Hình 10. Áp phích bảo vệ mơi trường
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
SỔ TAY
3.3.5.3. Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện về bảo vệ môi trường
Yêu cầu đặt ra với người dân làng nghề khi tham gia BVMT là cộng đồng cần phát huy quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung và BVMT nói riêng. Cộng đồng cần chủ động tham gia đóng góp ý kiến cho q trình soạn thảo các văn bản, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về BVMT làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mình. Trực tiếp tham gia, hỗ trợ chính quyền trong việc giám sát thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Điều cốt yếu nhất để người dân làng nghề có thể thực hiện quyền tự chủ của mình là cộng đồng phải có nhận thức, hiểu biết nhất định, nói cách khác đó là một cộng đồng có tri thức. Để làm được điều này, một chương trình nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng cần phải được xây dựng và thực hiện là điều kiện tiên quyết. Chương trình giáo dục cộng đồng cần thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng trong cộng đồng. Các chương trình này cần hướng tới sự hình thành các quyền và nghĩa vụ của công dân, làm họ hiểu được lợi ích, giá trị, phương pháp tham gia vào các hoạt động tiến hành trong quản lý môi trường. Các chương trình giáo dục cần linh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau phù hợp với trình độ người dân. Nội dung giáo dục cần phổ biến bao gồm: Luật BVMT, các văn bản chính sách về BVMT làng nghề; hoạt động sản xuất của làng nghề và những tác động tới sức khỏe người dân; các loại phí mơi trường bắt buộc và các quy định sử phạt; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải; Các cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan tới đổi mới cơng nghệ,…
Chương trình tập huấn BVMT cho làng nghề Bình Yên bao gồm: - 1 lớp tập huấn cho đoàn thanh niên
- 1 lớp tập huấn cho Hội phụ nữ
- 1 lớp tập huấn cho giáo viên mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở - 2 lớp cho các hộ dân tại làng nghề Bình Yên
Với mỗi đối tượng cần có cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với nhu cầu, sự quan tâm của đối tượng tới vấn đề mơi trường. Ví dụ Hội phụ nữ có thể quan tâm nhiều hơn tới các ảnh hưởng của ô nhiễm tới con cái, khả năng sinh sản. Các hộ sản xuất quan tâm hơn tới các giải pháp giúp họ tiết kiệm tiền, nhiên liệu,… Ban tổ chức có thể cung cấp nhiều thông tin về môi trường thông qua các buổi tập huấn để thực hiện mục tiêu của mình nhưng điều quan trọng là hãy chú ý tới nhu cầu, mối quan tâm của học viên, của người nghe. Hiện nay có nhiều truyền thơng viên chỉ tập trung nói những gì mình có, thay vì nói những điều học viên muốn nghe. Điều quan trọng là ta cần tìm hiểu đối tượng đang ở mức khó khăn nào để có thể tác động phù hợp:
Nếu đối tượng chưa được nghe, hãy tìm cách cho đối tượng nghe được đầy đủ thơng tin những điều bạn cần nói trước khi yêu cầu đối tượng hiểu đúng
Nếu đối tượng chưa hiểu, hãy tìm cách làm đơn giản hóa thơng tin, thay đổi cách trình bày,… để đối tượng có thể hiểu được trước khi yêu cầu đối tượng chấp thuận.
Nếu đối tượng chưa chấp thuận, hãy tìm cách thuyết phục, vận động để đối tượng chấp thuận theo quan điểm của bạn trước khi yêu cầu đối tượng thực hiện hành vi mới.
Nếu đối tượng chưa thực hiện hành vi mới, hãy tìm hiểu tại sao đối tượng khơng áp dụng để tìm cách tác động kịp thời bằng các cơng cụ hỗ trợ (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật,..) trước khi hỏi tại sao đối tượng khơng duy trì.
