CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5.2. Mục tiêu và các trở ngại trong truyền thông môi trường
a. Mục tiêu của truyền thông môi trường
Mục tiêu truyền thông cần được vận dụng một cách đa dạng, bao gồm [23]:
- Thông tin cho các đối tượng bị tác động biết tình trạng vấn đề mơi trường,
từ đó khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng vào việc tìm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương… vào các
chương trình, kế hoạch BVMT.
- Thương lượng hịa giải các xung đột mơi trường, khiếu nại, tranh chấp về
môi trường giữa các tổ chức trong cộng đồng.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động
BVMT, xã hội hóa cơng tác BVMT.
- Đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi hành vi một cách hiệu
quả hơn.
- Hỗ trợ đắc lực cho các công cụ quản lý môi trường. b. Các trở ngại trong công tác truyền thông môi trường
Một số trở ngại trong quá trình truyền thơng nói chung và truyền thơng mơi trường nói riêng (Bảng 3):
Bảng 3. Một số trở ngại trong truyền thông môi trường
Vấn đề Hậu quả Biện pháp khắc phục
Khác biệt về nhận thức, thái độ, cách diễn giải,… giữa truyền thông viên và đối tượng
Đối tượng không hiểu Nói ngắn gọn, ngơn từ đơn giản, đặt câu hỏi tạo điều kiện cho đối tượng phản hồi thông tin
của tuyên truyền viên không nhất quán
tưởng tuyên truyền viên
họa,… một cách nhất quán
Thông tin không phù hợp nhu cầu
Đối tượng không hào hứng nghe
Tìm hiểu nhu cầu
Thơng tin thiếu chính xác
Đối tượng hiểu sai Xác định vấn đề trình bày, chọn lọc thông tin, điều tra thông tin chưa rõ
Truyền thông viên có biểu hiện khơng tơn trọng đối tượng
Đối tượng phản ứng, thiếu hợp tác
Không áp đặt, tôn trọng ý kiến cá nhân, có thái độ thơng cảm
Bỏ qua quan tâm, quan điểm của đối tượng
Đối tượng không hứng thu nghe hoặc muốn chấm dứt trao đổi
Lắng nghe, liên hệ vấn đề muốn nói với vấn đề đối tượng quan tâm.
c. Các yêu cầu cơ bản của truyền thông môi trường Yêu cầu cơ bản đối với công tác truyền thông [8]:
Mục tiêu phải phù hợp với nhu cầu chính đáng và sát thực tế của cộng đồng.
Ngôn ngữ truyền thông phải dễ hiểu và hiểu đúng với cộng đồng.
Lặp lại nhiều lần.
Đa dạng hóa tối đa các phương tiện truyền thông.
Một số yêu cầu riêng của truyền thông môi trường [8]:
Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ môi trường.
Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được truyền thơng.
Truyền thơng mơi trường phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và mới hơn về hình thức.
Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hố, trình độ học vấn và kinh tế.
Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông và môi trường với các chương trình, dự án truyền thơng của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực lượng truyền thơng mơi trường tình nguyện.
2.3.5.3. Các bước xây dựng một chương trình truyền thơng mơi trường
Để xây dựng một chương trình truyền thơng môi trường hiệu quả cần huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tất cả các bước tiến hành của chương trình truyền thơng.
Chương trình truyền thơng được xây dựng bao gồm 8 bước [23] :
Bước 1. Phân tích tình hình và xác định vấn đề
Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thơng
Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông
Bước 4: Chọn lựa loại hình/ phương tiện truyền thơng
Bước 5: Thiết kế thông điệp
Bước 6: Tạo sản phẩm và thử nghiệm
Bước 7: Trình diễn, tiến hành hoạt động truyền thông
Bước 8: Giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông Bước 1. Phân tích tình hình và xác định vấn đề
Đây là bước quan trọng, quyết định hiệu quả công tác truyền thông, với mục tiêu thu thập thông tin cơ bản về chủ đề quan tâm tại địa phương trước khi quyết định sử dụng truyền thông để hỗ trợ giải quyết.
