Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xói mòn đất phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất tỉnh kon tum (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÓI MÕN ĐẤT

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN

2.1.6. Tài nguyên đất

Dự án điều tra, đánh giá thối hóa đất đầu kỳ tỉnh Kon Tum (2016 - 2017) đã xác định diện tích các loại đất của tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm đất với 16 loại đất theo hệ thống phân loại đất Việt Nam. Trong đó, nhóm đất phù sa (P) chiếm 1,56% DTTN; nhóm đất xám chiếm 0,50% DTTN; nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm tới 94,95% DTTN tồn tỉnh; nhóm đất dốc tụ chiếm 0,17% DTTN; ao, hồ, sông suối chiếm 2,81% DTTN.

Trên cơ sở hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO, năm 2005 Phân viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp miền Trung đã tiến hành điều tra, chỉnh lý bổ sung bản đồ đất tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1:100.000. Kết quả cho thấy, tỉnh Kon Tum có 7 nhóm đất chính với 26 đơn vị phụ. Các nhóm đất phù sa, đất xám và đất đỏ vàng có vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.3: Hệ thống phân loại đất tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1: 100.000

(Chi tiết tại phụ lục - bảng 1)

STT

HIỆU

TÊN ĐẤT VIỆT NAM TÊN THEO FAO-

UNESCO

DIỆN TÍCH (ha) (%)

I P ĐẤT PHÙ SA FLUVISOLS 8.526 0,88 II GL ĐẤT GLEY GLEYSOLS 2.001 0,21 III CM ĐẤT MỚI BIẾN ĐỔI CAMBISOLS 2.417 0,25 IV X ĐẤT XÁM ACRISOLS 898.295 93,44

V F ĐẤT ĐỎ Ferralsols 32.321 3,36 VI A ĐẤT MÙN ALIT NÚI CAO ALISOLS 6.865 0,71 VII E ĐẤT XĨI MỊN TRƠ SỎI

ĐÁ (ĐẤT TẦNG MỎNG)

Dystri-Lithic Leptosols 1.282 0,13

Sơng, suối, hồ 9.733 1,01

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 961.440 100,00

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung, 2005 [7]

Trong đó, nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 0,88% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa ngòi suối và phân bố phân tán trong không gian, chủ yếu ở một số thung lũng sơng thuộc Đắk Glei, phía Tây Bắc và phần trung lƣu của lƣu vực sông Đắk Tia và Đắk Tang thuộc huyện Tu Mơ Rông. Thƣợng lƣu sông Đắk Nghé, một số thung lũng sông thuộc huyện Kon Plông. Dọc thung lũng sơng Đắk Bla thuộc thành phố Kon Tum.

Nhóm đất gley (đất dốc tụ theo phân loại phát sinh của Việt Nam) có: 2.001 ha; chiếm 0,21% DTTN. Phân bố chủ yếu ở các thung lũng, các khu vực đồng bằng thấp xa sông, suối thuộc thành phố Kon Tum và các huyện Kon Plơng, Đắk Tơ, Đắk Hà, Sa Thầy.

Nhóm đất mới biến đổi là đơn vị đất có nguồn gốc từ đất phù sa, có diện tích 2,417 ha; chiếm 0,25% DTTN. Đất phân bố chủ yếu ở xung quanh thung lũng sông Đắk Bla - thành phố Kon Tum, huyện Sa Thầy và Đắk Hà.

Nhóm đất xám có 9 đơn vị đất (Soils Units) và 17 đơn vị phụ (Sub- Soils Units) phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, đây là nhóm đất có

diện tích lớn nhất với 898.295 ha; chiếm 93,44% DTTN. Phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, từ những dạng địa hình bằng thấp ven sơng suối, các bậc thềm khá bằng phẳng, các dạng đồi thấp thoải đến địa hình núi cao dốc. Nhóm đất xám có trong hầu hết các huyện của tỉnh; tập trung nhiều ở Đắk Glei, Kon Plơng, Đắk Tơ, Sa Thầy.

Nhóm đất đỏ có diện tích 32.321 ha; chiếm 3,36% DTTN, phân bố ở các huyện huyện Kon Plông, Đắk Tô, Sa Thầy, Đắk Glei và TP. Kon Tum.

Nhóm đất mùn alit núi cao (Alisols) có diện tích khoảng 6.865 ha; chiếm 0,71% DTTN, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao Ngọc Linh thuộc Đắk Glei và Tu Mơ Rơng.

Nhóm đất xói mịn trơ xỏi đá với diện tích 1.282 ha; chỉ chiếm 0,13% tổng DTTN. Chủ yếu phân bố ở phí Nam thành phố Kon Tum và Kon Plơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xói mòn đất phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất tỉnh kon tum (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)