Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống cát cái và đực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 45)

Tương tự như cá bống trứng, hệ số GSI của cá bống cát đực nhỏ hơn nhiều so với cá cái. Tuy nhiên, hệ số GSI của cá đực và cá cái biến động cùng nhịp. Giá trị GSI của cá cái và cá đực cao từ tháng 8 đến tháng 11 và đạt cực đại ở tháng 9, giá trị GSI thấp ở tháng 12 và tháng 1. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), sự thay đổi GSI theo mùa sẽ thể hiện rõ ở cá cái do có sự gia tăng khối lượng tuyến sinh dục nhanh chóng [12].

3.5.2. Hệ số tích lũy năng lượng (HSI)

3.5.2.1. Hệ số tích lũy năng lượng của cá bống trứng

Qua 6 tháng thu mẫu phân tích đã ghi nhận được hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống trứng cái và đực thể hiện trong Hình 3.12. Trong đó, HSI của cá đực đạt trung bình là 2,78% (dao động từ 2,27-3,76%) và ở cá cái là 3,56% (dao động từ 2,84-4,41%). 0 2 4 6 8 10 12 14 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 GSI ( % ) Thời gian Cá cái 0 0.5 1 1.5 2 2.5 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 GS I (% ) Thời gian Cá đực

Hình 3.12. Hệ số tích lũy năng lƣợng (HSI) của cá bống trứng cái và đực

Hệ số HSI biến động ngược lại với GSI (Hình 3.12). Giá trị của HSI ở cá đực đạt giá trị cao trong tháng 8 và tháng 9 và thấp trong các tháng 10 đến tháng 1; ở cá cái HSI đạt giá trị cao nhất ở tháng 8 và tháng 9 và thấp nhất ở tháng 11 và tháng 12. Hirshfield (1980), Hoar và cộng sự (1979) cho rằng, trong suốt mùa vụ sinh sản, các loài động vật sử dụng 1 lượng lớn năng lượng cho sự phát triển tuyến sinh dục, nếu nguồn thức ăn bị hạn chế thì quá trình phát triển tuyến sinh dục sẽ sử dụng nguồn năng lượng được dự trữ ở gan và đây là nguyên nhân làm cho giá trị hệ số HSI giảm [43][44].

3.5.2.2. Hệ số tích lũy năng lượng của cá bống cát

Kết quả phân tích hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống cát cái và đực được thể hiện trong Hình 3.13. HSI của cá đực đạt trung bình là 2,73% (dao động từ 2,38-2,91%) và ở cá cái là 2,53% (dao động từ 2,26-2,87%).

Hình 3.13. Hệ số tích lũy năng lƣợng (HSI) của cá bống cát cái và đực

0 1 2 3 4 5 6 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 H SI (% ) Thời gian Cá cái 0 1 2 3 4 5 6 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 H SI (% ) Thời gian Cá đực 0 1 2 3 4 5 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 H SI (% ) Thời gian Cá cái 0 1 2 3 4 5 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 H SI (% ) Thời gian Cá đực

Sự biến thiên của HSI ngược lại với hệ số GSI. Cụ thể, khi GSI của cá đực và cá cái ở các tháng 12-1 thấp thì HSI lại cao. Ngược lại, HSI vào các tháng 9-11 thì thấp nhưng GSI vào các tháng này ở cá đực và cá cái đều cao.

Ở cá bống, mùa vụ sinh sản có thể được dự đốn thơng qua sự biến động khối lượng của gan. Sự suy giảm khối lượng gan trước mùa vụ sinh sản có lẽ là do sự chuyển vật liệu từ gan đến tuyến sinh dục (Miller, 1984) [51]. Tương tự như vậy, Fouda và cộng sự (1993) cho rằng khối lượng gan giảm trong suốt giai đoạn trước sinh sản nguyên nhân là do có sự chuyển hóa năng lượng từ gan đến tuyến sinh dục [41].