Một số câu hỏi cân nhắc:
Vấn đề gì cịn tồn tại? Vấn đề gì cần quan tâm ưu tiên? Ai có liên quan? Nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ yếu tạo nên vấn đề? Mức độ, quy mô vấn đề.
Nguyên nhân nào gây ra vấn đề có thể dùng truyền thơng để giải quyết ? Bước 2. Phân tích đối tượng truyền thơng
Xác định các nhóm đối tượng cần truyền thơng
Tiến hành phân tích Kiến thức, Thái độ, Hành vi của từng nhóm đối tượng đối với các vấn đề môi trường.
Một số câu hỏi gợi ý khi phân tích nhóm đối tượng cần được truyền thơng:
- Các nhóm đối tượng có liên quan? - Phân chia các nhóm đối tượng?
- Vấn đề mơi trường phát sinh từ mỗi nhóm đối tượng? - Các nhóm cơng cụ mơi trường để giải quyết các vấn đề? - Điều gì đã được thực hiện với các nhóm đối tượng? - Phản ứng của đối tượng?
- Sự tham gia của các nhóm đối tượng trong vấn đề môi trường? - Nhận thức của đối tượng về vấn đề môi trường?
- Thái độ/mong muốn/kỳ vọng của đối tượng về vấn đề môi trường? - Hành vi hiện tại của đối tượng với vấn đề môi trường?
- Các thơng tin khác về nhóm đối tượng
- Lựa chọn hoạt động truyền thơng đáng tin cậy cho nhóm mục tiêu? Bước 3. Xác định mục tiêu truyền thơng
Điều gì thay đổi ở đối tượng (nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) mà bạn cố gắng đạt được bằng kết quả truyền thông? Thay đổi thái độ, hành vi là 1 q trình cấn có thời gian và qua nhiều bước, mỗi bước cần có những thơng điệp và hỗ trợ khác nhau cho đối tượng. Quá trình thay đổi bao gồm:
- Chưa nhận thức được; - Có nhận thức;
- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng ; - Động viên thực hiện hành vi; - Thử nghiệm hành vi mới; - Duy trì và thành cơng.
Mục tiêu bao gồm những khía cạnh cơ bản: Đối tượng, địa điểm, thay đổi điều gì ở đối tượng, mức độ thay đổi, thời gian,…
Bước 4. Lựa chọn loại hình và phương tiện truyền thơng
Truyền thơng chủ yếu được phân loại gồm truyền thông đại chúng và liên cá nhân hoặc truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Các loại hình truyền thông khác nhau gắn với 3 cách thức tác động lên giác quan đối tượng:
Nghe: Loa truyền thanh, radio…
Nhìn: Sách hướng dẫn, áp phích, tờ rơi, báo, băng rơn, tranh ảnh,…
Nghe – nhìn: Tivi, ca kịch, cổ động, thuyết trình/giảng bài/họp/thảo luận nhóm, tiếp xúc cá nhân, thi đố vui.
Lưu ý: Chọn loại hình truyền thơng thích hợp với đối tượng. Khuyến khích các loại hình truyền thơng dễ tiếp cận được tại địa phương. Các loại hình truyền thơng khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau.
Bước 5. Thiết kế thông điệp
Phương pháp tiếp cận khi thiết kế: Có 3 phương pháp tiếp cận trong thiết kế thơng điệp: Nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Nguyên tắc trong thiết kế thông điệp:
- Ngắn, dễ dàng hơn để nhớ.
- Đơn giản, loại bỏ chi tiết không cần thiết.
- Phổ biến – Chắc chắn mọi người đều biết đến và mong muốn tham gia. - Chính xác, đáng tin cậy và đảm bảo thuyết phục đối tượng – yếu tố quan trọng để tạo nên tính hiệu quả của thơng điệp.
