
1.5.2 Ảnh hưởng của kim loại nặng
Hầu hết các kim loại đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Thường khi các kim loại nặng ở dạng vết thì ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng khi ở nồng độ cao chúng có thể làm chết hoặc gây ức chế hồn tồn vi sinh vật trong nước thải. Mức độ độc hại của các kim loại được sắp xếp theo thứ tự sau:
Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr3+ > V > Cd > Zn > Fe
Muối của các kim loại này làm giảm hiệu quả xử lý của vi sinh vật. Nồng độ tối đa cho phép của các kim loại nặng phụ thuộc vào bản chất của các kim loại nặng đó. Trong trường hợp nước thải chứa nhiều kim loại nặng thì khi tính tốn các cơng trình xử lý thì phải tính tốn để xử lý triệt để các kim loại đặc biệt là các kim loại đứng đầu trong dãy.
1.5.3 Ảnh hưởng của các anion
Các anion như CN-, F-, NO3-, Cr2O72- cũng gây tác động xấu đến sự phát triển của các vi sinh vật. Các anion này tạo phức với các enzim do vi sinh vật tiết ra để đồng hóa các hợp chất hữu cơ. Do vậy, chúng ngăn cản quá trình lấy thức ăn của vi sinh vật làm cho vi sinh vật bị chết. Cơ chế tác động của các anion kể trên đối với vi sinh vật rất giống như tác động của các kim loại nặng
1.5.4 Một số yếu tố khác
Ngồi các yếu tố kể trên có tác động rất mạnh đến sự phát triển của vi sinh vật trong nước thải, cịn có một số tác nhân khác gây ảnh hưởng như:
- Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật : Để vi sinh vật tham gia thực hiện các q trình oxy hố nước thải một cách có hiệu quả, cần thiết
- pH của nước thải: Tuỳ theo nồng độ H+ mà làm tăng hoặc giảm khả năng thẩm thấu của tế bào đối với những ion nhất định. Mặt khác chúng cũng làm ức chế phần nào các enzym có mặt trên thành tế bào. pH của mơi trường có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân huỷ các chất hữu cơ. Ở các quá trình xử lý, người ta nhận thấy các quá trình cơ bản chịu ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, khi một trong các quá trình này bị cản trở hoặc thúc đẩy sẽ ảnh hưởng tới quá trình xảy ra tiếp theo, do đó sẽ làm tốc độ phân huỷ các chất chậm lại hoặc nhanh hơn. Khi pH giảm mạnh các axit trung gian tích luỹ nhiều, làm các phản ứng phân hủy khó thực hiện và dẫn đến dừng q trình acetate hoá...Đối với vi sinh thuận lợi nhất là chúng phát triển trong mơi trường trung tính hoặc kiềm yếu, giá trị pH từ 6,5 – 8,5 . [20], [23], [25], [27], [31]
- Nhiệt độ: Tốc độ xử lý các chất hữu cơ của vi sinh vật tăng khi nhiệt
độ tăng. Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng thì hằng số Henry tăng dẫn tới lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm. Để duy trì DO (oxy hòa tan trong nước thải) ta cần phải sục khí mãnh liệt hơn. Trong thực tế nên duy trì nhiệt độ của nước thải trong khoảng 20oC – 38oC. Đối với nhiệt độ thấp (dưới 60C ) thường không gây chết vi sinh vật ngay mà nó tác động lên khả năng chuyển hố các hợp chất, làm ức chế hoạt động của các hệ enzym, làm thay đổi khả năng trao đổi chất của chúng, vì thế làm vi sinh vật mất khả năng phát triển và sinh sản. Nhiều trường hợp vi sinh vật sẽ bị chết. Khả năng gây chết của chúng hết sức từ từ chứ không xảy ra đột ngột như ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao thường gây chết vi sinh vật một cách nhanh chóng. Đa số vi sinh vật bị chết ở 60 - 800C [20], [23], [25], [27], [31]
- Nồng độ các muối vô cơ: cần khống chế sao cho không vượt quá 10 g/l. - Ảnh hưởng của yếu tố sinh học: bản thân giữa các vi sinh vật cũng có tác dụng qua lại. Sự tác dụng qua lại này xảy ra mn hình mn vẻ. Trong cùng một điều kiện mơi trường có nhiều loài vi vinh vật sinh trưởng, phát
triển. Có loại vi sinh tạo thành chất kháng sinh để tiêu diệt vi sinh xử lý nitơ. Hoặc trong q trình ni tơm người dân đã cho chất kháng sinh vào trong ao nuôi làm cho chất thải chứa nhiều chất kháng sinh. [20], [23], [25], [27], [31]