Như vậy, đối chiếu với những nhận định này thì kết quả nghiên cứu của chúng tơi là phù hợp, vì ở thời điểm GSI thấp và HSI cao đồng nghĩa với việc năng lượng dự trữ ở các mô, cơ quan sinh dưỡng (mô mỡ, cơ, gan) cao, cá có độ béo cao để chuẩn bị cho việc thực hiện chức năng sinh sản. Nguyễn Văn Kiểm (1999) cũng khẳng định khi cá phát triển hồn thiện tuyến sinh dục thì năng lượng tích lũy trong gan, cơ sẽ thấp nhất [11]. Như vậy, khi thời điểm GSI cao và HSI thấp, đó là lúc tuyến sinh dục đang phát triển mạnh và hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình sinh sản đồng thời độ béo của cá cũng giảm xuống thấp nhất.

3.5.3. Mùa vụ sinh sản của cá

Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) là những hệ số quan trọng để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) [12]. Dựa vào kết quả khảo sát GSI và HSI qua 6 tháng nghiên cứu (từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau) chúng tơi đưa ra dự đốn về mùa vụ sinh sản của cá như sau:

- Đối với cá bống trứng,hệ số HSI thấp, hệ số GSI cao vào các tháng 10, 11, và 12. Như vậy, có thể dự đoán mùa vụ sinh sản của cá bống trứng là

khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, đây là thời điểm rơi vào mùa mưa ở Bình Định. Một nghiên cứu tương tự trên cá bống trứng phân bố ở sơng Hậu (An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng) được thực hiện bởi Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định (2014) cho thấy mùa vụ sinh sản của cá là quanh năm và tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6 (mùa mưa ở khu vực phía Nam) [20]. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù thời điểm cá sinh sản trong nghiên cứu này và nghiên cứu của hai tác giả trên rơi vào các tháng khác nhau nhưng vẫn là các tháng mùa mưa.

- Đối với cá bống cát, hệ số HSI thấp, GSI cao vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11. Do đó, chúng tơi dự đốn mùa vụ sinh sản của cá bống cát có thể là từ tháng 9 đến tháng 11, trùng với mùa mưa ở khu vực tỉnh Bình Định. Nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Xuân (2013) cũng chỉ ra mùa vụ sinh sản của cá bống cát (G. giuris) ở Cần Thơ gần tương tự như nghiên cứu của chúng tơi, đó là tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 trong năm [26]. Ngoài ra, một số loài khác như cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) cũng đẻ trứng tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (Lê Thị Ngọc Thanh, 2010) [15].

Như vậy, mùa vụ sinh sản của cá bống có thể thay đổi do sự khác nhau về nơi sống hoặc các yếu tố khác như nhiệt độ, thức ăn,… nhưng những kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy hai loài cá nghiên cứu (cá bống trứng và cá bống cát) thường sinh sản tập trung vào các tháng mùa mưa. Kết quả này cũng trùng với nhận định của Blaber (2000) và Miller (1984), đó là ở mơi trường nhiệt đới, cá bống có thể sinh sản quanh năm hoặc trong một khoảng thời gian xác định thường là mùa mưa [35][51].

3.5.4. Sức sinh sản của cá

Kết quả khảo sát sức sinh sản của cá bống trứng và cá bống cát có buồng trứng ở giai đoạn IV theo thang thành thục sinh dục của Nikolsky (1963)

được trình bày ở Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Sức sinh sản của cá bống trứng và cá bống cát

Chiều dài thân (cm) Khối lƣợng thân (g) Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) Sức sinh sản tƣơng đối (trứng/g cá cái) Cá bống trứng 10,0 ± 0,74 12,00 ± 0,97 33419 ± 13286 2972 ± 1409 Cá bống cát 14,0 ± 1,05 13,87 ± 1,3 55092 ± 9603 3333 ± 803

- Cá bống trứng: Sức sinh sản tuyệt đối của cá bống trứng dao động trong khoảng 23184-52334 trứng/cá cái, trung bình là 33419 trứng/cá cái). Sức sinh sản tương đối của cá dao động trong khoảng 1515-4290 trứng/g cá cái và đạt trung bình 2972 trứng/g cá cái. So với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định (2014) trên cùng lồi (phân bố dọc theo sơng Hậu) thì sức sinh sản của cá trong nghiên cứu của chúng tơi cao hơn (trung bình 2972 trứng/g cá cái so với 433 trứng/g cá cái) [20]. Sự khác nhau này có thể do sự chênh lệch kích cỡ cá khảo sát hoặc do sự khác nhau về điều kiện môi trường sống.

