Hiện trạng sử dụng đất Kon Tum tính đến 31/12/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xói mòn đất phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất tỉnh kon tum (Trang 65 - 69)

(Chi tiết tại phụ lục - bảng 2)

Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 967.418,38 100

Đất nông nghiệp 874.614,57 90,41

Đất sản xuất nông nghiệp 265.835,15 27,48

Đất lâm nghiệp có rừng 608.029,45 62,85

Đất nuôi trồng thủy sản 680,64 0,07

Đất làm muối 0,00 0

Đất nông nghiệp khác 69,32 0,01

Đất phi nông nghiệp 51.728,88 5,35

Đất chƣa sử dụng 41.074,93 4,24

Nguồn: Niên giám th ng kê tỉnh Kon Tum năm 2017 [6]

Diện tích đất trồng lúa là 17.919 ha. Nếu tính diện tích trồng hai vụ đơng xn và hè thu là 23.985 ha. Trong đó, phân bố nhiều nhất ở Đắk Hà

chiếm 15,4%; Kon Plông chiếm 14,7%, Đắk Glei chiếm 14,1%; thấp nhất là ở Ia H’Drai với diện tích 286 ha (chiếm 0,012% diện tích đất trồng lúa).

Năm 2017, tổng diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh là 97.154 ha (chiếm 83,2% diện tích đất sử dụng trồng cây lâu năm của tỉnh). Một số huyện có diện tích trồng cây lâu năm lớn nhƣ: Ia H’Drai đạt 25.805 ha (chiếm 26,6% diện tích trồng tồn tỉnh), huyện Đắk Hà đạt 16.308 (chiếm 16,8%); huyện Sa Thầy đạt 14.129 ha (chiếm 14,5%). Thấp nhất là huyện Kon Plơng chỉ có 1138 ha (chiếm 0,012% diện tích trồng cây lâu năm tồn tỉnh).

2.3.4. Tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có hơn 10 dân tộc sinh sống. Trong đó, ngƣời kinh chiếm 46,76% dân số; các đồng bào dân tộc tiểu số chiếm 53,24% dân số. Trên thực tế, Kon Tum vẫn cịn là một tỉnh nghèo, cịn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn yếu kém, quy mơ kinh tế nhỏ. Đời sống nhân dân, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn. Mặt dù tỉnh có tới 90,41% là diện tích đất nơng nghiệp, tuy nhiên việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện nay chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng.

Dù đã có nhiều tiến triển, tuy nhiên các đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có trình độ dân trí vẫn cịn khá thấp, tập qn canh tác lạc hậu. Đời sống chủ yếu phụ thuộc vào nƣơng rẫy với công cụ thô sơ; phát nƣơng rẫy bằng riù hay đốt bằng lửa, dùng gậy nhọn để chọt lỗ tra hạt giống; khi thu hoạch chủ yếu là bằng tay tuốt lúa dẫn đến rơi vãi nhiều. Hình thức canh tác chủ yếu là độc canh một loại cây trồng nào đó.

Các khu vực nƣơng rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu ở khu vực đất dốc, q trình canh tác khơng đi đơi với các biện pháp bảo vệ đất dẫn đến đất bị xói mịn, rửa trơi, một số nơi cịn bị hoang mạc hóa. Bên cạnh đó, do đời sống cịn nhiều khó khăn nên trong q trình sản xuất nơng nghiệp, các

đồng bào dân tộc thiểu số ít đầu tƣ phân bón, hoặc chỉ chú trọng đến phân bón hóa học; ít hoặc khơng bón phân hữu cơ dẫn đến đất bị chai lỳ, giảm độ phì, thối hóa.

Tình trạng sử dụng đất chƣa hợp lý diễn ra ở nhiều nơi. Với địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, thích hợp cho việc phát triển cây lâu năm; tuy nhiên diện tích trồng cây lâu năm hiện nay của tỉnh vẫn còn thấp so với tiềm năng của vùng. Diện tích trồng cây hàng năm nhƣ lúa rẫy, sắn, ngơ, … trên đất dốc tuy có giảm xong vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, đạt 74.269 ha; chiếm 56,1% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp.

CHƢƠNG 3

HIỆN TRẠNG XÓI MÕN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH KON TUM 3.1. TÍNH TỐN LƢỢNG ĐẤT XĨI MÕN TỈNH KON TUM

3.1.1. Tính tốn hệ số R

Việc tính tốn hệ số R do mƣa thƣờng rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều số liệu khí tƣợng thủy văn, trong khi đó ở Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng, các trạm đo mƣa tự động thƣờng rất hạn chế nên không thể thu thập đƣợc các số liệu để xử lý hệ số R nhƣ theo công thức ban đầu của Wischmeier và Smith. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cơng thức tính hệ số R theo Toxopeus (1996) [27], tính theo lƣợng mƣa trung bình năm:

R = 38,5 + 0,35 * P

Trong đó: R là hệ s xói mịn do mưa (J/m2

); P à ư ng mưa trung bình hàng năm (mm/năm).

Để tính đƣợc hệ số R và xây dựng bản đồ hệ số R tỷ lệ 1:100.000, tiến hành tính tốn giá trị lƣợng mƣa trung bình nhiều năm tại các trạm đo mƣa trong tỉnh và vùng lân cận, tiến hành nội suy giá trị lƣợng mƣa trung bình năm cho tồn vùng nghiên cứu bằng phép nội suy Kriging trong phần mền ArcGIS và xây dựng bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm của toàn tỉnh.

Kết quả nội suy lƣợng mƣa trung bình năm theo vùng cho thấy, phần lớn diện tích tỉnh Kon Tum có lƣợng mƣa trung bình dao động từ 1.600 - 2.400 mm và đƣợc phân làm 6 cấp:

- P < 1.600 mm, phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện Kon Rẫy, thuộc Đắk Tờ Re, Đắk Tơ Lung, Tân Lập.

- P: Từ 1.600 - 1.800 mm, phân bố chủ yếu Ngọc Hồi, phía Nam huyện Đắk Tơ, Đắk Hà, Kon rẫy và thành phố Kon Tum.

- P: Từ 1.800 - 2.000 mm, phân bố chủ yếu ở Kon Plông nhƣ Măng Cành, Đắk Long, Pờ Ê, phía Bắc Đắk Tơ, Sa Thầy, Ia H’Drai.

- P: Từ 2.000 - 2.200 mm, phân bố ở phía bắc Kon Plơng, Đắk Pxi, phần phía Nam huyện Tu Mơ Rơng, Đắk Tờ Kan, Đắk Sao, Đắk Long.

- P: Từ 2.200 - 2.400 mm, phân bố ở phía Bắc Kon Plông nhƣ Măng Bút, Tê Xanh (Tu Mơ Rơng), phía Bắc huyện Đắk Glei.

- P > 2.400 mm, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc huyện Tu Mơ Rông và Đông Bắc huyện Đắk Glei, thuộc vùng núi cao Ngọc Linh.

Từ bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm tác giả áp dụng cơng thức tính hệ số R theo Toxopeus nội suy và thành lập đƣợc bản đồ hệ số R nhƣ hình 3.2

Kết quả tính tốn hệ số R trung bình của tỉnh Kon Tum giao động từ dƣới 100 đến trên 160. Đƣợc thể hiện trong Bảng 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xói mòn đất phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất tỉnh kon tum (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)