Tài liệu truyền thơng:
Cuốn sổ tay Ơ nhiễm mơi trường – Những điều bạn cần biết được tác giả
luận văn xây dựng với mục đích phục vụ cho chương trình truyền thơng mơi trường
tại làng nghề Bình Yên (Trình bày cụ thể tại phần phụ lục của Luận văn). Cuốn sổ
tay có thể dùng để làm tài liệu sử dụng trong các lớp tập huấn tại làng nghề Bình Yên và để làm tài liệu cho học sinh. Nội dung cuốn sách bao gồm những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường cho mọi người. Sổ tay được xây dựng với yêu cầu từ ngữ đơn giản, dễ
hiểu, nhiều hình minh họa để phù hợp với đối tượng truyền thông là người dân làng nghề. Bên cạnh đó, cuốn sổ tay cũng dành 1 phần để nói về các nội dung chính của thơng tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
Bảng 10 . Các nội dung chính của chương trình tập huấn
Đối tượng Nội dung tập huấn
Các hộ sản xuất tại làng nghề Bình Yên
- Ơ nhiễm mơi trường: Nguồn gốc, tác nhân gây ô nhiễm, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế nhôm tới sức khỏe con người.
- Truyền thông về 1 số ảnh hưởng của sản phẩm nhôm tái chế (nồi, xong,chảo,…) tới người tiêu dùng.
- Giới thiệu về các mơ hình xử lý chất thải như Nước thải, khí thải, chất thải rắn đã được triển khai thí điểm tại làng nghề Bình Yên trong thời gian qua.
- Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất sạch, an toàn lao động và bảo vệ môi trường giữa các hộ sản xuất; giữa chuyên gia và người dân - Nội dung chính của thơng tư 46/2011/TT-BTNMT
- Đi thăm quan mơ hình xử lý khí thải và mơ hình xử lý chất thải nguy hại (xỉ nhơm) tại làng nghề Bình n.
Hội phụ nữ - Kiến thức chung về ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do tái chế nhôm tới phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tới thai nhi và trẻ em
- Các giải pháp tiết kiệm, tái chế rác, xử lý rác thải để giữ gìn vệ sinh mơi trường
cho làng nghề Bình Yên vào các hoạt động của hội phụ nữ. - Nội dung Thơng tư 46/2011/TT-BTNMT
Đồn thanh niên
- Kiến thức chung về ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế tới các đối tượng trong độ tuổi sinh sản
- Các giải pháp bảo vệ mơi trường cho làng nghề Bình n
- Hướng dẫn lập kế hoạch lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường cho làng nghề Bình n vào các hoạt động của đồn thanh niên - Nội dung Thông tư 46/2011/TT-BTNMT
Giáo viên - Hiện trạng ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề Bình Yên - Ảnh hưởng của hoạt động tái chế nhôm tới sức khỏe trẻ em - Tập huấn cho giáo viên về lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường làng nghề tái chế nhôm vào giáo dục ở trường học
- Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi trường cho học sinh
Các phật tử - Nguồn gốc của ô nhiễm mơi trường tại làng nghề Bình n - Ảnh hưởng của ô nhiễm do hoạt động tái chế nhôm tới sức khỏe của người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai
- Khơi dậy tình u thiên nhiên, mơi trường
- Tập trung chủ yếu vào giáo lý dun khởi. Ơ nhiễm mơi trường là nguồn gốc gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe con người tại làng nghề Bình Yên.
3.3.5.4. Cuộc thi vẽ tranh môi trường cho học sinh
Đây là một hoạt động nhỏ, xét về kinh phí, nhưng nó có thể có tác động lớn đến suy nghĩ của người dân làng nghề khi họ ý thức được các hoạt động gây ô nhiễm đang từng ngày lấy đi môi trường sống trong lành, tươi vui của chính con cái mình.