Hiệu quả dự kiến của thông điệp:
- Tăng cường, củng cố thái độ và hành vi tích cực. - Thay đổi quan điểm, suy nghĩ tiêu cực.
- Thay đổi hành vi bằng cách khuyến khích cộng đồng suy nghĩ tích cực và huy động sự cùng tham gia.
Bước 6. Tạo sản phẩm và thử nghiệm
- Lên kế hoạch chi tiết để sản xuất và xác định “tính thời điểm” khi đưa ra các sản phẩm truyền thơng như pano, áp phích, tài liệu, tác phẩm, sân khấu hóa, chương trình truyền hình… vào thực tiễn.
- Kết hợp nhiều loại hình sản phẩm truyền thông.
- Huấn luyện cho những người tham gia vào q trình truyền thơng.
- Chuẩn bị tốt nội dung, thiết kế để sản phẩm đảm bảo tính hấp dẫn và gây được ấn tượng.
- Chú ý về địa điểm sản xuất để khoảng cách vận chuyển đến địa điểm trình diễn là ngắn nhất.
Trước khi trình diễn chính thức một bài nói chuyện, một tiết mục sân khấu hóa hoặc các sản phẩm truyền thơng … cần trả lời những câu hỏi sau:
- Có dễ tiếp thu (nghe, nhìn,…), dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, đáng tin cậy và tác động lên đối tượng về K-T-H không?
- Có thể gây hiểu lầm khơng? - Có trở ngại gì khi áp dụng thực tế?
Thử nghiệm sản phẩm truyền thông: Thử nghiệm sản phẩm truyền thông trước khi sản xuất nhằm xác định:
- Sản phẩm/thơng điệp truyền thơng có hiệu quả như mục tiêu khơng? - Có tiết kiệm thời gian, chi phí khơng?
- Sản phẩm có phù hợp về văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng địa phương khơng? - Đối tượng được truyền thơng có hiểu đúng mục tiêu khơng?
- Sản phẩm có đảm bảo độ tin cậy và được chấp nhận khơng?
- Có thể tác động vào nhận thức để thay đổi hành vi của đối tượng không? Nên thử nghiệm ngay tại vùng dự án, với chính các đối tượng liên quan, ở phạm vi hẹp tới rộng.
Bước 7: Trình diễn, tiến hành hoạt động truyền thơng
- Xác định thời gian trình diễn phù hợp đối với từng hoạt động, phương tiện và đối tượng truyền thơng
- Kết hợp trình diễn/phát sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thơng - Trình diễn/phát sóng liên tục hình tạo những sự kiện mang tính “giai đoạn” - Huy động tối đa sự tham gia của cơ quan truyền thông đại chúng bằng việc sử dụng nguyên liệu đầu vào – những sản phẩm truyền thơng đã được trình diễn/phát sóng
Bước 8: Giám sát và đánh giá hiệu quả truyền thông
Bước 8 nhằm mục tiêu đánh giá kết quả đạt được đối chiếu với mục tiêu đề ra. Thơng tin thu được từ hoạt động đánh giá có thể được sử dụng để cải thiện các chương trình truyền thông trong thời gian kế tiếp.
Thiết kế tốt mục tiêu truyền thông, ta đã hồn thành ½ việc lập kế hoạch giám sát và đánh giá.
2.3.5.4. Một số lỗi cơ bản trong thiết kế chương trình truyền thơng
- Lỗi trong xác định nhóm đối tượng mục tiêu: Đơi khi truyền thơng viên tiếp cận nhóm đối tượng khơng phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của chương trình.
- Lỗi trong xác định mục tiêu truyền thông: Thông thường, truyền thông viên cố gắng cung cấp các thơng tin sẵn có về một vấn đề mơi trường nhất định cho các nhóm mục tiêu, mặc dù những thơng tin đó có thể khơng phải lúc nào cũng cần thiết để thay đổi hành vi. Đơi khi, để truyền thơng đạt hiệu quả có thể hướng đến tiếp cận cảm xúc, tình cảm thay vì cố gắng thay đổi thái độ và nhận thức.
