CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
2.4 Phương pháp phân tích
2.4.1 Xác định chỉ tiêu pH
2.4.1.1 Nguyên tắc
Việc xác định giá trị pH dựa trên việc đo hiệu điện thế của pin điện hóa khi dùng một pH-mét phù hợp. [17]
2.4.1.2 Hóa chất, thiết bị, dụng cụ
- Nước cất, dung dịch đệm
- Chất điện giải dùng để nạp vào điện cực so sánh - Dung dịch Kali clorua 3M
- Bình mẫu - pH-mét
- Điện cực thủy tinh và điện cực so sánh - Máy khuấy và con khuấy
2.4.1.3 Quy trình phân tích
- Lấy mẫu
Giá trị pH có thể thay đổi nhanh chóng do các q trình hóa học, vật lý hoặc sinh học trong mẫu nước. Do đó, cần đo pH càng sớm càng tốt, ngay tại thời điểm lấy mẫu.
Nếu không thể thực hiện, lấy mẫu nước vào bình mẫu có nắp đậy, đáy bằng, làm bằng polyetylen hoặc thủy tinh, nạp đầy hồn tồn mẫu vào chai và đậy nút, khơng chứa bọt.
Khi lấy mẫu vào chai, tránh làm trao đổi khí giữa mẫu với khơng khí xung quanh
- Chuẩn bị
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi vận hành điện cực pH. Đảm bảo tính năng của điện cực bằng cách bảo dưỡng định kỳ và thử nghiệm
Lựa chọn dung dịch đệm sao cho phép đo mẫu dự kiến nằm trong khoảng các giá trị của hai dung dịch đệm.
Bật thiết bị đo, đối với thiết bị nhận dạng dung dịch đệm tự động, kích hoạt bộ lưu dữ liệu của dung dịch đệm đã chuẩn bị để hiệu chuẩn
- Hiệu chuẩn và điều chỉnh thiết bị đo
Hiệu chuẩn điện cực pH tại hai điểm sử dụng dung dịch đệm của khoảng pH dự kiến theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chuẩn bị 2 dung dịch chuẩn pH = 4, pH = 7 - Nhấn nút Calibrate - Rửa điện cực bằng nước cất - Nhúng điện cực vào dung dịch chuẩn pH = 7 chờ đến khi biểu tượng pH hết nhấp nháy trên màn hình - Nhấn nút Calibrate - Rửa điện cực bằng nước cất - Nhúng điện cực vào dung dịch chuẩn pH = 4 chờ đến khi biểu tượng pH hết nhấp nháy trên màn hình - Nhấn nút Calibrate - Nhấn Measure (Save).
- Đo mẫu
Đo mẫu ở cùng với điều kiện hiệu chuẩn, tốt hơn nên xác định giá trị pH ngay trong chai lấy mẫu.
Nếu thay đổi dung dịch, rửa điện cực pH và bình đo bằng nước cất và sau đó đo dung dịch tiếp theo nếu có thể.