- Cá bống cát: Sức sinh sản tuyệt đối của cá đạt trung bình là 55092 trứng/cá cái (dao động từ 46621-65524 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối trung bình là 3333 trứng/g cá cái (dao động từ 2792-4255 trứng/g cá cái). Như vậy, sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát trong nghiên cứu này cao hơn so với cá bống cát cùng loài ở Cần Thơ (33343±17110 trứng/cá cái), Bạc Liêu (14436 ± 9392 trứng/cá cái) nhưng thấp hơn cá phân bố ở Sóc Trăng (68864±38879 trứng/cá cái), và cũng nhỏ hơn so với loài cá bống cát (G. aureus) ở Bến Tre (69006±25616 trứng/cá cái) (Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012; Lê Thị Ngọc Thanh, 2010; Nguyễn Minh Tuấn, 2016) [15][23][25]. Điều này cho thấy, ngay cả khi trong cùng một lồi cá bống cát thì sức sinh sản của cá

cũngcó thể khác nhau. Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về kích thước cá thể hoặc do điều kiện sinh thái khác nhau. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), sự gia tăng sức sinh sản của cá phụ thuộc vào sự gia tăng khối lượng của buồng trứng [12].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về hình thái

- Cá bống trứng là lồi cá có kích thước nhỏ, đầu ngắn, có kiểu miệng trên; hai vây lưng tách rời nhau. Vây ngực của cá có 17 - 18 tia vây mềm; vây đi có 14 - 18 tia vây mềm; vây hậu mơn có 9 tia vây mềm và 1 tia vây cứng; vây bụng có 1 tia vây cứng và 5 tia vây mềm; vây lưng thứ nhất có 6 tia vây cứng; vây lưng thứ hai có 1 tia vây cứng và 10 tia vây mềm.

- Cá bống cát có thân thon dài, dẹp ngang dần về phía sau; kiểu miệng trên; lưỡi chẻ đơi; trên má có 5 đường cảm giác chạy song song; hai vây bụng trắng dính liền nhau dạng phễu; hai vây lưng rời nhau. Vây ngực của cá có 20 tia vây mềm; vây đi có 14 - 18 tia vây mềm; vây hậu mơn có 1 tia vây cứng và 9 tia vây mềm; vây bụng có 1 tia vây cứng và 5 tia vây mềm; vây lưng thứ nhất có 6 tia vây cứng; vây lưng thứ hai có 1 tia vây cứng và 10 tia vây mềm.

1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa

- Cá bống trứng có răng nhỏ, nhọn phân bố ở hai hàm; lược mang ngắn, mảnh, thưa và xếp thành hàng trên cung mang hướng vào trong xoang miệng; thực quản ngắn; dạ dày hình túi, ruột ngắn. Chỉ số RLG tương đối thấp và khơng có sự khác biệt lớn giữa các nhóm kích cỡ, dao động từ 0,8 – 0,81.

- Cá bống cát có răng phân bố ở hai hàm; lưỡi phát triển, phần cuối xẻ thùy và chia làm đôi; lược mang dạng núm gai nhọn; thực quản ngắn; dạ dày phát triển và có dạng túi; ruột ngắn. Chỉ số RLG của cá bống cát khá thấp và gần như tương đương giữa hai nhóm kích cỡ cá, dao động từ 0,47-0,48.

- Cá bống trứng thể hiện tính ăn động vật đặc trưng. Thức ăn chủ yếu của cá bống trứng là thân mềm, giáp xác, cá con, trong đó thân mềm là nhóm con mồi quan trọng nhất của cá (chiếm 95,54%). Trong nhóm thân mềm thì Clithon oualaniense là con mồi chiếm vị trí quan trọng nhất, đóng góp tới 85,6% về tầm quan trọng tương đối.

- Có sự thay đổi thay đổi về tính ăn của cá giữa các nhóm kích cỡ của cá bống trứng, thể hiện ở sự thay đổi thành phần lồi trong nhóm thân mềm và đặc biệt ở nhóm cá lớn nhất khơng có sự xuất hiện của cá trong ống tiêu hóa.

- Cá bống cát cũng thể hiện tính ăn động vật đặc trưng. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát là giáp xác và cá. Hai nhóm thức ăn này đóng vai trị gần như nhau. Tuy nhiên, vai trị của chúng thay đổi ở hai nhóm kích cỡ khác nhau của cá (cá là con mồi quan trọng hơn đối với nhóm kích thước cá <14cm, trong khi đó giáp xác là con mồi quan trọng hơn đối với nhóm cá cịn lại).