Dưới hình thức cuộc thi vẽ tranh, chương trình truyền thơng sẽ thu hút trẻ em và giáo viên vào một quá trình tư duy quan trọng về bảo vệ mơi trường tại địa phương. Tranh vẽ của trẻ em, cùng với một đoạn văn ngắn và đơn giản giải thích làm thế nào để thành viên trong cộng đồng có thể bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày của họ, tất cả được in dưới hình thức của áp phích và được trưng bày rộng rãi tại làng nghề
Hình 13. Học sinh vẽ tranh mơi trường
Chuẩn bị:
Sau khi thống nhất với trường, cần tổ chức một buổi họp với hiệu trưởng và các giáo viên nhằm giải thích về mục đích của hoạt động. Chương trình truyền
thơng cũng đã xây dựng sổ tay Ơ nhiễm mơi trường – Những điều bạn cần biết để
các giáo viên có thể sử dụng nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường, rác thải, vệ sinh, nguồn nước,. Giáo viên chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu và thảo luận về các nội dung bảo vệ môi trường với học sinh. Học sinh cần hiểu được những vấn đề mơi trường quan trọng nhất của địa phương, nó có ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên trong cộng đồng, cần làm gì để bảo vệ mơi trường.
Tổ chức: Có một số cách khác nhau để tổ chức cuộc thi vẽ, tùy thuộc vào nguồn lực có được (kinh phí và thời gian): Mọi học sinh các lớp tham gia; Mỗi lớp lựa chọn một số thành viên tham gia; Số lượng có giới hạn các lớp được lựa chọn tham gia,…
Sự tham gia là tự nguyện và trẻ em cần được thông tin rõ ràng về việc những tranh vẽ của chúng được sử dụng như thế nào và chúng có đóng góp quan trọng gì vào việc nâng cao nhận thức về mơi trường trong cộng đồng. Có một số chủ đề để vẽ như môi trường sống sạch sẽ và vệ sinh; Nguồn nước; Rác thải;…
Cuộc thi nên được tổ chức trong khoảng 1,5-2 giờ. Giấy vẽ và bút chì màu sử dụng phải là loại có chất lượng tốt để đảm bảo kết quả tốt.
Lựa chọn người đoạt giải:
Cần thành lập một ban giám khảo cuộc thi, gồm 4-5 thành viên (đại diện của xã, trường học…). Nên có những tiêu chí rõ ràng làm thế nào để lựa chọn người đoạt giải của cuộc thi, như điểm kỹ năng vẽ và hiều biết về chủ đề.
Tùy vào số lượng người tham gia, những người đoạt giải có thể được lựa chọn theo các nhóm khác nhau (độ tuổi, chủ đề…) hoặc giữa những người tham gia. Những người đoạt giải sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ và những trẻ em tham gia đều nhận được một giấy chứng nhận về sự tham gia của mình.
Xây dựng các áp phích: Các áp phích có thể có những thiết kế khác nhau. Điều quan trọng là tranh vẽ và những thông điệp về bảo vệ môi trường là rõ ràng. Áp phích cần được in trên một loại giấy đặc biệt không thấm nước. Thường thi các nhà in đặc biệt có thể cung cấp loại áp phích này. Sau đó, các áp phích được đặt ở những nơi công cộng, trong
trường học và tại lối vào làng nghề. Hình 14. Ápphích tranh vẽ của học sinh Phụ trách đồn, đội tại trường có thể xây dựng câu lạc bộ Em u làng nghề Phụ trách đồn, đội tại trường có thể xây dựng câu lạc bộ Em yêu làng nghề Bình n để học sinh có thể tìm hiểu, tổ chức và tham gia các hoạt động BVMT.
3.3.5.5. Tổ chức ra quân vì con đường màu xanh
Từ rất lâu, con đường dẫn vào làng nghề Bình n khơng có cây xanh mà chỉ là những bãi đất trống để người dân đổ xỉ thải từ q trình tái chế nhơm. Theo quan sát của tác giả luận văn, nhiều cánh đồng ven đường không cấy lúa được do ô nhiễm, con sông nhỏ dọc ven đường cũng ô nhiễm nghiêm trọng do xỉ thải đổ ven đường bị nước mưa chảy tràn kéo trôi xuống sông. Theo phản ảnh của người dân, vào mùa hè, đi trên đường làng Bình n ln thấy khó thở vì mùi xỉ thải nóng bốc lên.
Để góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng như hạn chế các khoảng ven đường trống người dân có thể đổ xỉ thải, chương trình truyền thơng đề xuất tổ chức buổi ra quân vì con đường màu xanh. Nội dung buổi ra quân được trình bày tại bảng 11.
