Chỉ số RLG của cá bống trứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Nhóm kích thƣớc cá

(cm)

Chiều dài thân L (cm)

Chiều dài ruột Li (cm) RLG < 8 7,11 ± 0,62 5,72 ± 1,07 0,80 8 - 10 8,93 ± 0,58 7,18 ± 1,04 0,80 > 10 10,87 ± 0,71 8,78 ± 1,3 0,81 Cung mang Dạ dày Ruột Thực quản

Cá bống trứng có chỉ số RLG tương đối thấp và gần như khơng có sự khác biệt giữa 3 nhóm kích thước cá. Chỉ số RLG của 3 nhóm cá dao động từ 0,8 đến 0,81 (Bảng 3.3). Theo Nikolsky (1963), những loài cá ăn động vật thường có RLG ≤1 [53]. Như vậy, có thể nhận định rằng cá bống trứng thuộc nhóm cá ăn động vật.

3.2.2. Cá bống cát

˗ Miệng: theo kết quả quan sát được, cá bống cát thuộc nhóm cá miệng trên, có hàm dưới nhơ ra và dài hơn hàm trên, rạch miệng kéo dài đến bờ trước của ổ mắt, rộng miệng tương đương với cao vịm miệng (Hình 3.5).

˗ Răng: cá có răng phân bố ở hai hàm, vịm miệng và hầu. Trên mỗi hàm có hai hàng răng, cả hai hàng răng bên trong và bên ngồi đều có răng lớn và nhọn. Tuy nhiên, hàng răng ngoài lớn, nhọn và thưa hơn so với hàng trong (Hình 3.5).

˗ Lưỡi: phát triển, phần cuối xẻ thùy và chia làm đơi (Hình 3.5).

Hình 3.5. Hình thái miệng, răng và lƣỡi cá bống cát

˗ Mang: mang cá bống cát được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Mỗi cung mang có một hàng lược mang dạng núm gai nhọn, gốc lược mang gắn vào cung mang,ngọn hướng vào xoang miệng hầu (Hình 3.6).

˗ Thực quản: tương đối ngắn, nằm tiếp xoang hầu. Thực quản có thành dày, ở mặt trong có nhiều nếp gấp.

˗ Dạ dày: phát triển, có dạng túi và vách dày, bên trong có nhiều nếp gấp, có độ co giãn lớn để chứa thức ăn (Hình 3.7).

˗ Ruột: ngắn và gấp khúc, thành ruột cá tương đối dày, bề mặt bên trong gấp nếp để tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng (Hình 3.7).

Hình 3.6. Hình thái cung mang của cá bống cát

Hình 3.7. Hình thái ống tiêu hóa cá bống cát

Từ kết quả quan sát về hình dạng, cấu tạo và kích thước của cơ quan tiêu hóa của cá bống cát (từ dạng miệng, răng, mang đến thực quản, dạ dày và ruột) có thể dự đốn cá bống cát là lồi cá ăn động vật.

Qua kết quả phân tích 223 mẫu cá cho thấy chỉ số RLG của cá bống cát khá thấp và gần như tương đương giữa hai nhóm kích cỡ cá, dao động từ 0,47-0,48 (Bảng 3.4). Theo Nikolsky (1963), những loài cá ăn động vật

Dạ dày

Thực quản

thường có RLG ≤1 [53]. Như vậy, có thể nhận định rằng cá bống cát thuộc nhóm cá ăn động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)