1.4. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá

- Có sự tương quan rất chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng của cá bống trứng, thể hiện qua phương trình W= 0,0054L3.3223 và R2 = 0,9447.

- Chiều dài và khối lượng của cá bống cát cũng có mối tương quan rất chặt chẽ, thể hiện qua phương trình W = 0,0104L2.8046 và R² = 0,9482.

1.5. Đặc điểm sinh sản của cá

Đối với cá bống trứng:

- Hệ số thành thục sinh dục (GSI) trung bình của cá đực là 2,22%, ở cá cái là 15,53%. GSI của cá đực đạt giá trị cao vào tháng 10 và 11 (cao nhất trong tháng 10), trong khi đó ở cá cái GSI đạt giá trị cao ở tháng 11, 12 và tháng 1 (cao nhất trong tháng 12).

- Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá đực đạt trung bình là 2,78% và của cá cái là 3,56%. HSI ở cá đực đạt giá trị cao trong tháng 8 và tháng 9 và thấp trong các tháng 10 đến tháng 1; ở cá cái HSI đạt giá trị cao nhất ở tháng 8 và tháng 9 và thấp nhất ở tháng 11 và tháng 12.

- Mùa vụ sinh sản của cá bống trứng có thể là khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, đây là thời điểm rơi vào mùa mưa ở Bình Định.

- Sức sinh sản tuyệt đối của cá bống trứng dao động trong khoảng 23184-52334 trứng/cá cái, trung bình là 33419 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá dao động trong khoảng 1515-4290 trứng/g cá cái và đạt trung bình 2972 trứng/g cá cái.

Đối với cá bống cát:

- Hệ số thành thục sinh dục trung bình của cá đực là 1,19%, của cá cái là 7,13%. GSI của cá cái và cá đực cao từ tháng 8 đến tháng 11 và đạt cực đại ở tháng 9, giá trị GSI thấp ở tháng 12 và tháng 1.

- HSI của cá đực đạt trung bình là 2,73% và của cá cái là 2,53%. HSI thấp các vào tháng 9 - 11 và cao từ tháng 12 – 1.

- Mùa vụ sinh sản của cá bống cát có thể là từ tháng 9 đến tháng 11, trùng với mùa mưa ở khu vực tỉnh Bình Định

- Sức sinh sản tuyệt đối của cá đạt trung bình là 55092 trứng/cá cái (dao động từ 46621-65524 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối trung bình là 3333 trứng/g cá cái (dao động từ 2792-4255 trứng/g cá cái).

2. Đề xuất

Nên tiếp tục nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng và cá bống cát phân bố ở đầm Thị Nại từ tháng 3 đến tháng 8 để có thể đánh giá các đặc điểm của hai lồi cá này trong chu kỳ một năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Tác An (2003), Xây dựng phương án quản lí tổng hợp vùng bờ tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng kết đề tài, 78 trang.

[2] Nguyễn Chính, Đỗ Chính Hưng (1981), Kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản đầm Thị Nại, Nghĩa Bình phục vụ ni trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tập san KHKT Hải Sản Trường Đại học Hải sản,

số 4/1981, trang 28-29.

[3] Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, Nguyễn Trọng Hồ và Nguyễn Văn Lành (2002), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá bống kèo (Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 18160)) phân bố ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,

Trường Đại học Cần Thơ.

[4] Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và Utsugi Kenzo (2013), Mô tả

định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, NXB Đại học Cần

Thơ, Cần Thơ.

[5] Pravdin, I.F. (1963), Hướng dẫn nghiên cứu cá, NXB khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội, Tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang dịch. [6] Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà

Nội.

[7] Nguyễn Xuân Hòa (2003), Điều tra hiện trạng phân bố của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở tỉnh bình Định, Báo cáo khoa học,Viện Hải

dương học Nha Trang.

[8] Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tống Phước Hoàng Sơn, Phạm Thị Lan (2011), Thành phần loài và sự phân bố của rừng ngập

mặn, thảm cỏ biển ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, Hội nghị khoa học

toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4.

[9] Đặng Thị Hương (2016), Xác lập cơ sở khoa học phục vụ định hướng quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)