Bảng 11. Nội dung buổi ra quân vì con đường màu xanh
Nội dung Các kêt quả mong đợi Địa điểm tổ chức Người chịu trách nhiệm Hỗ trợ từ phía dự án - Thu gom rác, xỉ thải 2 bên đường vào làng, đổ vào nơi quy định. -Dọn dẹp đường xóm - Trồng 100 cây xanh 2 bên đường vào làng - Trồng 100 cây xanh tại các - Có 200 người tham gia, bao gồm tất cả các đồn thể địa phương: Hộ gia đình, đồn thanh niên, học sinh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, phật giáo,… - Con đường vào làng khơng cịn là các bãi đất trống để người dân đổ thải bừa bãi.
- Người dân tham gia
Tại đường vào làng Bình n -Trưởng thơn Bình n - Bí thư đồn thanh niên - Tổng phụ trách học sinh - Chủ tịch Hội phụ nữ. - 200 cây xanh - Thuê xe chở xỉ thải, rác vào nơi quy định.
đường xóm trong làng.
giám sát, bảo vệ đường làng để nơi đây khơng cịn hiện tượng đổ xỉ thải bừa bãi.
3.3.6. Đánh giá chương trình truyền thơng môi trường Các câu hỏi cần cân nhắc khi đánh giá:
Các nhóm đối tượng mục tiêu được tiếp cận thơng tin?
Thông điệp đã được chuyển tải chính xác trên các phương tiện thơng tin đại chúng?
Mọi người có hiểu được thơng điệp?
Những phản ứng từ chương trình?
Kế hoạch truyền thông trong thời gian tới?
Đánh giá sản phẩm truyền thơng
Tuy thuộc vào loại hình truyền thông mà đề xuất các nội dung đánh giá khác nhau nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm.
Ví dụ 1. Gợi ý về đánh giá áp phích
Che chữ trên áp phích để người xem chỉ góp ý trên hình ảnh và đặt câu hỏi:
Hãy nói xem bạn thấy gì trong bức tranh và khiến bạn liên tưởng tới điều gì?
Về những người trong bức tranh, họ là ai? Bạn nghĩ họ đang làm gì?
Bạn có nghĩ áp phích này u cầu bạn làm điều gì cụ thể khơng? Đó là điều gì?
Khơng che chữ, hãy đặt câu hỏi:
Những từ nào khiến bạn không hiểu?
Bằng ngơn ngữ của bạn hãy cho biết áp phích nói lên điều gì?
Điều gì trong bức tranh khiến bạn bối rối hoặc có thể “xúc phạm” những người khác khơng?
Điều gì trong áp phích khiến bạn khơng thích?
Bạn nghĩ điều gì có thể làm cho áp phích tốt hơn?
Có nhiều phiên bản áp phích, hãy đặt câu hỏi trên từng phiên bản, sau đó hỏi họ: Phiên bản áp phích nào bạn thích nhất? Tại sao?
Ví dụ 2: Đánh giá tài liệu trực quan
Theo thanh điểm từ 1 tới 5, phân loại mức độ đáp ứng tài liệu với cá tiêu chí sau (1: Khơng đáp ứng, 5: Hồn tồn đáp ứng):
Bảng 12. Tiêu chí đánh giá tài liệu truyền thơng
Tiêu Chí 1 2 3 4 5
1. Trình bày chủ đề cụ thể 2. Nội dung dễ hiểu
3. Màu sắc và hình ảnh minh họa hấp dẫn, phù hợp với nội dung chủ đề
4. Thông điệp mục tiêu
5. Thông tin rõ ràng, dễ tiếp thu
6. Tài liệu thông chứa những yếu tố không cần thiết 7. Hình thức trình bày tài liệu tạo ra các tác động trực quan tốt
8. Tài liệu dễ mang và di chuyển
9. Tài liệu được biên soạn khuyến khích trao đổi và thảo luận
Tổng cộng X
Nếu tổng cộng: X= 40-45 : Sử dụng tài liệu