Thức ăn tự nhiên của cá bống trứng ở tất cả các kích cỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

Loại thức ăn O% W% N% IRI% Thân mềm 94,44 64,17 93,43 95,54 Clea helena 18,06 12,05 16,79 7,22 Clithon oualaniense 67,36 28,09 63,50 85,60 Littoraria sp. 2,08 0,32 1,09 0,04 Neritina coromandeliana 1,39 2,39 0,73 0,06 Neripteron taitense 2,78 4,59 1,82 0,25 Neripteron violaceum 1,39 3,99 0,73 0,09 Clithon dispar 2,78 2,08 1,46 0,14 Cerithidea cingulata 10,42 8,58 5,84 2,08 Clithon retropictus 0,69 0,80 0,36 0,01 Cyllene desnoyersi 1,39 1,20 0,73 0,04 Cerithidea obtusa 0,69 0,08 0,36 0,00 Giáp xác 9,03 26,66 4,74 3,93 Cá con 3,47 9,18 1,82 0,53

Nhìn chung, kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống trứng cho thấy thức ăn của cá bao gồm 3 nhóm con mồi chính là thân mềm, giáp xác và cá. Trong đó, thành phần lồi trong nhóm thức ăn động vật thân mềm đa dạng hơn nhiều so với 2 nhóm cịn lại.

Động vật thân mềm là nhóm con mồi vượt trội hơn cả trong các nhóm con mồi của cá, với tần số xuất hiện 94,44%, chiếm 64,17% về khối lượng, 93,43% về số lượng và trở thành nhóm con mồi quan trọng nhất với cá bống trứng (95,54% về tầm quan trọng tương đối). Trong nhóm động vật thân mềm (11 lồi) thì lồi Clithon oualaniense là con mồi chiếm vị trí quan trọng nhất, đóng góp tới 85,6% về tầm quan trọng tương đối trong thành phần thức ăn tự nhiên của cá.

Nhóm giáp xác chiếm vị trí thứ hai trong phổ thức ăn tự nhiên của cá, với 9,03% về tần số xuất hiện, 26,66% về khối lượng, 4,74% về số lượng và trở thành con mồi quan trọng thứ hai của cá (3,93% IRI).

Cá chỉ chiếm 0,53% về tầm quan trọng tương đối trong thành phần thức ăn tự nhiên của cá. Vì vậy, cá có thể được xem là thức ăn ngẫu nhiên của cá bống trứng.

Sự thay đổi thành phần thức ăn tự nhiên trong vòng đời hay giữa các nhóm kích cỡ cá được nhiều tác giả đề cập (Borek và cs., 2005; Lowe và cs., 1996; Nakamura và cs., 2008) [37][50][52]. Vì vậy, để đánh giá được sự thay đổi phổ thức ăn của cá bống trứng ở các nhóm kích thước chúng tơi tiến hành phân tích riêng cho từng nhóm. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6, 3.7 và 3.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống trứng (eleotris melanasoma) và cá bống cát (glossogobius) phân bố tại đầm thị nại tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)