- Lỗi trong khi thiết kế các thông điệp: Thông thường khi thiết kế chú trọng nhiều đến hiệu ứng hình ảnh, ít hoặc khơng nhấn mạnh nhiều đến khẩu hiệu và nội dung thông điệp. Đôi khi những câu hỏi được đặt ra không hợp lý hoặc những lập luận được sử dụng không phù hợp với mong đợi của nhóm đối tượng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông.
- Lỗi trong lựa chọn chiến thuật và các kênh truyền thông: Cần lựa chọn các phương tiện phù hợp để truyền thông điệp qua một đối tượng mục tiêu. Thông thường, truyền thông viên chủ động sử dụng các tài liệu và phương tiện truyền thông phổ biến trong khi có nhiều cách hiệu quả và thuyết phục hơn để truyền thông.
- Lỗi trong tổ chức truyền thông hiệu quả: Kết quả của quá trình tổ chức truyền thơng thường bị qn đưa vào báo cáo. Những kết quả và đánh giá hoạt động truyền thơng lần tổ chức trước sẽ góp phần cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động truyền thông sau.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm làng nghề tái chế nhơm Bình n 3.1. Đặc điểm làng nghề tái chế nhơm Bình n
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề Bình Yên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Yên là làng nghề sản xuất tái chế nhơm, có diện tích là 16 ha với 570 hộ gia đình, dân số 1950 khẩu.
Làng Bình Yên thuộc địa phận của xã Nam Thanh, huyện Nam trực, tỉnh Nam Định :
- Phía Bắc giáp với xã Nam Hồng, huyện Nam Trực
- Phía Nam giáp với thơn Phú Cường, Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Đơng giáp với thơn Trung Thắng, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Tây giáp với xã Nam Lợi, huyện Nam Trực
Hình 2. Bản đồ vị trí thơn Bình n, xã Nam Thanh, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Làng nghề Bình Yên nằm trong vùng đồng bằng thấp trũng của xã Nam Thanh huyện Nam trực, là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 240C, tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 với nhiệt độ
trung bình từ 16 – 170C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 290C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, hàng năm địa phương thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.
Xã Nam Thanh nằm cạnh sông Nam Ninh Hải nên thuận lợi cho việc tưới tiêu nơng nghiệp và điều hịa khí hậu địa phương. Hệ thống ao, hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ngồi ra cịn có hê thống kênh mương trong xã làm nhiệm vụ cấp thốt nước cho nơng nghiệp.
Đất tại khu vực làng nghề Bình Yên chủ yếu là đất phù sa, phù hợp cho trồng lúa và hoa màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng. Thảm thực vật tự nhiên của khu vực làng Bình Yên nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng như : lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực miền đồng, một phần ít rải rác trong khu dân cư. Những năm gần đây, cùng với việc đơ thị hóa nơng thơn, cây xanh cũng dần biến mất. Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường.
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội A. Điều kiện kinh tế
Làng nghề Bình Yên mới được hình thành trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất thuần nông sang phát triển nông nghiệp kết hợp với các hoạt động sản xuất công nghiệp từ năm 1989. Ban đầu chỉ có 4 hộ chế tạo các loại chậu, xoong nhôm với nguyên liệu nhôm cán được nhập về từ Vân Chàng hoặc Bắc Ninh. Hiện nay số lượng các hộ gia đình tham gia sản xuất nhơm lên đến 269 hộ, trong đó có 86 hộ cơ đúc nhơm; 161 hộ cán kéo và tạo hình; 22 hộ thuộc các loại hình phụ khác [9].
Để tạo được sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, người thợ làng nghề Bình Yên đã tập trung đầu tư công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín và tiếp thị mở rộng thị trường. Do nghề sản xuất đồ nhôm gia dụng phải sử dụng